Bệnh sán chó thường gặp chủ yếu ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Để chủ động phát hiện ra bệnh sán chó, cha mẹ cần quan sát dấu hiệu của bệnh để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm sán chó. Vậy chỉ số xét nghiệm này phản ánh điều gì?
1. Bệnh Sán Chó Là Gì?
Trước khi tìm hiểu xét nghiệm sán chó, chúng ta cần hiểu rõ bệnh sán chó là gì, những dấu hiệu điển hình và mức độ nguy hiểm của bệnh lý này như thế nào để kịp thời nhận biết.
Sán chó có tên tiếng anh là Echinococcus, đây là bệnh lý gây ra bởi một loại ký sinh trùng ký sinh ở chó. Nếu chó bị nhiễm sán, ký sinh và trứng sán sẽ phát triển sau đó được phóng thích ra môi trường bên ngoài thông qua quá trình chó phóng uế.
Không chỉ trứng sán có nhiều ở hậu môn của chó, mà khi chó liếm hậu môn rồi lại liếm lên thân thể chúng, hoặc liếm vào những vật dụng hằng ngày trong gia đình, thì trứng sán chó sẽ vô tình được phát tán đi khắp mọi nơi không chỉ riêng bãi phóng uế của chúng.
Khi con người vô tình vuốt ve, ôm hôn, chó bị nhiễm sán hoặc tiếp xúc với những vật dụng nhiễm trứng sán, hay khi ăn rau sống chưa được rửa kỹ vẫn còn dính trứng sán, thì nếu trứng này đi vào cơ thể người, trường hợp không bị thực bào thì sau thời gian khoảng 5 tháng trứng sán sẽ phát triển thành các nang sán.
Không những vậy, ký sinh trùng trứng sán có thể di chuyển từ da đến mô mềm để đi vào đường máu và di chuyển ở đến nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nguy hiểm cho người bệnh như: Mắt, não, tim, gan, thận, phổi…
Sán chó có nguy hiểm không? Sán chó là một bệnh lý nguy hiểm, cần nhận biết và phát hiện kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như:
Tổn thương mắt: Khi sán chó di chuyển đến mắt sẽ gây suy giảm thị lực, xung huyết, gây lé thậm chí là mù loà.
Tổn thương nội tạng: Khi ký sinh trùng sán chó xuất hiện trong các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cơ quan này như hoại tử gan, lách và gan to, viêm thận, viêm cơ tim…
Tổn thương hệ thần kinh: Những biểu hiện khi bị tổn thương hệ thần kinh là tâm thần, co giật thậm chí gây tử vong nếu sán chó xuất hiện trong não.
Triệu chứng toàn thân: Gây khó thở, đau đầu, đau tức ngực, đau bụng, có cảm giác mệt mỏi, mất tập trung kéo dài.
Vậy sán chó có lây không? Sán chó là bệnh ký sinh trùng, sẽ không lây lan từ người sang người. Nhưng nếu tiếp xúc với vật nuôi, đồ dùng nhiễm sán chó hay ăn rau sống chứa ký sinh trùng sán chó thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
2. Trường Hợp Cần Xét Nghiệm Sán Chó
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm sẽ là điều kiện lý tưởng để các loại ký sinh trùng như sán lợn, sán dây, sán chó… phát triển sinh sôi mạnh mẽ.
Từ vật chủ, nếu gặp môi trường thuận lợi, những loại ký sinh trùng điển hình là sán chó có thể thông qua những vật trung gian (phát tán trong môi trường) để bắt đầu quá trình lây nhiễm sang vật chủ mới, trong đó có con người và gây bệnh.
Hiện nay, vẫn còn một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự quan tâm về việc phòng ngừa và kiểm tra ký sinh trùng, dẫn đến nhiều trường hợp sau khi bệnh nặng mới đi thăm khám, gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không chỉ bệnh sán chó mà các bệnh giun sán nói chung có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm ký sinh trùng và cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn là rất cao.
Tuy nhiên, bệnh bước sang giai đoạn nghiêm trọng, gây ra biến chứng thì việc điều trị muộn sẽ làm giảm tỷ lệ phục hồi cho bệnh nhân, có thể không thể điều trị dứt điểm và để lại ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Theo các bác sĩ, toàn dân kể cả người lớn hay trẻ nhỏ, đều nên quan tâm và dành thời gian xét nghiệm sán chó theo định kỳ cứ khoảng 6 tháng đến 1 năm/lần nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất.
