Nhiễm sán chó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, mắt và nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhận biết sớm các dấu hiệu sán chó để chữa trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nặng. Cùng Diag tìm hiểu về hiểu hiện bệnh sán chó ở người, cách chẩn đoán, điều trị và phòng tránh hiệu quả bệnh này nhé!

Bệnh sán chó là gì?

Bệnh giun đũa chó/mèo (Toxocariasis) hay thường được gọi là bệnh sán chó, là bệnh do ấu trùng giun đũa chó mèo Toxocara canis hoặc Toxocara cati gây ra. Con người nhiễm bệnh khi nuốt phải trứng giun từ đất, thực phẩm nhiễm bẩn hoặc tiếp xúc với vật nuôi mang mầm bệnh. Trứng nở thành ấu trùng trong cơ thể và di chuyển đến nội tạng, mắt và hệ thần kinh.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, tùy theo mức độ nhiễm. Ấu trùng không phát triển thành giun trưởng thành nhưng có thể tồn tại nhiều năm, gây viêm và ảnh hưởng đến mô. Bệnh có thể dẫn đến tiêu chảy, sốt, phát ban, mệt mỏi kéo dài, thậm chí ảnh hưởng đến thị lực và hệ thần kinh nếu không được chữa trị kịp thời.

Lưu ý: Bài viết này đề cập đến bệnh do nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati), một tình trạng thường được gọi trong dân gian bệnh sán chó”, tuy cách gọi này chưa chính xác về mặt y khoa nhưng để dễ hình dung cho người đọc, bài viết vẫn sẽ sử dụng thuật ngữ này. 

Người có nguy cơ cao mắc bệnh sán chó

Bệnh sán chó có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng những nhóm sau có nguy cơ cao hơn:

  • Trẻ em: Do thường xuyên tiếp xúc với đất cát có phân chó mèo, không vệ sinh kỹ lưỡng sau khi chơi đùa với chó, mèo.
  • Người nuôi thú cưng: Người lớn nuôi chó, mèo nhưng không thực hiện tẩy giun định kỳ cho vật nuôi có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
  • Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với động vật: Bác sĩ thú y, nhân viên trang trại, nhân viên cứu hộ động vật có nguy cơ cao do thường xuyên tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người bị bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch hoặc đang điều trị ung thư có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và dễ bị biến chứng nghiêm trọng.

Xem thêm: Nhiễm giun đũa chó khi mang thai

Biểu hiện của bệnh sán chó

Dấu hiệu khi nhiễm sán chó có thể khác nhau tùy theo mức độ nhiễm và cơ quan bị ảnh hưởng. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến nhất mà người bệnh có thể gặp phải.

1. Ngứa da và nổi mẩn đỏ

Người bị nhiễm sán chó có thể xuất hiện tình trạng ngứa da, dị ứng kéo dài, nổi mề đay hoặc phát ban. Các dấu hiệu này thường dai dẳng, có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm hoặc ở các vùng da mà giun trú ngụ.

Người bị nhiễm sán chó thường gặp tình trạng ngứa da, dị ứng kéo dài
Người bị nhiễm sán chó thường gặp tình trạng ngứa da, dị ứng kéo dài

2. Rối loạn tiêu hóa

  • Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng: Khi ấu trùng xâm nhập vào hệ tiêu hóa, chúng có thể gây kích ứng ruột. Nó dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy kéo dài, đầy hơi hoặc chướng bụng.
  • Táo bón không rõ nguyên nhân: Một số trường hợp bị táo bón dù vẫn duy trì chế độ ăn giàu chất xơ, do ảnh hưởng đến sự hấp thu nước trong ruột.
  • Đau bụng vùng thượng vị: Cơn đau bụng do sán chó thường âm ỉ hoặc từng cơn, có thể xuất hiện ở vùng trên dạ dày hoặc quanh rốn.

3. Ho, khó thở

Ở một số người, nhiễm sán chó có thể ảnh hưởng đến phổi, gây ho khan kéo dài, khó thở hoặc thở khò khè. Các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với bệnh hô hấp thông thường.

Xem thêm:

4. Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi

Sự di chuyển của ấu trùng trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Nó gây đau đầu kéo dài, chóng mặt, suy giảm trí nhớ hoặc mất tập trung. Một số người bệnh còn cảm thấy uể oải, thiếu năng lượng dù ăn uống đầy đủ.

Dấu hiệu bệnh sán chó là đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi
Dấu hiệu bệnh sán chó là đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi

5. Rối loạn ăn uống và cân nặng

Người nhiễm sán chó có thể bị chán ăn hoặc cảm giác thèm ăn bất thường. Hiện tượng này có thể do rối loạn chức năng tiêu hóa và phản ứng viêm trong cơ thể. Một số trường hợp có thể bị sụt cân nhẹ do rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc giảm hấp thu dinh dưỡng. Tuy nhiên, sán chó không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giảm cân nghiêm trọng.

6. Suy giảm thị lực

Trong một số trường hợp, sán chó có thể gây thương tổn cho mắt. Nó dẫn đến suy giảm thị lực, nhìn mờ, đau nhức mắt hoặc thậm chí mất thị lực nếu không chữa trị kịp thời.

7. Tăng bạch cầu ái toan

Khi nhiễm sán chó, cơ thể có thể phản ứng bằng cách tăng bạch cầu ái toan. Đây là một loại tế bào miễn dịch liên quan đến phản ứng dị ứng và nhiễm ký sinh trùng. Điều này có thể dẫn đến các dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài, cảm giác khó chịu trong người.

Nếu có các triệu chứng nghi nhiễm sán chó trên, hãy đến ngay trung tâm y khoa Diag để được xét nghiệm nhanh chóng, nhận kết quả trực tuyến mà không cần đợi lâu. Diag hiện có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành y khoa. Tại đây đã thực hiện hơn 3.500.000 lượt xét nghiệm, có hơn 6.500 bác sĩ đối tác, hơn 40 điểm lấy mẫu và hơn 1400+ xét nghiệm đa dạng.

Khách hàng hoàn toàn yên tâm vì hệ thống xét nghiệm chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, thiết bị hiện đại từ Abbott, Roche,… Diag cũng có nhận mẫu xét nghiệm ngay tại nhà, liên hệ Diag ngay để được bác sĩ tư vấn chi tiết:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717
  • Chi nhánh Diag trên toàn quốc: https://diag.vn/location/

Xem thêm:

Dấu hiệu bệnh sán chó ở mắt

Sán chó có thể di chuyển đến mắt và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Nhìn mờ hoặc giảm thị lực: Người bệnh có thể gặp tình trạng nhìn mờ, nhìn đôi hoặc mất thị lực một phần do ấu trùng.
  • Đau nhức mắt: Cảm giác đau nhẹ đến dữ dội, có thể kèm theo sưng đỏ.
  • Hiện tượng ruồi bay: Một số người bị nhiễm sán chó có thể cảm nhận được những chấm đen hoặc vật thể lạ di chuyển trước mắt. Điều này là do sự ảnh hưởng của ấu trùng đến thủy tinh thể và dịch kính.
  • Lác mắt hoặc mất cân bằng thị giác: Nếu thương tổn nặng, người bệnh có thể bị lác mắt hoặc mất khả năng điều tiết mắt bình thường.

Nguyên nhân bị sán chó

Nguyên nhân nhiễm sán chó chủ yếu đến từ việc vô tình tiếp xúc với trứng giun. Một số con đường phổ biến bao gồm:

  • Ăn phải thực phẩm hoặc nước uống nhiễm trứng giun: Trứng Toxocara có thể tồn tại trong đất, rau sống chưa rửa kỹ hoặc nguồn nước ô nhiễm.
  • Tiếp xúc với chó, mèo bị nhiễm bệnh: Khi vuốt ve, chơi đùa với thú cưng mà không rửa tay sạch sẽ, con người có nguy cơ nuốt phải trứng giun.
  • Thói quen vệ sinh kém: Trẻ em thường có thói quen đưa tay vào miệng sau khi chơi đất, cát hoặc chạm vào vật nuôi, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Những khu vực có mật độ chó mèo thả rông cao, không được kiểm soát vệ sinh tốt có nguy cơ lây nhiễm cao hơn.

Bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào vị trí mà ấu trùng xâm nhập trong cơ thể. Một số trường hợp nhẹ có thể không có triệu chứng rõ ràng và tự khỏi. Tuy nhiên nếu ấu trùng di chuyển đến các cơ quan quan trọng như mắt, não, gan hoặc phổi, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm:

  • Ảnh hưởng đến thị lực: Nhiễm giun đũa chó ở mắt có thể dẫn đến suy giảm thị lực hoặc mù lòa.
  • Gây tổn thương thần kinh: Nếu giun đũa xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, nó có thể gây viêm màng não, co giật hoặc ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung.
  • Biến chứng gan và phổi: Trong một số trường hợp, sán chó có thể gây tổn thương gan, phổi, dẫn đến viêm, xơ hóa hoặc tắc nghẽn đường mật.

