Demodex là một loại ve siêu nhỏ sống trong nang lông và tuyến bã nhờn. Khi phát triển quá mức, chúng có thể gây ra các bệnh lý về da, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ. Cùng Diag tìm hiểu về ký sinh trùng Demodex, bệnh lý gây ra bởi chúng và cách phòng ngừa nhé!

Tổng quan về ký sinh trùng Demodex

Demodex là gì?

Demodex là một chi ve siêu nhỏ, thuộc lớp hình nhện, sống trong các nang lông và tuyến bã nhờn trên da người. Hầu hết mọi người đều có Demodex trên da, nhưng chúng thường không gây hại.

Tuy nhiên, số lượng Demodex có thể tăng quá mức do hệ miễn dịch suy yếu, da tiết quá nhiều dầu hoặc vệ sinh kém. khi đó, chúng sẽ gây viêm da, kích ứng, ngứa ngáy và dẫn đến các bệnh lý như viêm da, viêm bờ mi hay trứng cá đỏ.

Demodex là một loại ve siêu nhỏ sống trong nang lông và tuyến bã nhờn
Demodex là một loại ve siêu nhỏ sống trong nang lông và tuyến bã nhờn

Có hai loài Demodex chính. Chúng đều có kích thước 0,15–0,4 mm, thân dài, trong suốt, di chuyển chậm và hoạt động mạnh vào ban đêm.

  • Demodex folliculorum: Sống trong nang lông, đặc biệt là lông mi, và ăn tế bào da chết.
  • Demodex brevis: Tồn tại gần tuyến dầu trong nang lông và ăn chất bã nhờn.

Xem thêm: Ký sinh trùng là gì?

Vòng đời của Demodex

Vòng đời của chúng khoảng 14-16 ngày, trải qua các giai đoạn:

  1. Trứng: Con cái đẻ trứng trong nang lông hoặc tuyến bã nhờn.
  2. Ấu trùng: Trứng nở thành ấu trùng sáu chân sau khoảng 3-4 ngày.
  3. Nhộng: Nhuộng được tiếp tục phát triển trong khoảng 7 ngày.
  4. Trưởng thành: Nhộng phát triển thành Demodex trưởng thành, sống thêm khoảng 4-6 ngày và tiếp tục chu kỳ sinh sản ra trứng.

Các bệnh gây ra do Demodex và cơ chế gây bệnh

Khi số lượng ký sinh trùng Demodex tăng lên quá mức trên da, chúng có thể gây ra nhiều bệnh lý liên quan đến da và mắt. Một số bệnh phổ biến do Demodex gây ra bao gồm:

  • Viêm da do Demodex: Viêm da do Demodex xảy ra khi số lượng ký sinh trùng này tăng cao, gây đỏ da, ngứa và viêm nang lông. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng viêm da tiết bã, mụn đỏ hoặc da bong tróc.
  • Rosacea: Rosacea là bệnh da mãn tính gây đỏ mặt, giãn mạch và mụn mủ. Nghiên cứu cho thấy Demodex có thể liên quan đến sự phát triển của bệnh do làm tăng phản ứng viêm trên da.
  • Viêm bờ mi: Viêm bờ mi do Demodex gây ra tình trạng ngứa, rát, sưng đỏ mí mắt và rụng lông mi. Demodex làm tắc nghẽn tuyến bã nhờn ở mí mắt, gây khó chịu và viêm nhiễm.
  • Viêm nang lông: Demodex có thể xâm nhập vào nang lông, gây viêm da, sưng đỏ và mụn nhỏ có mủ. Bệnh thường xuất hiện ở vùng mặt, ngực và lưng, đặc biệt trên da dầu.
Demotex gây viêm da, viêm bờ mi, viêm nag lông và bệnh Rosacea
Demotex gây viêm da, viêm bờ mi, viêm nag lông và bệnh Rosacea

Các triệu chứng nhiễm Demodex

Khi nhiễm Demodex, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề sau:

  • Cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da
  • Cảm giác kiến bò trên da mặt
  • Sự xuất hiện của mụn trứng cá, đặc biệt là mụn viêm, mụn sần đỏ hoặc mụn mủ
  • Đỏ da và giãn mạch
  • Rụng lông mi, lông mày và tóc
  • Ngứa da đầu và rụng tóc
  • Viêm da quanh miệng
  • Da khô, bong tróc, dễ kích ứng – đặc biệt ở những người bị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán

Để xác định tình trạng nhiễm bệnh, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau đây:

  • Sinh thiết bề mặt da chuẩn hóa (SSSB): Đây là phương pháp chính xác nhất để xác định số lượng Demodex trên da. Bác sĩ sẽ dùng một lớp keo dán lên vùng da cần kiểm tra, sau đó bóc ra để lấy mẫu tế bào da và lông. Mẫu này được quan sát dưới kính hiển vi để đếm số lượng ký sinh trùng.
  • Soi tươi trực tiếp (DME): Bác sĩ lấy một ít chất nhờn từ da hoặc cạo nhẹ bề mặt da rồi quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi. Phương pháp này có thể phát hiện Demodex nhưng không chính xác bằng SSSB.
  • Soi da bằng đèn phóng đại: Dermoscopy là thiết bị phóng đại giúp quan sát các lỗ chân lông trên da. Nếu có Demodex, bác sĩ có thể thấy các dấu hiệu đặc trưng như những chấm trắng nhô ra từ lỗ chân lông.
  • Sinh thiết da: Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ da để xét nghiệm nhằm xác định sự hiện diện của Demodex và mức độ viêm nhiễm.
Soi tươi thường được sử dụng để xét nghiệm phát hiện Demodex
Soi tươi thường được sử dụng để xét nghiệm phát hiện Demodex

Xem thêm:

Cách điều trị bệnh do Demodex gây ra

Việc điều trị bệnh tập trung vào việc giảm số lượng ký sinh trùng và kiểm soát các triệu chứng liên quan. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ: Kem hoặc gel chứa permethrin hoặc metronidazole giúp tiêu diệt Demodex, trong đó permethrin có tác dụng diệt ký sinh trùng, còn metronidazole giúp kháng khuẩn, chống viêm.

  • Dùng thuốc điều trị: Trong trường hợp nặng hoặc không đáp ứng với điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống.

  • Vệ sinh da mặt: Rửa mặt hàng ngày bằng xà phòng nhẹ hoặc sản phẩm chứa dầu cây trà (tea tree oil) giúp giảm số lượng Demodex nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống ký sinh trùng.

  • Chăm sóc mắt: Vệ sinh mí mắt bằng dung dịch chứa dầu cây trà hoặc sản phẩm chuyên dụng giúp loại bỏ Demodex và giảm triệu chứng viêm.

Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ

Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm:

Cách phòng ngừa ký sinh trùng Demodex

Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh hoặc ngăn ngừa tái nhiễm, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân và giặt khăn, gối thường xuyên để hạn chế Demodex.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm có chứa dầu: Sử dụng mỹ phẩm không chứa dầu (oil-free) để giảm nguy cơ tạo môi trường thuận lợi cho Demodex phát triển.
  • Kiểm tra và điều trị cho vật nuôi: Nếu có nuôi chó mèo, đảm bảo chúng được kiểm tra thường xuyên, vì Demodex có thể lây nhiễm từ vật nuôi sang người.
  • Tăng cường miễn dịch bằng dinh dưỡng: Bổ sung vitamin A, C, E, kẽm, omega-3 và hạn chế đường giúp kiểm soát Demodex hiệu quả.
Giữ vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm Demodex
Giữ vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch sẽ để phòng ngừa nhiễm Demodex

Ngoài ra, nếu có triệu chứng nghi ngờ, nên tiến hành kiểm tra để xác định chính xác mức độ nhiễm bệnh và có phương án điều trị kịp thời.

Với hơn 25 năm kinh nghiệm và hệ thống 40+ điểm lấy mẫu trên toàn quốc, Diag cung cấp dịch vụ xét nghiệm y khoa hiện đại. Hơn 3.500.000 lượt xét nghiệm, 6.500+ bác sĩ đối tác, cùng công nghệ tiên tiến đạt chuẩn ISO 15189:2022 đảm bảo kết quả nhanh chóng, chính xác. Hiện nay, Diag đang cung cấp với 12 chỉ số, liên hệ ngay với Diag để nhận được tư vấn cụ thể nhất:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717

Lời kết

Demodex có thể gây ra nhiều vấn đề về da nếu không được kiểm soát tốt. Nếu phát hiện các triệu chứng nghi ngờ như cảm giác kiến bò, ngứa ngáy, bạn nên thực hiện các xét nghiệm kiểm tra để có hướng điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.

Xem thêm: Ký sinh trùng ăn não