Đặc biệt trong trường hợp nghi ngờ sán chó triệu chứng dưới đây, bạn không nên chủ quan, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác như sau:
2.1 Suy giảm hệ miễn dịch
Khi bệnh nhân nhiễm sán chó hay các bệnh ký sinh trùng nói chung đều có biểu hiện là hệ miễn dịch bị suy giảm, giảm tổng hợp những globulin miễn dịch A.
Những triệu chứng điển hình khi hệ miễn dịch suy giảm là người mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm trí nhớ, rơi vào trầm cảm… ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, bệnh nhân còn bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, do nguyên nhân khó đồng hóa các protein, chất béo, các vitamin A, B12, carbohydrates.
2.2 Phản ứng dị ứng
Phản ứng dị ứng là tình trạng xảy ra khi ký sinh trùng xâm nhập vào vào cơ thể, khiến cho chức năng đường tiêu hoá bị rối loạn, gây ra những biểu hiện dị ứng.
2.3 Vấn đề về da
Sán chó xâm nhập vào cơ thể, di chuyển đến nhiều cơ quan khác nhau, khi chúng ký sinh ở đường ruột và trên da sẽ gây ra những biểu hiện về da rất dễ nhận biết như thường xuyên nổi mề đay, phát ban, eczema…
2.4 Thiếu máu
Trường hợp ký sinh trùng bám vào niêm mạc ruột non, dạ dày… và bắt đầu hút chất dinh dưỡng ở các cơ quan này sẽ gây ra tình trạng chảy máu, hậu quả là cơ thể thiếu máu nghiêm trọng.
2.5 Đau cơ bắp và đau khớp
Khi các ký sinh trùng sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể người bệnh sẽ gây chấn thương đến các mô cơ bắp và ở các khớp, hoặc điều này cũng có thể xảy ra do phản ứng miễn dịch của cơ thể người bệnh được kích hoạt để chống lại những tác nhân lạ xâm nhập.
2.6 Vấn đề về tiêu hoá
Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, bị kích thích ruột… là những triệu chứng mà người nhiễm sán chó có thể gặp phải.
2.7 Tâm trạng bất an
Khi ký sinh trùng sống trong cơ thể người, không chỉ gây ảnh hưởng đến các cơ quan, mà chúng còn làm ly giải các sản phẩm thải và chất độc nhiễm vào máu người, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng.
Nguy hiểm hơn, các độc tố của ký sinh trùng còn có khả năng gây kích thích, khiến cho hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng, gây ra biểu hiện là người bệnh thường xuyên có cảm giác bồn chồn, lo lắng, rất dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, ngủ không an giấc.
2.8 Tỉnh giấc vào ban đêm
Những độc tố do ký sinh trùng thải ra sẽ làm tăng áp lực, khiến gan phải hoạt động gắng sức hơn bình thường mới có thể loại bỏ được hết những độc tố này ra khỏi cơ thể, đây cũng chính là lý do khiến người bệnh rất dễ tỉnh giấc vào ban đêm.
3. Xét Nghiệm Chẩn Đoán Sán Chó
Xét nghiệm ký sinh trùng máu để chẩn đoán trường hợp nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh sán chó hiện nay có 2 xét nghiệm là:
- Xét nghiệm Toxocara canis.
- Xét nghiệm OD có thể nói là xét nghiệm cao cấp hơn.
Tuy nhiên, xét nghiệm sán chó Toxocara canis lại có mức độ phổ biến hơn như sau:
Xét nghiệm Toxocara canis là xét nghiệm tìm ấu trùng sán dãi chó, được tính bằng đơn vị U/ml. Nếu kết quả xét nghiệm này cho giá trị thấp hơn 9 U/ml có nghĩa là bình thường, người làm xét nghiệm hoàn toàn khỏe mạnh không nhiễm sán chó.
Kết quả âm tính (Negative – NEG) có nghĩa là người làm xét nghiệm không nhiễm sán chó.