Bệnh sán chó hiếm khi gây tử vong nhưng nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Xem thêm:

Chẩn đoán bệnh sán chó ở người

Việc chẩn đoán bệnh sán chó thường dựa trên một số xét nghiệm hoặc phương pháp sau:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra kháng thể IgG hoặc IgM để xác định sự hiện diện của Toxocara trong cơ thể.
  • Xét nghiệm công thức máu: Số lượng bạch cầu ái toan tăng cao trong xét nghiệm công thức máu có thể gợi ý tình trạng nhiễm bệnh.
  • Siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI, CT scan): Trong trường hợp nghi ngờ tổn thương ở gan, phổi hoặc não, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm hoặc chụp MRI để xác định mức độ tổn thương.
  • Khám chuyên khoa mắt: Nếu có triệu chứng ở mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra võng mạc để tìm dấu hiệu tổn thương do sán chó.

Điều trị nhiễm sán chó

Việc chữa trị bệnh sán chó nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

  • Dùng thuốc diệt ký sinh trùng: Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm Albendazole hoặc Mebendazole. Thời gian chữa trị có thể kéo dài từ 1-4 tuần tùy theo mức độ nhiễm.
  • Điều trị triệu chứng: Nếu có phản ứng viêm mạnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm hoặc thuốc giảm đau để kiểm soát triệu chứng.
  • Can thiệp y khoa: Trong trường hợp sán chó gây tổn thương nghiêm trọng ở mắt hoặc hệ thần kinh, có thể cần điều trị chuyên sâu hoặc can thiệp ngoại khoa.

Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ

Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Phòng ngừa nhiễm sán chó hiệu quả

Thực hiện các biện pháp sau giúp bảo vệ sức khỏe, giảm nguy cơ nhiễm sán chó và ngăn chặn sự lây lan bệnh sán chó trong cộng đồng.

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với chó mèo, làm vườn hoặc chơi ở khu vực có đất, cát. Cắt móng tay gọn gàng, tránh đưa tay lên miệng để hạn chế nguy cơ nhiễm trứng giun sán.
  • Chăm sóc thú cưng đúng cách: Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để kiểm soát ký sinh trùng. Vệ sinh nơi ở của thú cưng sạch sẽ, không để phân tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
  • Giữ môi trường sạch sẽ: Xử lý phân vật nuôi đúng cách, không để ở sân chơi của trẻ em hoặc nơi sinh hoạt chung. Hạn chế trẻ tiếp xúc với cát, đất tại những khu vực có nhiều động vật đi lại để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Chế độ ăn uống an toàn: Không ăn thịt, cá, rau sống chưa qua chế biến kỹ để tránh nhiễm ký sinh trùng. Uống nước sạch, đun sôi hoặc sử dụng nước lọc đảm bảo vệ sinh để ngăn ngừa trứng giun xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Đi khám khi có triệu chứng nghi ngờ và kiểm tra sức khỏe định kỳ: Nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Nếu bạn hoặc người thân (đặc biệt là trẻ em) có các triệu chứng kéo dài không rõ nguyên nhân như ngứa da, mệt mỏi, đau bụng, ho dai dẳng, hoặc các vấn đề về mắt, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cần thiết, bao gồm cả xét nghiệm máu tìm kháng thể Toxocara nếu nghi ngờ. Việc quan trọng nhất trong phòng ngừa là tẩy giun định kỳ cho chó mèo và duy trì vệ sinh tốt.

Câu hỏi thường gặp

Cách lấy sán trong mắt như thế nào?
Nếu có dấu hiệu nhiễm sán trong mắt, cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu cần.

Bệnh giun đũa chó nên ăn gì?
Nên ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhiều vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu sắt và protein để tăng cường sức đề kháng.

Thời gian ủ bệnh sán chó?
Thường từ vài ngày đến vài tuần sau khi nhiễm trứng giun, tùy vào hệ miễn dịch và mức độ nhiễm.

Bệnh sán chó có chữa được không?
Có. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng ký sinh trùng theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp theo dõi sức khỏe định kỳ.

Bệnh giun đũa chó kiêng ăn gì?
Hạn chế thực phẩm sống, tái, đồ ăn nhiều đường, chất béo không lành mạnh và các thực phẩm có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể.

Xem thêm: