Ký sinh trùng ở mắt: Cách nhận biết và lưu ý để tránh mù lòa
Ký sinh trùng ở mắt là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về mắt nguy hiểm. Nó thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chúng có thể xâm nhập qua nước bẩn, thực phẩm, côn trùng hoặc thói quen vệ sinh kém. Vậy làm sao để nhận biết và phòng tránh nguy cơ này? Hãy cùng Diag tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ký sinh trùng ở mắt là gì?
Ký sinh trùng ở mắt là các vi sinh vật hoặc sinh vật ký sinh có khả năng xâm nhập vào các mô mắt. Từ đó nó gây nhiễm trùng và tổn thương nghiêm trọng. Chúng tồn tại dưới dạng đơn bào, giun sán hoặc vi nấm,có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí mù lòa.
Ký sinh trùng có thể xâm nhập vào mắt qua nhiều con đường khác nhau, bao gồm:
- Nước bẩn: Ao, hồ, bể bơi không vệ sinh có thể chứ ấu trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh.
- Côn trùng truyền bệnh: Một số loài côn trùng như ruồi.
- Thực phẩm nhiễm ký sinh trùng: Thịt sống, rau sống.
- Kính áp tròng không vệ sinh: Dùng nước máy thay dung dịch chuyên dụng.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh: Phân, lông, nước bọt vật nuôi.
Triệu chứng nhiễm ký sinh trùng ở mắt
- Đau mắt, đỏ mắt, ngứa hoặc sưng viêm
- Chảy nước mắt liên tục, nhạy cảm với ánh sáng
- Mắt có cảm giác cộm như có dị vật
- Nhìn mờ, giảm thị lực hoặc xuất hiện đốm đen
- Loét giác mạc, có mủ hoặc chảy dịch bất thường

Xem thêm: Ký sinh trùng là gì?
Các loại ký sinh trùng ảnh hưởng đến mắt
Nhiều loại ký sinh trùng có thể xâm nhập vào mắt và gây tổn thương nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Dưới đây là một số loại phổ biến:
Acanthamoebiasis (Viêm giác mạc Acanthamoeba): Amip đơn bào thường tồn tại trong nước ao, hồ, bể bơi hoặc trên kính sát tròng bẩn. Khi xâm nhập vào mắt, nó có thể gây viêm giác mạc, đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng và thậm chí mất thị lực.
Toxoplasmosis (Viêm võng mạc do Toxoplasma): Gây ra bởi Toxoplasma gondii, thường lây qua thực phẩm hoặc nước nhiễm bẩn. Nhiễm trùng có thể gây mờ mắt, giảm thị lực và nguy cơ mù lòa nếu không được chữa trị.
Loiasis (Giun Loa loa ở mắt): Lây qua vết cắn của ruồi trâu ở châu Phi. Giun có thể di chuyển dưới da hoặc qua kết mạc, gây viêm, sưng đau và cảm giác có vật di chuyển trong mắt.
Gnathostomiasis (Viêm kết mạc, xuất huyết võng mạc): Nhiễm giun đầu gai qua thực phẩm nhiễm bẩn, phổ biến ở Đông Á. Khi xâm nhập vào mắt, nó có thể gây viêm, đau nhức dữ dội và xuất huyết võng mạc.
Các loại khác: Onchocerca volvulus (bệnh mù sông) và Toxocara (bệnh giun đũa ở mắt) cũng có thể gây giảm thị lực vĩnh viễn.

Điều trị và phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng ở mắt
Điều trị nhiễm ký sinh trùng ở mắt
Phương pháp chữa trị phụ thuộc vào loại ký sinh trùng gây bệnh, mức độ tổn thương và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chẩn đoán sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ giúp cải thiện tiên lượng bệnh.
- Đối với Toxoplasmosis ở mắt: Thường sử dụng phác đồ kết hợp Pyrimethamine và Sulfadiazine, cùng với thuốc bổ sung Leucovorin.
- Đối với Loiasis: Thuốc chính là Diethylcarbamazine (DEC). Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định Albendazole hoặc Ivermectin trong những trường hợp cụ thể, và phẫu thuật để loại bỏ giun trưởng thành khỏi mắt thường được thực hiện khi có thể.
- Đối với Acanthamoeba keratitis: Cần dùng thuốc nhỏ mắt đặc trị chứa chất chống amip (như PHMB, chlorhexidine) trong thời gian dài.
- Đối với Toxocariasis mắt: Điều trị chủ yếu tập trung vào kiểm soát viêm bằng Corticosteroid; vai trò của thuốc chống giun như Albendazole trong thể bệnh ở mắt còn hạn chế.

Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe mắt
Phòng ngừa là biện pháp quan trọng giúp giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng ở mắt, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao như người sử dụng kính áp tròng, người tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc sống ở khu vực dịch tễ.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chạm vào mắt hoặc đeo kính áp tròng.
- Sử dụng nước sạch: Tránh rửa mặt, bơi lội hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
- Vệ sinh kính áp tròng đúng cách: Không dùng nước máy hoặc dung dịch tự pha để rửa kính, luôn bảo quản trong dung dịch chuyên dụng để tránh nhiễm bệnh.
- Tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín: Không ăn thịt tái, cá sống hoặc thực phẩm chưa qua chế biến để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thăm khám mắt thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường. Đặc biệt nếu bạn có dấu hiệu liên quan đến bệnh kéo dài.
Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ
Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
- Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cần làm gì khi nghi nhiễm ký sinh trùng ở mắt?
Khi phát hiện triệu chứng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Không dụi mắt, vì có thể làm ký sinh trùng lan rộng hoặc gây tổn thương mắt.
- Rửa tay sạch sẽ để tránh lây nhiễm thêm vi khuẩn.
- Ngừng sử dụng kính áp tròng nếu đang đeo và thay dung dịch ngâm kính mới.
- Tránh tự ý dùng thuốc nhỏ mắt hoặc kháng sinh nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Sau đó, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Triệu chứng kéo dài trên 3 ngày mà không thuyên giảm.
- Đau nhức mắt dữ dội, suy giảm thị lực nhanh chóng.
- Xuất hiện vết loét, mủ hoặc dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng.
- Nhìn thấy vật thể lạ trôi nổi hoặc mất thị lực một phần.
Xét nghiệm ký sinh trùng tại Diag
Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, Diag mang đến dịch vụ xét nghiệm ký sinh trùng chính xác. Xét nghiệm giúp phát hiện sớm các bệnh giun sán gây tổn thương mắt, não, phổi và hệ thần kinh.
- Hệ thống 40+ điểm lấy mẫu, tiện lợi cho khách hàng.
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhận kết quả nhanh chóng qua Zalo & cổng thông tin trực tuyến.
- Chứng chỉ ISO 15189:2022, đảm bảo chất lượng xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế.
- Tư vấn dinh dưỡng & sinh hoạt giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh
- Hỗ trợ bảo hiểm y tế, quy trình đơn giản, nhận kết quả online.
Nếu bạn có dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng hoặc cần tầm soát sức khỏe, hãy đặt lịch ngay tại Diag để được tư vấn và xét nghiệm kịp thời!
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm:
https://www.healthline.com/health/eye-parasites
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27720858/
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC88956/