Thuốc tẩy giun cho bé giúp loại bỏ giun sán gây hại, bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ phát triển toàn diện. Trẻ em dễ nhiễm giun do thói quen sinh hoạt và môi trường xung quanh, do đó, việc tẩy giun định kỳ là cần thiết. Tìm hiểu rõ hơn qua bài viết của Diag!

Tại sao trẻ cần tẩy giun?

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm giun sán do thói quen sinh hoạt, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và môi trường xung quanh. Giun sán kí sinh trong ruột, hút chất dinh dưỡng, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tực tăng trưởng và phát triển trí tuệ.

Nguyên nhân nhiễm giun sán

Trẻ có thể bị nhiễm giun sán qua nhiều con đường:

  • Thực phẩm không sạch: Rau sống, thịt chưa chín kĩ, nước uống bị nhiễm bẩn.
  • Tiếp xúc với đất, cát: Trẻ hay chơi đồ chơi ngoài trời, dể tay bẩn rồi đưa lên miệng.
  • Tiếp xúc với vật nuôi: Các loài động vật như chó, mèo có thể là trung gian truyền bệnh.

Xem thêm: Thuốc tẩy giun cho người lớn

Triệu chứng nhiễm giun sán ở trẻ

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa: Trẻ có thể bị đau bụng âm ỉ hoặc từng cơn, kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Buồn nôn, chán ăn: Giun trong ruột có thể kích thích dạ dày, gây cảm giác buồn nôn, khiến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng.
  • Thiếu máu, mệt mỏi, suy dinh dưỡng: Giun ký sinh hút chất dinh dưỡng từ cơ thể trẻ, dẫn đến tình trạng thiếu máu, da xanh xao, trẻ hay mệt mỏi, chậm phát triển thể chất.
  • Ngứa hậu môn: Đây là dấu hiệu đặc trưng của nhiễm giun kim, thường xảy ra vào ban đêm khi giun kim di chuyển ra hậu môn để đẻ trứng, gây ngứa ngáy khó chịu.
  • Trẻ chậm lớn, suy nhược: Trẻ bệnh lâu ngày có thể bị sụt cân, chậm tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
trieu chung nhiem giun san o tre
Đau bụng là một trong số những dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị nhiễm giun

Các loại thuốc tẩy giun cho trẻ em

Các nhóm thuốc tẩy giun cho trẻ em hiện nay:

Thuốc tẩy giun Mebendazole

Công dụng: Tiêu diệt nhiều loại giun, bao gồm giun đũa, giun kim, giun móc.

Liều dùng:

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Uống 500mg liều duy nhất.

Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, không cần nhịn ăn trước khi uống.

Phản ứng phụ: Một số trẻ có thể gặp buồn nôn, đau bụng nhẹ, chóng mặt hoặc tiêu chảy thoáng qua. Những triệu chứng này thường tự hết sau một thời gian ngắn.

Thuốc tẩy giun Albendazole

Công dụng: Tiêu diệt giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc và một số loại giun ký sinh khác.

Liều dùng:

  • Trẻ 12-23 tháng: 200mg liều duy nhất.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 400mg liều duy nhất.

Lưu ý: Nên uống sau bữa ăn để tăng hiệu quả thuốc.

Phản ứng phụ: Có thể gây buồn nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa hoặc ngứa da nhẹ. Hiếm khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Thuốc tẩy giun Pyrantel

Công dụng: Hiệu quả với giun kim, giun đũa.

Liều dùng:

  • Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Dùng theo trọng lượng (10mg/kg).

Dạng thuốc: Siro dễ uống, phù hợp với trẻ nhỏ.

Phản ứng phụ: Một số trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt hoặc ngứa da nhẹ, nhưng những triệu chứng này thường không kéo dài.

Xem thêm:

Liều lượng và độ tuổi phù hợp để tẩy giun

Liều lượng thuốc tẩy giun cho trẻ trên 1 tuổi

Albendazole:

  • Trẻ 12-23 tháng: 200mg liều duy nhất.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: 400mg liều duy nhất.

Mebendazole: Trẻ từ 2 tuổi trở lên, uống 500mg liều duy nhất.

Pyrantel: Trẻ từ 6 tháng tuổi, dùng theo trọng lượng (10mg/kg), dạng siro dễ uống.

Liều lượng thuốc tẩy giun cho trẻ 2 và 3 tuổi

  • Albendazole: 400mg liều duy nhất.
  • Mebendazole: 500mg liều duy nhất.
  • Pyrantel: Uống theo trọng lượng (10mg/kg), dạng siro dễ sử dụng.
nhung dieu can luu y khi cho su dung thuoc tay giun cho be
Việc sử dụng thuốc tẩy giun cho bé đúng cách và định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe toàn diện

Xem thêm: Uống thuốc xổ giun khi nào?

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

  • Thời điểm tẩy giun: Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa nhiễm giun tái phát và duy trì sức khỏe tốt cho trẻ.
  • Cách sử dụng: Thuốc tẩy giun thường được dùng một liều duy nhất. Trẻ có thể nhai viên thuốc hoặc uống với nước. Không cần nhịn ăn trước khi dùng và cũng không cần uống thuốc nhuận tràng sau đó.
  • Theo dõi sau khi tẩy giun: Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên theo dõi phản ứng của trẻ trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc. Một số bé có thể gặp phản ứng phụ nhẹ như buồn nôn hoặc đau bụng thoáng qua.
  • Không tự ý tăng liều: Luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng, không cho trẻ uống nhiều hơn liều quy định để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Hạn chế hoạt động mạnh sau khi uống thuốc: Một số loại thuốc có thể gây chóng mặt nhẹ, vì vậy cha mẹ nên để bé nghỉ ngơi đầy đủ.
thuoc tay giun cho be
Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để ngăn ngừa nhiễm giun tái phát và duy trì sức khỏe tốt cho trẻ

Biện pháp phòng ngừa nhiễm giun sán

Để phòng nhiễm giun sán, cha mẹ nên tập cho bé thói quen:

  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Cắt móng tay, không để trẻ ngấm tay vào miệng.
  • Nấu chín kĩ thức ăn, uống nước đã đun sôi.
  • Hạn chế trẻ chơi với đất bẩn, vật nuôi.
  • Tẩy giun định kì cho cả gia đình.

Việc sử dụng thuốc tẩy giun cho bé đúng cách và định kỳ giúp bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần kết hợp với biện pháp phòng ngừa như giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống sạch sẽ để hạn chế nguy cơ nhiễm giun sán.

Xem thêm: