Giun kim là một trong những loại giun tròn phổ biến sống ký sinh trong cơ thể con người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc tìm hiểu về giun kim và những dấu hiệu của loài ký sinh trùng này sẽ giúp ba mẹ nhận biết và điều trị kịp thời cho trẻ. Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, các dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh giun kim trong bài viết dưới đây!

Bệnh giun kim là gì?

Giun kim tên khoa học là Enterobius vermicularis, là một loại giun tròn nhỏ sống ký sinh trong ruột người. Giun kim là nguyên nhân dẫn đến bệnh giun kim hay còn gọi là Enterobiasis hoặc Oxyuriasis. Nhiễm giun kim thường phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể lây lan dễ dàng trong môi trường gia đình hoặc trường học.

Giun kim là một loại giun tròn nhỏ sống ký sinh trong ruột người.
Giun kim là một loại giun tròn nhỏ sống ký sinh trong ruột người.

Đặc điểm trứng giun kim được thể hiện ở hình bầu dục, có một mặt phẳng và một mặt lồi. Kích thước của trứng giun kim rất nhỏ, chỉ khoảng 50 – 60 micromet. Trứng thường trong suốt và có thể nhìn thấy ấu trùng trứng bên trong khi soi dưới kính hiển vi.

Giun kim kí sinh ở ruột non, ruột già vùng hậu môn. Trong đó, giun kim trưởng thành ký sinh ở ruột non, trong khi đó giun cái di chuyển xuống ruột già và đẻ trứng. Giun cái thường đẻ trứng ở vùng hậu môn và ban đêm nên gây ngứa ngáy ở vị trí này.

Dấu hiệu bị giun kim

Bệnh nhân nhiễm giun kim thường có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Ngứa vùng hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xảy ra vào ban đêm khi giun cái di chuyển ra ngoài để đẻ trứng.
  • Ngứa vùng âm đạo: Ở nữ giới, giun kim có thể di chuyển đến vùng âm đạo, gây ngứa ngáy.
  • Mất ngủ và khó chịu: Ngứa ngáy vào ban đêm có thể gây mất ngủ, khó chịu và cáu gắt.
  • Đau bụng: Một số người có thể cảm thấy bụng đau nhẹ và không liên tục.
  • Phát ban: Có thể xuất hiện phát ban đỏ xung quanh vùng hậu môn hoặc âm đạo do gãi ngứa.
Giun kim thường gây ngứa vùng hậu môn, âm đạo dẫn đến đau bụng hoặc mất ngủ.
Giun kim thường gây ngứa vùng hậu môn, âm đạo dẫn đến đau bụng hoặc mất ngủ.

Chu trình phát triển của giun kim

Chu trình phát triển của giun kim bao gồm các giai: trứng, ấu trùng, trưởng thành. Trứng giun kim có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bề mặt bị nhiễm trứng như đồ chơi, quần áo, giường chiếu. Trứng giun kim cũng có thể tái nhiễm qua việc nuốt phải trứng từ tay hoặc các bề mặt bị nhiễm.

Trong giai đoạn trứng, giun cái di chuyển ra vùng hậu môn vào ban đêm để đẻ trứng. Mỗi giun cái có thể đẻ từ 10.000 đến 15.000 trứng. Trứng giun có kích thước nhỏ và có thể tồn tại trong môi trường từ 2 đến 3 tuần.

Trong giai đoạn ấu trùng, khi trứng được nuốt vào sẽ nở thành ấu trùng giun kim trong ruột non sau khoảng 4-6 giờ. Ấu trùng di chuyển xuống ruột già và bám vào thành ruột để phát triển thành giun trưởng thành. Giun kim trưởng thành sống chủ yếu ở ruột già. Quá trình từ khi nuốt trứng đến khi giun cái đẻ trứng mất khoảng 1 tháng. Tuổi thọ của giun kim từ 4 – 8 tuần.

Giun kim thường phát triển ở trẻ em và khiến trẻ khó chịu, rối loạn giấc ngủ và tâm lý.
Giun kim thường phát triển ở trẻ em và khiến trẻ khó chịu, rối loạn giấc ngủ và tâm lý.

Tác hại của giun kim đối với con người

Giun kim có thể gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, bao gồm: ngứa và kích ứng da, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng thứ phát và ảnh hưởng tâm lý. Trẻ nhiễm giun kim có thể xuất hiện các triệu chứng như giảm tập trung hoặc suy dinh dưỡng.

Các tác hại thường gặp của nhiễm giun kim như sau:

  • Ngứa hậu môn: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xảy ra vào ban đêm khi giun cái đẻ trứng. Ngứa hậu môn có thể gây khó chịu và mất ngủ.
  • Ngứa vùng âm đạo: Ở nữ giới, giun kim có thể di chuyển đến vùng âm đạo, gây ngứa ngáy và kích ứng.
  • Mất ngủ: Ngứa ngáy vào ban đêm có thể gây mất ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây mệt mỏi, cáu gắt vào ban ngày.
  • Đau bụng: Một số người có thể cảm thấy bụng đau nhẹ và không liên tục.
  • Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn có thể xảy ra do sự hiện diện của giun trong ruột.
  • Nhiễm trùng da: Gãi ngứa vùng hậu môn có thể gây tổn thương da và dẫn đến nhiễm trùng thứ phát.
  • Viêm nhiễm vùng âm đạo: Ở nữ giới, giun kim có thể gây viêm nhiễm vùng âm đạo và đường tiết niệu.
  • Lo lắng và căng thẳng: Ngứa ngáy và mất ngủ kéo dài có thể gây lo lắng, căng thẳng và ảnh hưởng đến tâm lý.

Cách điều trị bệnh giun kim

Việc điều trị giun kim bao gồm việc sử dụng thuốc tẩy giun kim và duy trì vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ.

Với cách tẩy giun kim, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc điều trị giun kim sau:

  • Mebendazole: Liều dùng cho người lớn và trẻ em là 100mg uống một lần, sau đó lặp lại sau 2 tuần.
  • Albendazole (Albenza): Liều dùng cho người lớn và trẻ em là 400mg uống một lần, sau đó lặp lại sau 2 tuần.
  • Pyrantel pamoate: Có sẵn không cần kê đơn, liều dùng là 11 mg/kg (tối đa 1g) uống một lần, sau đó lặp lại sau 2 tuần.

Khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm giun kim, bác sĩ có thể điều trị đồng loạt cho tất cả thành viên trong gia đình để ngăn ngừa tái nhiễm. Ngoài ra, việc lặp lại thuốc sau hai tuần cũng để đảm bảo tiêu diệt hết giun trưởng thành mới nở từ trứng.

Bệnh nhân nhiễm giun kim có thể áp dụng kiểm tra bằng phương pháp tape test, sử dụng băng dính trong suốt để kiểm tra trứng giun quanh vùng hậu môn vào buổi sáng trước khi đi tắm hoặc đi vệ sinh. Bệnh nhân từng nhiễm giun kim nên thường xuyên theo dõi các triệu chứng và tái khám nếu cần thiết để bệnh được điều trị kịp thời, tránh tái nhiễm.

Xem thêm: Thuốc tẩy giun kim cho người lớn

Cách phòng chống giun kim

Để phòng chống nhiễm giun kim, bạn nên chú ý vệ sinh môi trường sống xung quanh và cá nhân như dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, đặc biệt là rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Giặt giũ quần áo và giường chiếu: Giặt quần áo, ga trải giường và khăn tắm bằng nước nóng để tiêu diệt trứng giun, thường xuyên khử trùng đồ dùng và nơi ở.
  • Cắt móng tay ngắn: Giữ móng tay ngắn và sạch để tránh trứng giun bám vào.
  • Tránh gãi ngứa: Dù bị ngứa hậu môn nhưng bạn cũng nên tránh gãi ngứa để ngăn ngừa lây lan trứng giun.

Một số câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu bị giun kim phải làm sao?

Khi mẹ bầu bị nhiễm giun kim, việc điều trị cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trước tiên, cần vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh mẹ bầu. Trong trường hợp cần điều trị bằng thuốc, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Giun kim sống trong môi trường nào?

Giun kim chủ yếu sống và phát triển trong cơ thể con người, đặc biệt là trong hệ tiêu hóa như ruột non, ruột già và vùng hậu môn.

Xét nghiệm Fasciola IgG Sán lá gan chỉ 145K

  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lời kết

Trong bài viết lần này, Diag đã chia sẻ về bệnh giun kim từ các dấu hiệu cho đến cách điều trị và phòng tránh. Vì giun kim là loài ký sinh trùng chủ yếu ở trẻ nên ba mẹ cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng ở trẻ để kịp thời chữa trị bệnh giun kim, tránh trẻ bị khó chịu trong thời gian dài và các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.