Sán lá gan là một bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa khá phổ biến hiện nay. Xét nghiệm sán lá gan là phương pháp hiệu quả để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này. Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường liên quan đến bụng, các bệnh giun sán, bệnh gan,…Người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. Bệnh nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể.

Tổng Quan Về Bệnh Sán Lá Gan

Bệnh sán lá gan là một trong những căn bệnh phổ biến ở người. Bệnh do sán lá gan – một loại ký sinh trùng sống ký sinh trên động vật như: trâu, bò, dê,…xâm nhập vào cơ thể  thông qua đường tiêu hóa và gây bệnh.

Bệnh sán lá gan là bệnh một loại ký sinh trùng sống ký sinh trên động vật như: trâu, bò, dê,…xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa và gây bệnh

Bệnh được chia thành 2 loại là: sán lá gan nhỏsán lá gan lớn. Hai loại bệnh này thường phân bố và gây bệnh theo địa lý. Cụ thể như sán lá gan nhỏ thường xuất hiện tại các tỉnh như: Ninh Bình, Nam Định, Phú Yên, Bình Định,…Trong khi bệnh sán lá gan lớn lại xuất hiện nhiều ở khu vực Tây Nguyên và miền Trung. Sán lá gan ở người không lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành.

Nguyên nhân mắc bệnh sán lá gan

Những người mắc bệnh sán lá gan nhỏ thường ăn các món gỏi, các món chế biến từ cá sống. Người mắc bệnh sán lá gan lớn thường ăn các loại rau trồng dưới nước như: rau cần, cải xoong, ngó sen, rau ngổ, uống nước lã,…có chứa nang trứng hoặc chứa ấu trùng sán.

Ấu trùng và nang trứng của sán lá gan tồn tại trong thực phẩm và nguồn nước bẩn, chưa nấu chín. Chính vì thế khi sử dụng những thực phẩm này sẽ khiến chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Khi tới dạ dày, tá tràng chúng tách vỏ và di chuyển theo máu để đến gan ký sinh và gây bệnh.

Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh sán lá gan

Khi mắc bệnh sán lá gan, tùy thuộc vào sán lá gan lớn hay sán lá gan nhỏ người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Đau tức vùng hạ sườn phải, có thể lan ra phía sau hoặc vùng thượng vị và mũ ức.
  • Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, bụng khó tiêu, ậm ạch.
  • Vàng da, sạm da
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Người bệnh có thể bị sốt, buồn nôn, đau cơ, khớp, mẩn ngứa,…
  • Có dấu hiệu gan to, xơ gan tùy vào mức độ của bệnh.

Một số trường hợp có thể gây viêm đường mật, xơ gan mật, áp xe gan, tràn dịch màng phổi,…

Khi mắc bệnh sán lá gan, tùy thuộc vào sán lá gan lớn hay sán lá gan nhỏ người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác nhau

Các triệu chứng của bệnh sán lá gan thường không rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa hoặc các bệnh về gan khác. Chính vì thế việc thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác là vô cùng cần thiết.

Xét Nghiệm Sán Lá Gan Là Gì?

Xét nghiệm sán lá gan là xét nghiệm cần thiết khi người bệnh có các dấu hiệu mắc bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm sớm giúp tình trạng bệnh không tiến triển nặng, hạn chế xảy ra biến chứng. Dưới đây là các xét nghiệm tìm sán lá gan phổ biến:

Xét nghiệm miễn dịch ELISA

Khi cơ thể bị sán lá gan thì nồng độ kháng thể IgG và IgE sẽ cao hơn ngưỡng cho phép. Xét nghiệm ELISA sán lá gan là xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định nồng độ IgG và IgE trong cơ thể để phát hiện bệnh. Phương pháp xét nghiệm này được đánh giá có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả có độ chính xác cao.

Xét nghiệm ELISA sán lá gan là xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định nồng độ IgG và IgE trong cơ thể để phát hiện bệnh

Một đặc điểm khác của xét nghiệm ELISA chính là sau khi bệnh nhân chữa bệnh một thời gian thì kết quả xét nghiệm vẫn dương tính. Bởi vì nồng độ kháng thể vẫn còn trong máu. Phải sau khoảng 12 tháng khi cơ thể không còn sản sinh kháng thể nữa thì sẽ cho kết quả âm tính.

Xét nghiệm phân tìm trứng sán

Xét nghiệm phân tìm trứng sán là một trong những xét nghiệm lâm sàng hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.