Nếu xét nghiệm Toxocara canis cho kết quả dương tính (Positive viết tắt là POS) thì có nghĩa là trong máu của người làm xét nghiệm có tồn tại kháng thể kháng kháng nguyên của ấu trùng sán chó.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, xét nghiệm dương tính có nghĩa là bạn nhiễm sán chó ở một thời điểm nào đó trong cuộc sống, điều này không thể nói lên được rằng thời điểm hiện tại, ký sinh trùng này có còn sống trong cơ thể bạn hay không.
Vì sau khi vô tình nuốt phải ấu trùng sán chó, thì khoảng 2 tuần sau kháng thể này sẽ bắt đầu xuất hiện. Sau đó, kháng thể này sẽ tồn tại trong một thời gian rất dài.
Thậm chí, thông qua kỹ thuật ELISA có thể phát hiện ra kháng thể này trong thời gian từ 2 – 8 năm và đối với kỹ thuật WESTERN-BLOT là 5 năm kể cả con giun này đã chết và đã được loại bỏ ra khỏi cơ thể từ rất lâu.
Vì thế khả năng người làm xét nghiệm có kết quả dương tính là khá cao. Trường hợp này, bác sĩ cần kết hợp với những biểu hiện lâm sàng như có vấn đề về mắt, bệnh nhân bị nổi mề đay kéo dài, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+), có khối ở các cơ quan như gan, não, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác… kèm theo đó là kết quả xét nghiệm công thức máu có bạch cầu ái toan cao hơn giá trị bình thường thì lúc này mới nghĩ đến khả năng bệnh nhân thực sự bị nhiễm sán chó và cần điều trị.
Trường hợp chỉ có kết quả chẩn đoán toxocara (+) không kèm theo biểu hiện lâm sàng hoặc các dấu hiệu nghi ngờ khác thì có thể bệnh nhân không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, về kết luận cuối cùng, bệnh nhân cần phải nhờ bác sĩ tư vấn và định hướng điều trị nếu cần thiết.
Bị sán chó uống thuốc gì? Như đã nói ở trên, tuỳ thuộc vào kết luận cuối cùng của bác sĩ mới có thể biết được bệnh nhân có nhiễm sán chó và cần dùng thuốc điều trị hay không.
Thuốc Albendazole, Corticoides, Ivermectin, Thiabendazole… là những loại thuốc phổ biến trong điều trị sán chó. Tuỳ thuộc vào trường, hợp, mức độ đáp ứng với các loại thuốc bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với liều lượng thích hợp nhất cho bệnh nhân.
Sán chó có trị được không? Bệnh sán chó có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm, đồng thời bệnh nhân cần tuân theo phác đồ của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất. Sau đó, bệnh nhân cần duy trì thói quen đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
4. Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu?
Xét nghiệm sán chó ở đâu TPHCM? Ở TP.HCM có nhiều cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm sán chó. Bạn cần tìm hiểu trước thông tin, chọn những phòng khám uy tín, đảm bảo trang thiết bị y tế cần thiết về chuyên môn, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để có thể nhận được kết quả chính xác nhất.
Những địa chỉ đáng tin cậy bạn có thể tham khảo như sau:
- Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM: Số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TPHCM.
- Viện Pasteur: 167 Pasteur, P.8, Q.3, TPHCM.
- Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM: Số 699 Trần Hưng Đạo, P.1, Q.5, TPHCM.
Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm thông tin về xét nghiệm chẩn đoán sán chó và đặt lịch hẹn thăm khám từ trước, bạn có thể gọi đến hotline 19001717 – Diag là trung tâm xét nghiệm chẩn đoán y khoa chất lượng cao, được khách hàng tin tưởng lựa chọn tại TP.HCM để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.
Hy vọng, qua bài viết này bạn đã biết thêm những biểu hiện điển hình có thể do bệnh sán chó gây nên để kịp thời tiến hành xét nghiệm sán chó, ngăn chặn những nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Về kết quả xét nghiệm này, bạn nên nhờ bác sĩ phụ trách tư vấn để nhận được lời khuyên và định hướng điều trị trong trường hợp cần thiết.
Trang này không thể và không chứa đựng thông tin tư vấn y khoa. Các nội dung này được cung cấp chỉ nhằm mục đích thông tin và tuyên truyền, không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Theo đó, trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin này, vui lòng gặp nhân viên y tế phù hợp để được tư vấn.