Sán máng là gì? Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị bệnh sán máng
Sán máng là một loại ký sinh trùng ký sinh trong cơ thể người và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời. Trong bài viết lần này, Diag sẽ chia sẻ các triệu chứng thường gặp của bệnh sán máng giúp bạn nhận biết sớm và kịp thời điều trị trước khi chúng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.
Sán máng là gì?
Sán máng là một loại ký sinh trùng thuộc nhóm sán dẹp (trematodes), sống chủ yếu trong hệ tuần hoàn và hút máu. Có năm loài sán máng gây bệnh ở người, bao gồm: Schistosoma haematobium, Schistosoma mansoni, Schistosoma japonicum, Schistosoma intercalatum và Schistosoma mekongi.

Sán máng có kích thước nhỏ, con đực dài khoảng 10-15 mm và rộng 1 mm, trong khi con cái dài hơn, khoảng 20mm và rộng 0,25mm.
Sán máng chủ yếu xuất hiện ở các vùng có nguồn nước ngọt bị nhiễm, đặc biệt là các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa nơi điều kiện vệ sinh còn hạn chế. Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh sán máng ở Việt Nam không cao như ở một số quốc gia châu Phi hay Trung Đông, nhưng vẫn có những trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận, đặc biệt là ở các vùng có điều kiện vệ sinh kém và tiếp xúc nhiều với nước ngọt.
Nguyên nhân chính gây bệnh sán là do tiếp xúc với nước ngọt bị nhiễm ấu trùng sán máng. Các ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể qua da khi người ta bơi lội hoặc tắm trong nước bị nhiễm, sau đó phát triển thành sán trưởng thành. Quá trình lây nhiễm diễn ra như sau:
- Ấu trùng sán máng (cercariae) được giải phóng từ ốc nước ngọt bị nhiễm.
- Ấu trùng xâm nhập qua da khi tiếp xúc với nước nhiễm.
- Ấu trùng di chuyển qua hệ tuần hoàn đến các tĩnh mạch của gan hoặc bàng quang, nơi chúng phát triển thành sán trưởng thành.
Dấu hiệu bị sán máng
Bệnh sán máng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm bệnh sán mạng và loại sán máng gây bệnh. Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng chi tiết nhận biết bệnh sán máng.
Giai đoạn sớm (trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm):
- Ngứa và phát ban: Thường xuất hiện tại chỗ xâm nhập của ấu trùng qua da, gây ra cảm giác ngứa và phát ban.
- Sốt: Có thể xuất hiện sau vài tuần nhiễm bệnh, thường đi kèm với ớn lạnh và ho.
- Đau cơ và đau khớp: Do phản ứng viêm của cơ thể.
Giai đoạn cấp tính (trong vòng 1-2 tháng sau khi nhiễm):
- Sốt: Liên tục hoặc tái phát kèm theo ớn lạnh.
- Ho: Có thể kèm theo đau ngực.
- Đau cơ và đau khớp: Do phản ứng viêm của cơ thể.
- Đau bụng và tiêu chảy: Đặc biệt là trong trường hợp nhiễm bệnh sán máng đường ruột.
Giai đoạn mãn tính (sau nhiều tháng đến nhiều năm nếu không được điều trị):
- Đau bụng: Thường xuyên và kéo dài.
- Gan to (hepatomegaly): Do phản ứng viêm và xơ hóa gan.
- Tiểu ra máu (hematuria): Đặc biệt là trong trường hợp nhiễm bệnh sán máng tiết niệu.
- Khó tiểu hoặc đau khi tiểu: Do tổn thương bàng quang.
- Thiếu máu: Do mất máu kéo dài.
- Suy dinh dưỡng: Đặc biệt là ở trẻ em, do ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng.
- Tổn thương các cơ quan khác: Bao gồm lách, phổi, ruột và bàng quang.
Biến chứng nghiêm trọng:
- Xơ gan: Do tổn thương và xơ hóa gan.
- Ung thư bàng quang: Đặc biệt là trong trường hợp nhiễm Schistosoma haematobium.
- Tổn thương thận: Do nhiễm trùng kéo dài.
- Tổn thương hệ thần kinh: Trong trường hợp hiếm, trứng sán có thể di chuyển đến não hoặc tủy sống, gây co giật, liệt hoặc viêm tủy sống.
Xem thêm:
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sán máng
Để chẩn đoán bệnh sán máng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một trong các phương pháp sau:
- Xét nghiệm phân và nước tiểu: Microscopy để tìm trứng sán trong mẫu phân hoặc nước tiểu là phương pháp chẩn đoán chính. Hoặc Urinalysis để phát hiện các trường hợp nhiễm Schistosoma haematobium.
- Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm để phát hiện kháng thể chống lại sán máng trong máu.
- Sinh thiết: Sinh thiết mô từ trực tràng hoặc bàng quang để tìm trứng sán.
Bên cạnh đó, tùy kết quả ngưỡng chẩn đoán mà bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung để xác định chẩn đoán chính xác. Những xét nghiệm bổ sung thường thực hiện gồm:
- Công thức máu toàn phần (CBC): Để kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc tăng bạch cầu ái toan.
- Xét nghiệm chức năng gan (LFTs): Để đánh giá tổn thương gan.
- Siêu âm bụng: Để kiểm tra tổn thương gan, lách và hệ tiết niệu.
Nếu bệnh nhân nhiễm bệnh sán máng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Praziquantel. Đây là loại thuốc hiệu quả đối với tất cả các loài sán. Tuy nhiên, Praziquantel hiệu quả nhất đối với sán trưởng thành và cần có sự hiện diện của phản ứng kháng thể trưởng thành đối với ký sinh trùng.
Bên cạnh đó, người bệnh sán máng cũng cần theo dõi sau điều trị để đảm bảo đã loại bỏ ký sinh trùng hoàn toàn khỏi cơ thể, tránh tình trạng tái nhiễm.
- Xét nghiệm lại: Kiểm tra lại mẫu phân hoặc nước tiểu sau 1-2 tháng để xác nhận đã khỏi bệnh.
- Điều trị lại: Nếu cần, có thể điều trị lại sau 2-4 tuần.
- Điều trị hỗ trợ: Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt và các biện pháp hỗ trợ khác nếu cần.
Lưu ý bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khỏe.
Biện pháp phòng tránh nhiễm sán máng
Để phòng tránh bệnh và ngăn ngừa tái nhiễm sán máng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với nước ngọt bị nhiễm: Không bơi lội, tắm, hoặc lội nước trong các vùng nước ngọt ở những khu vực có nguy cơ cao nhiễm sán. Nên sử dụng nước biển hoặc hồ bơi có clo, vì chúng an toàn hơn.
- Cải thiện vệ sinh và cung cấp nước sạch: Đảm bảo vệ sinh môi trường và cung cấp nước sạch để giảm nguy cơ lây nhiễm. Xử lý và loại bỏ nước thải đúng cách để ngăn chặn sự lây lan của sán máng.
- Kiểm soát ốc nước ngọt: Ốc nước ngọt là vật chủ trung gian của sán máng. Kiểm soát và loại bỏ ốc trong các vùng nước có thể giảm nguy cơ lây nhiễm.
Tham khảo: Sán lá phổi
Một số câu hỏi thường gặp
Sán máng có lây không?
Sán máng không lây trực tiếp từ người sang người. Thay vào đó, bệnh lây truyền qua tiếp xúc với nước ngọt bị nhiễm ấu trùng sán máng.
Sán máng có nguy hiểm không?
Có, bệnh sán máng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm ấu trùng khi phát triển thành sán trưởng thành như: xơ gan, ung thư bàng quang, tổn thương thận, tổn thương hệ thần kinh, thiếu máu, suy dinh dưỡng, tổn thương các cơ quan khác.
Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ
Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Lời kết
Trong bài viết lần này, Diag đã chia sẻ các thông tin liên quan đến sán máng chi tiết và đầy đủ. Nếu bạn có những dấu hiệu của nhiễm sán, bạn nên lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng hơn.
Xem thêm:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22631-schistosomiasis
https://www.cdc.gov/schistosomiasis/symptoms/index.html