Sán chó là một loại ký sinh trùng sống ký sinh ở chó và thường phát tán ra môi trường sau khi chó phóng uế. Cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam, đây là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh vấn đề làm thế nào để phát hiện bệnh, nhiều người đang thắc mắc xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không. Hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời nhé.

Nên xét nghiệm sán chó khi nào?

Sán chó, hay giun đũa chó, có thể lây nhiễm cho bất cứ ai và ở mọi độ tuổi. Vậy nên, ngay khi cơ thể có những dấu hiệu sau cần phải xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác nhất:

  • Hệ miễn dịch suy giảm: Trí nhớ kém, mất tập trung, trầm cảm, hoặc cơ thể mệt mỏi do thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
  • Vấn đề về da: Nổi mề đay, phát ban, và xuất hiện các vết dị ứng gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vấn đề về hệ tiêu hóa: Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, bụng yếu dễ bị kích thích…
  • Đau cơ bắp và khớp: Do sán chó hoạt động mạnh, hoặc do hệ miễn dịch phản ứng chống lại ký sinh trùng.
  • Xuất hiện cảm giác bất an: Độc tố thải ra từ giun đũa chó gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác bồn chồn, lo lắng, khó ngủ…
  • Dễ tỉnh giấc vào ban đêm: Các độc tố cũng làm tăng áp lực đào thải khiến gan hoạt động quá mức bình thường, khiến người bệnh ngủ không sâu giấc.

Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không?

Vì là xét nghiệm máu sàng lọc ký sinh trùng giun đũa chó nên không cần phải nhịn ăn. Có thể lấy mẫu vào bất kỳ thời điểm trong ngày khi cảm thấy phù hợp.

Phương pháp này ứng dụng kỹ thuật miễn dịch ELISA tự động để chẩn đoán bệnh thông qua việc đo lường sự hiện diện của kháng thể hoặc kháng nguyên có trong máu. Đây là phương pháp chính để chẩn đoán bệnh, được sử dụng trong trường hợp các phương pháp trực tiếp không thể tìm ra tác nhân lây nhiễm.

Tuy nhiên, nếu thực hiện chung với những xét nghiệm tầm soát sức khỏe khác như phân tích đường huyết, mỡ máu, và chức năng gan thận thì cần phải nhịn ăn trước đó. Tùy loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ hướng dẫn khác nhau.

Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không
Xét nghiệm sán chó không cần nhịn ăn nếu không làm chung với các xét nghiệm khác.

Phòng ngừa nhiễm sán chó như thế nào?

Cách phòng ngừa tốt nhất là chủ động xét nghiệm sán chó định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần. Điều này nhằm phát hiện sớm, tránh để bệnh biến nặng ảnh hưởng xấu đến các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, điều trị sớm cũng đảm bảo tỷ lệ hồi phục cao hơn.

Ngoài ra, có một số lưu ý quan trọng khi phòng ngừa lây nhiễm sán chó như sau:

  • Ăn chín uống sôi, rửa sạch rau củ quả trước khi ăn.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ.
  • Chăm sóc kỹ chuồng chó, thường xuyên quét dọn các bãi phóng uế của vật nuôi.
  • Tránh chạm vào các khu vực dễ lây nhiễm trên cơ thể chó như hậu môn, hoặc những bộ phận đã tiếp xúc với đất.

Phòng ngừa nhiễm sán chó
Phòng ngừa nhiễm sán chó bằng cách chủ động xét nghiệm sán chó định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.

Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm giun đũa chó hiện nay không quá cao, dao động từ 100.000 – 150.000 VND. Tùy gói xét nghiệm và dịch vụ đi kèm mà giá sẽ thay đổi khác nhau.

Hiện tại, trung tâm y khoa Diag đang triển khai những gói xét nghiệm ký sinh trùng với chi phí tối ưu nhất. Những khách hàng có nhu cầu sàng lọc giun đũa chó có thể tham khảo và lựa chọn thực hiện. Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, máy móc xét nghiệm tân tiến cùng đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn, mọi kết quả tại Diag luôn đảm bảo chính xác và có giá trị cao trong điều trị bệnh tật.

Khách hàng có nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm sán chó và ký sinh trùng tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Tóm lại, thắc mắc “Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không” đã có câu trả lời. Vì là xét nghiệm máu tìm kháng thể, kháng nguyên nên xét nghiệm sán chó không cần nhịn ăn, người bệnh có thể ăn uống bình thường.