Double Test và Triple Test đều là hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn nhằm phát hiện nguy cơ dị tật thai nhi. Nếu thai phụ đang quan tâm nên thực hiện sàng lọc nào trong hai xét nghiệm sinh hóa này, hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết Double Test và Triple Test là gì trong bài viết dưới đây.

Double Test và Triple Test là gì?

Double Test và Triple Test đều là hai xét nghiệm trước sinh không xâm lấn, kết hợp với siêu âm để đánh giá nguy cơ thai nhi bất thường nhiễm sắc thể. Double Test có thể được thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên, từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Trong khi đó, Triple Test thường được thực hiện trong tam cá nguyệt thứ hai, từ tuần thứ 15 đến tuần thứ 20 của thai kỳ.

Hai xét nghiệm đều lấy mẫu máu của người mẹ để sàng lọc dị tật thai nhi.
Hai xét nghiệm đều lấy mẫu máu của người mẹ để sàng lọc dị tật thai nhi.

Double Test đo lường nồng độ PAPP-A và free beta hCG trong máu mẹ, kết hợp với đo độ mờ da gáy để đánh giá nguy cơ thai nhi bất thường nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down), hội chứng trisomy 18 và hội chứng trisomy 13.

Nếu mẹ bầu chưa thực hiện xét nghiệm trong ba tháng đầu thai kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm ba chất AFP (Alpha Fetoprotein), hCG ( Human Chorionic Gonadotropin), uE3 (unconjugated Estriol) vào ba tháng thứ hai của thai kỳ. Xét nghiệm này được gọi là Triple Test.

Bên cạnh sàng lọc bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Edwardshội chứng Patau, Triple còn có thể sàng lọc dị tật hở ống thần kinh.

Cần lưu ý rằng cả hai xét nghiệm Double Test và Triple Test đều là xét nghiệm sàng lọc, không phải xét nghiệm chẩn đoán. Nếu phát hiện nguy cơ cao thai nhi bị dị tật, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm đánh giá chính xác hơn là chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Xét nghiệm Double Test và Triple Test khác nhau như nào?

Double Test hay Triple Test đều là hai xét nghiệm sàng lọc trước sinh áp dụng phương pháp sinh hóa miễn dịch. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện và mục đích của hai xét nghiệm này vẫn có sự khác biệt.

Thời điểm thực hiện và các chỉ số đo lường của hai xét nghiệm khác nhau.
Thời điểm thực hiện và các chỉ số đo lường của hai xét nghiệm khác nhau.

Tham khảo bảng so sánh xét nghiệm Triple Test và Double Test dưới đây.

Tiêu chí

Xét nghiệm Double Test

Xét nghiệm Triple Test

Thời điểm thực hiện

Tuổi thai từ tuần thứ 11 – 14 của thai kỳ

Tuổi thai từ tuần thứ 15 – 20 của thai kỳ

Mục đích

Đánh giá nguy cơ thai nhi mắc 3 dị tật nhiễm sắc thể phổ biến như Down (trisomy 21), Edward (trisomy 18), Patau (trisomy 13)

Đánh giá nguy cơ mắc 3 dị tật nhiễm sắc thể phổ biến như Down (trisomy 21), Edward (trisomy 18), Patau (trisomy 13) và dị tật ống thần kinh

Các chỉ số đo lường

  • Free β-hCG: Một hormone do nhau thai sản xuất.
  • PAPP-A (Pregnancy-Associated Plasma Protein A): Một loại protein liên quan đến thai kỳ
  • hCG (Human Chorionic Gonadotropin): Một hormone do nhau thai sản xuất.
  • AFP (Alpha-Fetoprotein): Một loại protein do thai nhi sản xuất, mức cao có thể chỉ ra dị tật ống thần kinh.
  • Estriol: Một loại estrogen do cả thai nhi và nhau thai sản xuất, mức bất thường có thể gợi ý nguy cơ mắc hội chứng Down.

