Đau nửa đầu khi mang thai nói chung và đau nửa đầu phải khi mang thai nói riêng là tình trạng phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu thường là do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống,…Nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Nguyên Nhân Đau Nửa Đầu Phải Khi Mang Thai
Phụ nữ mang thai mắc chứng đau nửa đầu phải thường là do các nguyên nhân như:
- Thay đổi hormone trong cơ thể gây nên các triệu chứng như: đau nửa đầu, đau nhói đầu kèm theo buồn nôn, nôn. Đây thường là nguyên nhân dẫn tới đau nửa đầu khi mang thai 3 tháng đầu.
- Ăn uống thiếu chất và không đúng bữa dẫn tới hạ đường đường huyết khiến cơn đau nửa đầu xuất hiện.
- Nếu phụ nữ có thai sử dụng cafe, đồ uống có chất kích thích, thức khuya, ngủ không đủ giấc,…
- Không uống đủ nước
- Căng thẳng, lo lắng, áp lực, mệt mỏi, suy nghĩ nhiều trong thời gian mang thai khiến máu lên não đột ngột khiến mẹ bầu bị đau nửa đầu.
Nếu xuất hiện tình trạng đau nửa đầu khi mang thai kết hợp với các triệu chứng như: thay đổi thị giác, nước tiểu bất thường, gan, thận có biểu hiện bất thường thì đó có thể là triệu chứng của tiền sản giật. Cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Cách Làm Giảm Chứng Đau Nửa Đầu Phải Khi Mang Thai
Tình trạng đau nửa đầu phải khi mang thai có thể thuyên giảm nếu áp dụng những cách dưới đây:
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể bổ sung nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước canh rau củ. Hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nước uống chứa nhiều đường, đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 10 tiếng mỗi ngày, phòng ngủ thoáng đãng và yên tĩnh sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Ngoài ra, không nên kéo dài giấc ngủ trưa quá 1 tiếng sẽ khiến bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi khi thức dậy.
- Sử dụng khăn mát đắp lên đầu khi nghỉ ngơi là một trong những cách trị nhức đầu cho mẹ bầu khá hiệu quả.
- Chườm túi nóng lên vùng thái dương, vùng cổ giúp những cơn đau nửa đầu phải khi mang thai giảm bớt.
- Tắm bằng nước ấm.
Bổ sung đầy đủ chất trong các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu sắt như: bông cải xanh, rau chân vịt, mía để máu lưu thông lên não tốt hơn.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không nên suy nghĩ nặng nề các vấn đề, hạn chế làm những công việc quá căng thẳng trong giai đoạn này.
- Tập luyện với các động tác nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền, đi bộ,…để cơ thể được vận động, giảm áp lực và thoải mái hơn.
- Sử dụng một số loại thảo dược như: hoa cúc trắng,…Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đối với những trường hợp đau nửa đầu phải khi mang thai kéo dài bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị. Người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc đau đầu nếu không được sự cho phép của bác sĩ.
Đau nửa đầu phải khi mang thai mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài và đi kèm các triệu chứng sốt cao, buồn nôn, chóng mặt,…thì cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không được chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm khác.
Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.