Ký sinh trùng trên da gồm những loại nào? Dấu hiệu và điều trị
Ký sinh trùng trên da không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm sao để nhận biết và phòng tránh chúng? Hãy cùng Diag tìm hiểu ngay về ký sinh trùng trên da là gì, các loại ký sinh trùng làm tổ trên da người và cách điều trị nhé!
Các loại ký sinh trùng trên da người
Ký sinh trùng là sinh vật sống nhờ vào cơ thể vật chủ để lấy dinh dưỡng và sinh sản. Chúng được phân chia thành ba nhóm chính: đơn bào (như trùng roi Giardia, trùng sốt rét Plasmodium), giun sán (như giun kim, sán máng), và chân khớp (như ve, chấy, rận, bọ chét, muỗi).
Trong đó, ký sinh trùng trên da người là những loài sống ký sinh trên bề mặt da hoặc bên trong các lớp da. Chúng có thể gây ra các bệnh ngoài da như viêm loét, rụng tóc, phát ban, mụn viêm hoặc nhiễm trùng thứ phát. Một số loài còn gây tổn thương sâu, dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Ký sinh trùng làm tổ trên da người có cơ chế bám dính hoặc đào sâu vào da của vật chủ để hút chất dinh dưỡng. Một số loài sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc phân chia, tạo ra thế hệ mới liên tục, làm tăng số lượng trong thời gian ngắn. Chúng có thể tiết ra chất ức chế miễn dịch, giúp chúng tránh bị cơ thể tiêu diệt.
Xem thêm:
Ký sinh trùng trên da mặt
Ký sinh trùng trên da mặt là nhóm sinh vật nhỏ sống ký sinh trên bề mặt da, trong nang lông hoặc tuyến bã nhờn. Chúng có thể tồn tại tự nhiên mà không gây hại, nhưng khi phát triển quá mức, chúng sẽ gây viêm nhiễm, kích ứng và các bệnh lý da liễu nghiêm trọng. Hai ký sinh trùng trên da mặt phổ biến là: Ve Demodex nang lông và ve Demodex tuyến bã.
- Ve Demodex nang lông: Loài ve siêu nhỏ này sống trong nang lông. Nó thường xuất hiện trên da mặt, tập trung nhiều ở vùng mũi, trán, cằm và má. Chúng chủ yếu ăn tế bào da chết và dầu nhờn tiết ra từ tuyến bã nhờn.
- Ve Demodex tuyến bã: Loại này có kích thước nhỏ hơn và sống sâu hơn trong tuyến bã nhờn, thường tập trung ở những khu vực có nhiều dầu như vùng chữ T.
Khi số lượng Demodex tăng mạnh, chúng có thể gây bệnh viêm da Demodex với các vấn đề như:
- Da đỏ, ngứa, nổi mẩn giống như viêm da dị ứng.
- Mụn viêm, mụn đầu đen, mụn ẩn xuất hiện nhiều, đặc biệt ở vùng trán, cánh mũi và má.
- Da tiết dầu nhiều hơn, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông.
- Cảm giác châm chích vào ban đêm, do Demodex hoạt động mạnh nhất trong khoảng thời gian này.

Cách điều trị:
- Dùng thuốc Metronidazole, Ivermectin (bôi hoặc uống) để tiêu diệt Demodex.
- Sử dụng sữa rửa mặt chứa acid salicylic, benzoyl peroxide hoặc tea tree oil để giảm dầu nhờn.
- Tránh dùng mỹ phẩm gây bít tắt và viêm lỗ chân lông.
Ký sinh trùng trên da đầu
Da đầu là một môi trường lý tưởng cho nhiều loại ký sinh trùng phát triển do có độ ẩm cao, nhiều nang tóc và tuyến bã nhờn. Dưới đây là một số ký sinh trùng phổ làm tổ trên da đầu phổ biến:
Chấy
Chấy là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên da đầu. Chúng bám chặt vào tóc, hút máu da đầu để sống và sinh sản nhanh chóng.
Triệu chứng khi bị chấy bao gồm:
- Ngứa dữ dội trên da đầu, đặc biệt là vùng gáy và sau tai.
- Xuất hiện các vết đỏ nhỏ do chấy cắn.
- Trứng chấy (màu trắng nhỏ) bám chặt vào sợi tóc, thường nằm gần da đầu.
Cách chữa trị chấy:
- Dùng dầu gội chứa Permethrin hoặc Pyrethrin để tiêu diệt chấy, kết hợp lược chải chấy chuyên dụng để loại bỏ trứng.
- Giặt sạch chăn gối, quần áo bằng nước nóng để ngăn tái nhiễm.
Ve bét
Loại ve này gây ra bệnh ghẻ trên da đầu và các khu vực xung quanh như gáy, trán.
Dấu hiệu phổ biến:
- Ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ tại vùng chân tóc.
- Vết xước, lở loét do gãi nhiều, dễ gây nhiễm trùng thứ cấp.
Cách điều trị ve bét: Dùng kem bôi Permethrin 5% hoặc uống Ivermectin theo chỉ định bác sĩ. Vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng và giặt sạch chăn gối, quần áo ở nhiệt độ cao.
Nấm da đầu
Mặc dù không phải là ký sinh trùng, nhưng nấm da đầu cũng là một nguyên nhân gây tổn thương da đầu nghiêm trọng.
Khi nhiễm nấm da đầu, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng:
- Rụng tóc từng mảng, khiến da đầu trông loang lổ.
- Xuất hiện vảy trắng, ngứa ngáy giống như gàu nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn bằng dầu gội thông thường.
- Mụn mủ, viêm nhiễm, có thể gây nhiễm trùng nếu không điều trị kịp thời.
Cách điều trị nấm da đầu: Dùng thuốc kháng nấm dạng uống như Griseofulvin hoặc Terbinafine, kết hợp dầu gội trị nấm chứa Ketoconazole hoặc Selenium sulfide.

Ký sinh trùng dưới da
Ký sinh trùng dưới da nguy hiểm hơn vì chúng xâm nhập vào mô da, có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Ấu trùng ruồi
Loài ruồi botfly đẻ trứng lên da người. Khi trứng nở, chúng chui vào dưới da và phát triển ngay trong mô da của vật chủ.
Triệu chứng nhận biết:
- Xuất hiện các nốt sưng giống mụn nhọt, có lỗ nhỏ trên bề mặt.
- Cảm giác đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại vùng có ấu trùng.
- Nếu không được loại bỏ, chúng có thể phát triển lớn hơn, gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Cách điều trị ấu trùng ruồi: Bịt kín lỗ thở của chúng bằng vaseline hoặc sáp để khiến chúng chui ra. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để loại bỏ chúng.
Giun chỉ Loa Loa
Giun chỉ Loa Loa là một loại giun ký sinh có thể di chuyển dưới da, tạo ra những vết sưng đau nhức. Chúng thường xuất hiện ở các vùng nhiệt đới và lây nhiễm qua muỗi đốt.
Triệu chứng phổ biến:
- Xuất hiện các nốt sưng di chuyển trên cơ thể, đặc biệt ở vùng mắt và tay.
- Cảm giác ngứa, đau nhức khi giun di chuyển.
- Nếu giun xâm nhập vào mắt, có thể gây viêm kết mạc, sưng đau và cản trở tầm nhìn.
- Mệt mỏi kéo dài, chán ăn và thậm chí tiêu chảy do phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Cách điều trị giun chỉ Loa Loa: Dùng thuốc Diethylcarbamazine (DEC) để tiêu diệt giun, theo dõi phản ứng sau điều trị vì giun chết có thể gây viêm.
Ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh nhiễm ký sinh trùng do ve Sarcoptes scabiei đào đường hầm dưới da. Bệnh gây ra tình trạng như:
- Ngứa cực kỳ dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ, đường hầm màu trắng hoặc xám trên da, thường thấy ở kẽ ngón tay, cổ tay, vùng bụng và bộ phận sinh dục.
- Gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng thứ cấp, dẫn đến lở loét và viêm nhiễm da nặng.
Cách điều trị ghẻ:
- Dùng kem bôi Permethrin 5% hoặc uống Ivermectin.
- Giặt sạch quần áo, chăn gối bằng nước nóng.

Phương pháp chẩn đoán ký sinh trùng
Chẩn đoán ký sinh trùng trên da dựa vào khám lâm sàng, xét nghiệm soi da và xét nghiệm máu:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ quan sát các dấu hiệu như mẩn đỏ, viêm nhiễm, mụn viêm, nốt sần có lỗ thở hoặc trứng chấy bám trên da.
- Xét nghiệm soi da: Soi kính hiển vi, dùng ánh sáng Wood hoặc sinh thiết da để xác định ve Demodex, nấm.
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra số lượng bạch cầu ái toan, tìm kháng thể hoặc ADN ký sinh trùng trong máu.
Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ
Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Để phòng ngừa ký sinh trùng trên da,đừng quên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên với xà phòng phù hợp. Tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật hoặc môi trường ô nhiễm. Giặt giũ quần áo, chăn gối định kỳ và phơi nắng để diệt ký sinh trùng. Không dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, lược, mũ. Khi có dấu hiệu ngứa ngáy, viêm nhiễm kéo dài, cần đi xét nghiệm ký sinh trùng để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm ký sinh trùng, liên hệ với Diag để xét ngiệm nhanh chóng và chính xác nhất với chi phí tối ưu. Với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, Diag luôn là địa chỉ xét nghiệm uy tín của hàng ngàn khách hàng và nhiều đối tác doanh nghiệp trên toàn quốc.
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
- Chi nhánh Diag trên toàn quốc: https://diag.vn/location/
Câu hỏi thường gặp về ký sinh trùng trên da
Ký sinh trùng dưới da có nguy hiểm không? Có. Một số loại ký sinh trùng như giun chỉ Loa Loa, ấu trùng ruồi botfly có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Chúng có thể di chuyển dưới da, gây viêm nhiễm, đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Thời gian điều trị ký sinh trùng trên da là bao lâu?
- Điều trị Demodex có thể kéo dài từ 4-8 tuần.
- Chấy và ve bét thường khỏi sau 7-10 ngày nếu điều trị đúng cách.
- Ghẻ cần 2-4 tuần để khỏi hẳn.
- Các trường hợp nhiễm giun chỉ Loa Loa có thể mất vài tháng đến một năm để điều trị hoàn toàn.
Ký sinh trùng trên da có lây truyền không? Có. Một số ký sinh trùng như chấy, ve bét có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn gối. Trong khi đó, Demodex thường không lây từ người sang người nhưng có thể lây từ động vật hoặc côn trùng trung gian.
Xem thêm:
https://www.news-medical.net/health/Parasitic-Skin-Infestations.aspx
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29351090/