Giun sán là một loại ký sinh trùng xuất phát từ những vật chủ động vật hay môi trường ô nhiễm. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể sẽ xuất hiện nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên cần xét nghiệm để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Thế nhưng, nhiều người thắc mắc xét nghiệm giun sán bao lâu có kết quả? Khi nào cần kiểm tra và làm gì để phòng ngừa bệnh? Hãy cùng Diag tìm hiểu câu trả lời nhé.

Xét nghiệm giun sán bao lâu có kết quả?

Hầu hết các phương pháp xét nghiệm giun sán hiện nay cho ra kết quả nhanh chóng ngay trong ngày lấy mẫu. Trong đó, xét nghiệm máu ELISA giun sán là một kỹ thuật phổ biến giúp xác định giun sán rất chính xác, trả kết quả sau khoảng 2 – 3 tiếng. Tuy nhiên, cần chú ý thời gian nhận kết quả sẽ tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm và cơ sở thực hiện.

Xét nghiệm giun sán
Xét nghiệm giun sán cho ra kết quả ngay trong ngày lấy mẫu, thường là sau 2 – 3 tiếng.

Khi nào cần xét nghiệm giun sán?

Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc giun sán. Những nguyên nhân phổ biến khiến một người mắc giun sán thường là ăn thực phẩm tươi sống, tiếp xúc nguồn nước ô nhiễm, hoặc do chơi đùa với động vật như chó, mèo.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau cần phải làm xét nghiệm giun sán ngay:

  • Đau bụng kéo dài và không thuyên giảm.
  • Ngứa dị ứng, nổi mề đay, phù nề…
  • Đi ngoài ra máu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Mệt mỏi, suy nhược trong thời gian dài do đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
  • Sụt cân, ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân, không có cảm giác ngon miệng.
triệu chứng nhiễm giun sán
Một số triệu chứng nhiễm giun sán là ngứa dị ứng, nổi mề đay, đau bụng kéo dài, buồn nôn, sụt cân…

Ngoài ra, những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh cần chủ động làm xét nghiệm ngay cả khi chưa xuất hiện những dấu hiệu lây nhiễm:

  • Phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ.
  • Trẻ em ở độ tuổi phát triển, trẻ nhỏ đang đi học.
  • Người làm việc trong môi trường dễ bị lây nhiễm ký sinh trùng: nhân viên vệ sinh, công trình hầm mỏ, nuôi trồng thủy hải sản…

Cách phòng ngừa nhiễm bệnh giun sán

Khi không chữa trị kịp thời, nhiễm giun sán có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tim mạch, giảm protein máu, thiếu máu nhược sắc… Hoặc gây nên một số bệnh như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc… Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.

Để phòng bệnh từ bất kỳ các nguồn lây nhiễm, có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Tẩy giun định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần, bao gồm cả trẻ em và người lớn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Không để móng tay, móng chân dài.
  • Ăn chín uống sôi, đảm bảo thực phẩm được rửa sạch trước khi ăn.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mang giày dép khi đi trên các nền đất ẩm, có nước đọng.
  • Giữ vệ sinh không gian sống, không phóng uế bừa bãi.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên làm xét nghiệm tổng quát định kỳ hàng năm để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định. Đặc biệt, nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị bệnh.

Gói Xét Nghiệm Ký Sinh Trùng Diag
Phòng ngừa nhiễm bệnh giun sán bằng cách xét nghiệm định kỳ để sàng lọc giun sán tại Diag.

Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa chất lượng cao được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Mọi kết quả xét nghiệm từ Diag luôn đảm bảo chính xác khi được phân tích bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại từ các thương hiệu nổi tiếng như Abbott, Roche.

Hiểu được nhu cầu thăm khám sàng lọc bệnh giun sán và ký sinh trùng, Diag đang cung cấp những gói dịch vụ xét nghiệm đa dạng với chi phí tối ưu nhất hiện nay.

Khách hàng có nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm giun sán và ký sinh trùng tại nhà có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Lời kết

Thắc mắc của nhiều người về xét nghiệm giun sán bao lâu có kết quả đã có lời giải đáp. Tuy vậy, đừng quá chú trọng vào thời gian mà hãy lưu ý đến độ chính xác của kết quả. Bởi xét nghiệm càng chính xác thì hiệu quả điều trị càng cao.