Đối tượng nên làm Double Test và Triple Test

Xét nghiệm Double Test và Triple Test đều được Bộ Y tế khuyến khích thực hiện trên tất cả phụ nữ mang thai để sàng lọc dị tật thai nhi trong thai kỳ, đặc biệt nhóm đối tượng nằm ở nhóm nguy cơ cao.

Bộ Y tế khuyến khích nên thực hiện sàng lọc trước sinh cho tất cả phụ nữ đang mang thai, đặc biệt nhóm nguy cơ cao.
Bộ Y tế khuyến khích nên thực hiện sàng lọc trước sinh cho tất cả phụ nữ đang mang thai, đặc biệt nhóm nguy cơ cao.

Những đối tượng thực hiện xét nghiệm bao gồm:

  • Tất cả phụ nữ mang thai, đặc biệt mẹ bầu từ 35 tuổi trở lên.
  • Thai phụ có tiền sử thai lưu, sảy thai, từng sinh con mắc dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ nhiễm virus khi mang thai.
  • Kết quả siêu âm bất thường, ví dụ độ mờ da gáy cao.
  • Có tiền sử gia đình bị bất thường nhiễm sắc thể.

Thai phụ nên làm Double Test hay Triple Test?

Xét nghiệm Double Test và Triple Test đều được thực hiện để phát hiện những dị tật thai nhi. Hiện nay, bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện sớm các xét nghiệm dị tật để theo dõi và có những can thiệp y khoa kịp thời. Vậy nên các xét nghiệm từ ba tháng đầu thai kỳ như Double Test và NIPT được ưu tiên tiên thực hiện hơn.

Mỗi xét nghiệm được thực hiện vào thời điểm khác nhau của thai kỳ.
Mỗi xét nghiệm được thực hiện vào thời điểm khác nhau của thai kỳ.

Mặc dù được thực hiện sớm, mục đích của Double Test chỉ bao gồm ba bất thường nhiễm sắc thể phổ biến là hội chứng Down, Edwards và Patau. Ngoài ra, mẹ bầu cần kết hợp thêm đo độ mờ da gáy để tăng độ chính xác của việc phát hiện nguy cơ cao hoặc nguy cơ thấp thai nhi dị tật bẩm sinh.

Trong khi đó, Triple Test lại mở rộng thêm dị tật ống thần kinh. Nếu cha mẹ có nhu cầu sàng lọc bệnh liên quan đến ống thần kinh, việc thực hiện Triple Test sẽ đánh giá được nguy cơ thay vì chỉ sàng lọc bất thường tam nhiễm sắc thể như Double Test.

Gia đình nên lựa chọn xét nghiệm sớm để phát hiện các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể.
Gia đình nên lựa chọn xét nghiệm sớm để phát hiện các hội chứng bất thường nhiễm sắc thể.

Nếu có điều kiện, thai phụ có thể thực hiện cả hai xét nghiệm để có cái nhìn toàn diện hơn về sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng nên được thảo luận với bác sĩ sản khoa để đảm bảo phù hợp với tình trạng cụ thể của mỗi thai phụ.

Đặc biệt, cả hai xét nghiệm này đều là xét nghiệm sàng lọc trước sinh với mục đích tầm soát nguy cơ thai nhi bất thường nhiễm sắc thể. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nguy cơ cao thai nhi bị dị tật, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm chẩn đoán như chọc ối để đánh giá chính xác và có sự chăm sóc thai nhi tốt hơn.

Gói xét nghiệm NIPT 4 giá chỉ 2100K

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Trong bài viết lần này, Diag đã chia sẻ Double Test và Triple Test là gì. Đây đều là hai phương pháp sàng lọc bất thường di truyền bằng cách lấy mẫu máu của thai phụ mang đi xét nghiệm. Hiện nay, bộ Y tế khuyến khích tất cả thai phụ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh bên cạnh khám thai định kỳ nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp bất thường.