Khi mắc bệnh sán chó, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vậy bị sán chó kiêng ăn gì? Hãy cùng Diag tìm hiểu nhé!

Bệnh sán chó là gì và dấu hiệu nhận biết

Bệnh giun đũa chó/mèo là bệnh ký sinh trùng do ấu trùng giun đũa chó mèo (Toxocara spp.) gây ra. Bệnh còn thường được gọi là bệnh sán chó. Chúng xâm nhập vào cơ thể người qua thực phẩm, nước uống hoặc tay nhiễm trứng sán từ phân chó mèo.

Trứng sán có thể tồn tại lâu trong đất cát, đặc biệt ở khu vực ô nhiễm, sân chơi hoặc nơi có động vật thải phân. Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm cao do hay chơi đùa dưới đất, tiếp xúc với cát và đưa tay lên miệng. Khi vào cơ thể, ấu trùng di chuyển đến gan, phổi, mắt hoặc não, gây tổn thương và phản ứng viêm.

Lưu ý: Bài viết này đề cập đến bệnh do nhiễm ấu trùng giun đũa chó/mèo (Toxocara canis/cati), một tình trạng đôi khi bị gọi nhầm trong dân gian bệnh sán chó”, cách gọi này chưa chính xác về mặt y khoa. Tuy nhiên, đễ dễ hình dung cho người đọc, bài viết vẫn sẽ sử dụng thuật ngữ này. 

Biểu hiện lâm sàng bệnh sán chó:

  • Ngứa da, dị ứng, nổi mề đay kéo dài
  • Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hóa
  • Gan to, hạch lympho sưng
  • Nếu ấu trùng di chuyển lên mắt, có thể gây giảm thị lực hoặc tổn thương võng mạc

Bệnh giun đũa chó nên kiêng ăn gì?

1. Thịt tái sống hoặc chưa nấu kỹ

Các loại thịt chưa được làm chín, đặc biệt là thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và thực phẩm tái sống như hải sản có nguy cơ chứa ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và làm suy yếu hệ miễn dịch. Đây các biện pháp phòng ngừa giun đũa chó cũng như cách phòng ngừa chung các bệnh lây qua thực phẩm khác, giúp thể khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật nói chung.

Bị bệnh sán chó nên kiêng thịt tái sống hoặc chưa được nấu chín
Bị bệnh sán chó nên kiêng thịt tái sống hoặc chưa được nấu chín

2. Rau sống, thực phẩm chưa rửa sạch

Rau sống có thể bị nhiễm trứng sán hoặc vi khuẩn nếu không được rửa kỹ bằng nước sạch. Khi ăn phải rau sống nhiễm trứng sán, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể, tiếp tục chu kỳ phát triển và gây hại cho cơ thể.

3. Nội tạng động vật

Gan, lòng, phổi, dạ dày của động vật nơi giun sán thường trú ngụ. Nếu không được chế biến kỹ đúng cách, chúng thể chứa mầm bệnh, làm tăng nguy gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến chức năng gan. Ngoài ra, nếu tổn thương gan do toxocariasis (thể VLM), nên hạn chế thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ nói chung, bao gồm cả nội tạng động vật. 

Xem thêm:

4. Hải sản sống hoặc chưa làm chín

Hải sản như tôm, cua, hàu, cá hồi tái có thể chứa giun sán hoặc vi khuẩn gây bệnh. Người nhiễm giun đũa chó mèo nên tránh hoàn toàn các món ăn sống như sashimi, gỏi, hoặc hải sản nướng tái.

Bị bệnh sán dải chó nên kiêng hải sản tươi sống như sashimi
Bị bệnh sán chó nên kiêng hải sản tươi sống như sashimi

Xem thêm: Nhiễm giun đũa chó khi mang thai

5. Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ và ít chất dinh dưỡng, có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Nó khiến cơ thể khó chống lại sự phát triển của giun sán.

6. Đồ ngọt và thực phẩm nhiều đường

Đường có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, thực phẩm nhiều đường còn làm rối loạn hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

7. Rượu bia, đồ uống có cồn

Rượu bia gây tổn thương gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải độc tố. Trong khi đây là cơ quan dễ bị tổn thương do giun đũa chó mèo. Hạn chế tối đa rượu bia giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

8. Sữa tươi chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa sống

Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn và giun sán gây bệnh. Người bệnh nên chọn sữa đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bị sán chó nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu protein dễ tiêu hóa: Thịt gà, cá trắng, trứng, đậu phụ giúp cơ thể phục hồi mà không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Rau củ quả giàu chất xơ: Cà rốt, bí đỏ, rau cải, bông cải xanh giúp hỗ trợ đào thải giun sán.
  • Tỏi, gừng, nghệ: Có đặc tính kháng khuẩn, giúp ức chế sự phát triển của giun sán.
    Sữa chua và thực phẩm giàu lợi khuẩn: Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Uống đủ nước: Nước lọc, nước ép trái cây tự nhiên giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố.

Tổng đài tư vấn bệnh ký sinh trùng MIỄN PHÍ

Trung tâm y khoa Diag – Hệ thống phòng khám và xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế

  • Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM
  • Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện
  • Xét nghiệm sức khỏe tiện lợi, không chờ đợi
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Lưu ý khác để phòng bệnh sán chó

Để phòng ngừa bệnh sán chó, cần duy trì thói quen vệ sinh cá nhân tốt, như rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật. Thực phẩm sống như thịt, hải sản và rau củ cần được nấu chín kỹ để loại bỏ nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, nên thực hiện tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nhiễm sán. Khi tiếp xúc với chó, mèo, cần vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo thú cưng được tiêm phòng, tẩy giun định kỳ. Môi trường sống cũng cần được giữ sạch, đặc biệt là khu vực nuôi động vật, nhằm hạn chế sự lây lan của giun sán.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được bị bệnh sán chó không nên ăn gì. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm sán, nên đi xét nghiệm ký sinh trùng sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Diag là phòng khám đa khoa và trung tâm xét nghiệm y khoa uy tín với hơn 25 năm kinh nghiệm cung cấp hơn 1000 loại xét nghiệm đa dạng, trong đó có xét nghiệm liên quan đến bệnh giun đũa chó mèo. Đặc biệt, Diag có nhận mẫu xét nghiệm tại nhà nếu bạn không muốn đi xa. Liên hệ Diag ngay qua:

  • Trang chủ Diag: https://diag.vn/
  • Hotline: 1900 1717
  • Chi nhánh Diag trên toàn quốc: https://diag.vn/location/

Xem thêm: