Ký sinh trùng ăn não: Cách chẩn đoán và phòng ngừa
- Tổng quan về amip ăn não
- Amip ăn não là gì?
- Bệnh amip ăn não
- Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết amip ăn não
- Nguyên nhân và cơ chế lây truyền bệnh amip ăn não
- Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm amip ăn não
- Các phương pháp chẩn đoán và điều trị amip ăn não
- Phương pháp chẩn đoán
- Phương pháp điều trị
- Các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa bệnh amip ăn não
- Cần làm gì nếu tiếp xúc với nguồn nước có khả năng nhiễm ký sinh trùng?
Amip ăn não là một loại amip nguy hiểm có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và gây tổn thương nghiêm trọng đến não bộ. Mặc dù bệnh hiếm gặp, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cùng Diag tìm hiểu về ký sinh trùng ăn não để phong ngừa nguy cơ nhiễm bệnh nhé!
Tổng quan về amip ăn não
Amip ăn não là gì?
Amip ăn não là những vi sinh vật nguy hiểm có khả năng xâm nhập vào não và gây tổn thương nghiêm trọng. Một trong những loài phổ biến nhất là Naegleria fowleri, thường được gọi là amip ăn não. Loài này sống trong nước ngọt ấm và có thể gây viêm não nghiêm trọng.
Bệnh amip ăn não
Bệnh amip ăn não là bệnh do một số loại amip ăn não gây ra. trong đó Naegleria fowleri là tác nhân phổ biến nhất. Đây là một bệnh lý hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong gần như 100% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Loại amip này xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi, di chuyển đến não và phá hủy mô não nhanh chóng.
Xem thêm: Ký sinh trùng là gì?
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết amip ăn não
Triệu chứng ban đầu của bệnh thường xuất hiện trong vòng 1-9 ngày sau khi tiếp xúc với amip ăn não Naegleria fowleri. Chúng có thể giống với bệnh viêm não thông thường. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Sốt hoặc sốt cao đột ngột
- Đau đầu dữ dội
- Buồn nôn và nôn
- Đau đầu kèm ảo giác
- Cứng cổ
- Mất phương hướng, lú lẫn
- Lên cơn động kinh, co giật
- Hôn mê
Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể tiến triển rất nhanh và dẫn đến tử vong trong vòng 5-7 ngày. Do đó, ngay khi có triệu chứng nghi ngờ nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Đồng thời, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh amip ăn não. Việc phát hiện sớm có thể giúp tăng cơ hội sống sót và giảm biến chứng nguy hiểm.

Diag là trung tâm y khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ xét nghiệm chính xác, đáng tin cậy với hệ thống 40+ điểm lấy mẫu trên toàn quốc. Với công nghệ tiên tiến và chứng nhận ISO 15189:2022, Diag giúp bạn dễ dàng theo dõi kết quả trực tuyến, đảm bảo quy trình minh bạch và nhanh chóng. Liên hệ Diag ngay để được tư vấn nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm ký sinh trùng:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm:
Nguyên nhân và cơ chế lây truyền bệnh amip ăn não
Amip ăn não không lây truyền từ người sang người. Đường lây truyền của chúng là xâm nhập vào cơ thể qua mũi khi con người tiếp xúc với nước ngọt ấm bị nhiễm mầm bệnh. Chúng thường tồn tại trong:
- Hồ nước ngọt, sông, suối nước nóng
- Hồ bơi không được khử trùng đúng cách
- Đất ẩm và bùn
- Hệ thống nước máy không được xử lý đúng tiêu chuẩn
Khi nước nhiễm amip xâm nhập vào mũi, amip ăn não sẽ di chuyển theo dây thần kinh khứu giác đến não, gây tổn thương nghiêm trọng cho mô não.
Các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm amip ăn não
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh amip ăn não Naegleria fowleri bao gồm:
- Những người thường bơi lội trong vùng nước ngọt: Đặc biệt là hồ nước ngọt, ao, sông hoặc suối nước nóng chưa được khử trùng đúng cách.
- Trẻ em vị thành niên và thanh thiếu niên: Nhóm tuổi này thường có xu hướng tham gia các hoạt động dưới nước nhiều hơn.
- Những người tiếp xúc với đất hoặc bùn ẩm: Amip ăn não có thể tồn tại trong đất và xâm nhập vào cơ thể khi bị nhiễm vào mũi.
- Sử dụng nước máy không đảm bảo vệ sinh: Việc dùng nước máy để rửa mũi, máy phát tinh dầu hoặc làm sạch kính áp tròng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị amip ăn não
Phương pháp chẩn đoán
Phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng giúp tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân mắc bệnh amip ăn não. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Xét nghiệm dịch não tủy CSF: Đây là xét nghiệm lấy mẫu dịch não tủy từ cột sống để kiểm tra sự hiện diện của amip ăn não.
- Ưu điểm: Có thể giúp xác định bệnh sớm.
- Nhược điểm: Độ nhạy không cao, cần xét nghiệm PCR hoặc nuôi cấy để khẳng định.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết.
- Ưu điểm: Phát hiện tổn thương ở não như viêm não, viêm màng não, đặc biệt là ở vùng khứu giác.
- Nhược điểm: Không thể xác định chính xác amip ăn não, chỉ hỗ trợ phát hiện tổn thương do amip gây ra.
Phương pháp nuôi cấy amip: Đây là kỹ thuật nuôi cấy mẫu dịch não tủy hoặc mô bệnh phẩm trong môi trường thích hợp để xác định sự phát triển của amip ăn não.
- Ưu điểm: Giúp xác định trực tiếp sự hiện diện của amip, hỗ trợ phân lập và thử nghiệm độ nhạy với thuốc.
- Nhược điểm: Mất nhiều thời gian hơn so với xét nghiệm PCR, không hữu ích trong trường hợp cần chẩn đoán khẩn cấp.

Phương pháp điều trị
Các loại thuốc điều trị chính cho bệnh amip ăn não Naegleria fowleri là:
- Amphotericin B: Đây là loại thuốc kháng nấm mạnh có khả năng tiêu diệt amip ăn não bằng cách phá vỡ màng tế bào của ký sinh trùng.
- Miltefosine: Một loại thuốc chống ký sinh trùng có thể được sử dụng kết hợp với Amphotericin B để cải thiện tỷ lệ sống sót.
- Các thuốc khác: Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng azithromycin và rifampin có thể giúp tăng hiệu quả điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh nhân bị nhiễm amip ăn não cần được chăm sóc tích cực tại bệnh viện, bao gồm:
- Duy trì chức năng sống, kiểm soát nhiệt độ cơ thể
- Giảm áp lực nội sọ bằng cách dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết
- Sử dụng máy hỗ trợ hô hấp nếu bệnh nhân gặp khó khăn khi thở
- Dùng thuốc giảm viêm để giảm viêm não và giảm tổn thương màng não
Các biện pháp bảo vệ và phòng ngừa bệnh amip ăn não
Hiện chưa có vắc-xin hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh này. Do đó phòng ngừa là yếu tố quan trọng nhất. Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến nghị các biện pháp phòng tránh như sau:
- Tránh bơi lội trong hồ nước ngọt, suối nước nóng, đặc biệt là bơi lội vào mùa hè.
- Dùng kẹp mũi hoặc bịt mũi nếu phải bơi hoặc lặn ở các vùng nước có nguy cơ cao.
- Tránh đào bới, khuấy động trầm tích ở các khu vực nước ngọt như hồ, sông, ao.
- Sử dụng nước an toàn để rửa mũi, không dùng nước máy chưa đun sôi hoặc chưa được lọc để vệ sinh mũi.
Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Cần làm gì nếu tiếp xúc với nguồn nước có khả năng nhiễm ký sinh trùng?
Có thể thực hiện các biện pháp sau đây khi tiếp xúc với nguồn nước có nguy cơ nhiễm amip ăn não để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm:
- Không ngoáy mũi hoặc hít nước sâu để giảm nguy cơ amip xâm nhập vào đường mũi.
- Rửa sạch mũi bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý nếu nghi ngờ tiếp xúc.
- Theo dõi sức khỏe trong vòng 1-9 ngày sau khi tiếp xúc và đến cơ sở y tế ngay nếu có triệu chứng.
- Hạn chế bơi lội hoặc lặn ở ao, hồ nước ấm, sông suối vào mùa hè, đặc biệt ở vùng có báo cáo về amip ăn não.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và xét nghiệm nếu cần để loại trừ nguy cơ nhiễm trùng.
Tóm lại, bệnh amip ăn não hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh chóng. Hiện nay chưa có vắc-xin trị bệnh vì vậy hãy chủ động phòng tránh và xét nghiệm sớm nếu có triệu chứng nghi ngờ nhé.
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/24485-brain-eating-amoeba
https://www.webmd.com/brain/brain-eating-amoebam
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/infections/Pages/naegleria-fowleri-the-brain-eating-amoeba-how-to-prevent-this-rare-infection.aspx