Xét nghiệm phân tìm trứng sán

Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp việc thực hiện xét nghiệm phân tìm trứng sán cũng cho kết quả chính xác, bởi chúng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Thực hiện xét nghiệm không đúng thời điểm đào thải trứng.
  • Sán ký sinh trong nhu mô gan và đường mật không đào thải trứng.
  • Bệnh nhân mới nhiễm bệnh sán lá gan khi chưa đủ thời gian đẻ trứng (thường khi nhiễm sán lá gan khoảng 3 – 4 mới đủ thời gian để sán đẻ trứng).
  • Bệnh nhân nhiễm sán lá gan không thích hợp cho sán có môi trường phù hợp để phát triển và đào thải trứng.

Do đó khi nghi ngờ mắc bệnh nhưng thực hiện xét nghiệm phân tìm trứng sán nếu không phát hiện sán thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm công thức máu

Để chẩn đoán bệnh sán lá gan các bác sĩ cũng có thể dựa vào tỷ lệ bạch cầu ái toan thông qua xét nghiệm công thức máu. Khi bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng thì tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng cao hơn so với bình thường khoảng 8% trở lên. Một số trường hợp tỷ lệ bạch cầu ái toan ở người bệnh có thể tăng đến 80% so với bình thường.

Siêu âm gan mật

Siêu âm gan mật là phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá gan trong trường hợp bị hoại tử hoặc áp dụng cho các vùng echo kém. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả và có tính đặc hiệu cao trong việc phát hiện bệnh.

Các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang lồng ngực, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, nội soi ổ bụng, sinh thiết gan,…

Các Biện Pháp Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Sán Lá Gan

Điều trị

Dựa chỉ số xét nghiệm sán lá gan các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan thường được điều trị theo những phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này được áp dụng đối với những bệnh nhân mới nhiễm bệnh. Thuốc điều trị nội khoa giúp tiêu diệt ký sinh trùng đặc hiệu trong thời gian ngắn. 

  • Điều trị bằng phẫu thuật

Đối với những bệnh nhân nhiễm giun sán nặng, tổn thương vùng gan thận, dịch mật do phát hiện bệnh muộn. Thường các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần mô gan bị tổn thương.

Điều trị sán lá gan có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật

Cách phòng bệnh

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sán lá gan thì bạn cần thực hiện những cách phòng tránh sau:

  • Ăn chín, uống sôi
  • Đồ ăn cần đảm bảo vệ sinh, tuyệt đối không ăn thực phẩm để lâu ngày hoặc đồ ăn chưa qua xử lý làm sạch hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Sử dụng nguồn nước sạch để nấu nướng và sinh hoạt hàng ngày.
  • Nơi ở cần cách xa khu chăn nuôi gia súc, gia cầm,…
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật như gan, lòng, tim, phổi,….Vì dễ có nguy cơ nhiễm sán lợn, trâu, bò,…
  • Hạn chế ăn các loại rau mọc dưới nước không đảm bảo vệ sinh.
  • Tẩy giun định kỳ 6 tháng/1 lần.

Xét Nghiệm Sán Lá Gan Ở Đâu?

Xét nghiệm sán lá gan không phải là một xét nghiệm phức tạp, tuy nhiên việc thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín sẽ giúp cho kết quả nhanh và chính xác.

Thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín sẽ giúp cho kết quả nhanh và chính xác

Bạn nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế, trung tâm xét nghiệm đảm bảo các tiêu chí như:

  • Máy móc và trang thiết bị hiện đại.
  • Đội ngũ y bác sĩ và kỹ thuật viên tay nghề cao.
  • Có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm. Bởi một số trường hợp sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.

Diag là trung tâm xét nghiệm và chẩn đoán y khoa đáp ứng được hết các tiêu chí kể trên. Quy trình thực hiện xét nghiệm chuyên nghiệp, nhanh chóng và an toàn giúp bạn có thể yên tâm. Dù bạn muốn thực hiện xét nghiệm sán lá gan lớn hoặc xét nghiệm sán lá gan nhỏ đều sẽ được các bác sĩ tư vấn tận tâm trước khi tiến hành. Chi phí xét nghiệm rẻ và đã được niêm yết trên hệ thống của….giúp bạn có thể tham khảo trước.

Bệnh sán lá gan nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị bằng thuốc và dễ dàng hồi phục. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Hy vọng những thông tin về xét nghiệm sán lá gan trên đây sẽ giúp bạn chủ động đi xét nghiệm sớm nếu nghi ngờ mắc bệnh.

Để tìm hiểu thêm về các dịch vụ ưu đãi và tiện ích tại Diag, quý khách vui lòng truy cập Tại Đây.