Bên cạnh công dụng mà ai cũng biết là giúp tăng cường thị lực, Omega 3 còn có “sức mạnh” nào khác nữa? Cùng Diag tìm hiểu nhé.

cong-dung-cua-omega-3.png

1. Omega 3 Là Gì?

Omega 3, tên gọi phổ biến và được rút gọn từ Axit béo không no – một loại chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm 3 loại chất béo quan trọng nhất là:

– Axit Eicosapentaenoic (EPA): Giúp thanh lọc máu, giảm xơ vữa động mạch, được tìm thấy nhiều trong các loại sữa, phô mai và các loại thực phẩm khác.

– Axit Alpha-linolenic (ALA): Giúp chống oxy hóa rất tốt, thường có nhiều trong các loại dầu hạt, đặc biệt là dầu hạt cải và dầu hạt lanh.

– Axit Docosahexaenoic (DHA): Chiếm hơn 90% tỷ lệ trong Omega 3, được tìm thấy nhiều trong các loại thịt động vật, tảo và đặc biệt là các loại cá như cá thu, cá mòi, cá trích.

an-gi-bo-sung-omega-3.png

Với công dụng tuyệt vời, Omega 3 vì thế được khuyến khích hấp thụ. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của cơ thể không thể tự sản xuất và tổng hợp Omega 3, bạn cần chủ động nạp các loại thực phẩm giàu Omega 3 để bổ sung chất này. Nên nhớ, cần tham khảo chỉ định của chuyên gia y tế để sử dụng thật hiệu quả.

2. Omega 3 Có Công Dụng Gì?

Phòng Ngừa Và Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Tim Mạch

Những bệnh liên quan đến tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh tim mạch xuất phát từ những thói quen xấu trong sinh hoạt, vì thế có thể phòng ngừa bệnh bằng cách ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh.

Bổ sung Omega 3 rất tốt cho cơ thể và hệ tim mạch, vì Omega 3 sản sinh Cholesterol tốt, hạn chế tình trạng hình thành xơ vữa động mạch và ngăn ngừa đông máu, đồng thời làm giảm sự sinh sản, quá trình sưng viêm gây hại cho tiêm mạch.

Giảm Mỡ Gan

Khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh dễ bị mệt mỏi và sức khỏe sa sút. Chính vì vậy, cần bổ sung Omega 3 đúng liều lượng và đúng cách để nạp đủ chất dinh dưỡng cơ thể và giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Cải Thiện Giấc Ngủ Và Chứng Trầm Cảm

Thiếu ngủ, khó ngủ hay ngủ nông dẫn đến các bệnh lý như béo phì, trầm cảm, mệt mỏi và dễ nổi nóng. Tưởng chừng không liên quan, nhưng do chính vì thì thiếu hụt Omega 3 gây ra tình trạng khó ngủ ở trẻ nhỏ và ngưng thở trong lúc ngủ ở người trưởng thành.

omega-3-giup-ngu-ngon-1024x731.jpg

Vì vậy, nạp Omega 3 để cải thiện chất lượng giấc ngủ rõ rệt, giúp bạn ngủ sâu và ngon giấc. Ngoài ra, Omega 3 còn làm giảm trạng thái bất ổn của tâm lý, căng thẳng, từ đó ngăn ngừa hình thành trầm cảm, nhưng không có khả năng thay thế thuốc chữa bệnh.

Cải Thiện Thị Lực Và Tăng Cường Trí Não

DHA một thành phần quan trọng trong Omega 3, là chất dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển của não bộ và cả thị lực, đặc biệt cần thiết trong sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nếu bạn có thị lực suy giảm, mắt mờ, dễ mỏi, yếu, mắc chứng hay quên, hoặc trẻ nhỏ kém thông minh, hãy bổ sung các thực phẩm giàu DHA và Omega. Từ đó, các chất này sẽ giúp bạn bù lại lượng dưỡng chất đã thiếu hụt, cải thiện tình trạng của mắt và não bộ hiệu quả.

Ngăn Ngừa Lão Hóa Và Giúp Da Mịn Màng

Ai cũng muốn ngăn ngừa lão hóa và giảm các nốt sần trên da, vậy tại sao không sử dụng Omega 3? Cụ thể, DHA trong Omega 3 có chức năng xây dựng cấu trúc màng tế bào, nuôi dưỡng làn da, trong khi chất Axit Elicosapentataenoic kiềm soát lượng dầu và đảm bảo độ ẩm, ngăn ngừa các lớp sừng,…

dau-ca-dep-da.png

Ngăn Ngừa Ung Thư

Omega 3 giúp giảm tỷ lệ ung thư, đặc biệt ung thư đường ruột lên đến 55%. Ngoài ra, các loại ung thư phổ biến ở nam giới như ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú ở nữ giới cũng được ngăn ngừa hiệu quả nhờ vào Omega 3.

Hỗ Trợ Giảm Chứng Tăng Động Giảm Chú Ý Ở Trẻ Em (AHD)

ADHD là chứng rối loạn tăng động thiếu chủ ý, khiến trẻ thường có hành vi hiếu động, bốc đồng, giảm sự tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật.

Theo đó, thiếu hụt Omega 3 trong máu gây ra ADHD. Vì vậy, bổ sung Omega 3 cho con trẻ ngay những năm đầu đời (từ 15 tháng tuổi trở lên) và giai đoạn phát triển sẽ giúp ngăn ngừa rối loạn trên.

3. Sử Dụng Omega 3 Như Thế Nào?

Tùy theo thể trạng của mỗi người mà sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau. Theo FDA – Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, bạn không nên bổ sung Omega 3 vượt quá mức 5000mg/ngày vì có thể dẫn đến tình trạng loãng máu và nhiều vấn đề khác. Cụ thể, người bình thường có thể cung cấp ở mức 200 – 250mg EPA và DHA/ngày.

Ngoài ra, với trường hợp sử dụng dầu cá, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ khi có nhu cầu. Đặc biệt, khi thực phẩm hằng ngày bạn tiêu thụ đã có sẵn Omega 3, việc hấp thụ dầu cá sẽ không quá cần thiết.

dau-ca-su-dung-ra-sao.png

Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Omega 3

Đối với bệnh nhân bị bệnh mạch vành, lượng Omega 3 bổ sung hằng ngày có thể tăng cao khoảng 1000mg. Còn ở bệnh nhân có chất béo trung tính cao, lượng EPA và DHA cần bổ sung từ 2000 – 4000mg/ngày.

Các trường hợp bị dị ứng tinh dầu, hoặc đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa không nên tự ý sử dụng. Cần tham vấn sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng, tránh dẫn đến việc dùng quá liều lượng cho phép gây rắc rối cho cơ thể.

Omega 3 là chất dinh dưỡng tuyệt vời dành cho cơ thể, nhưng cần xây dựng chế độ sử dụng theo tình trạng cơ thể, kết hợp thói quen sinh hoạt lành mạnh để đạt hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe bản thân.

* Bài viết được tham vấn chuyên gia y tế thuộc Diag. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính tham khảo và không thay thế tư vấn y khoa. Trước khi tiến hành bất kỳ hành động nào dựa trên thông tin đã cung cấp, vui lòng nhận sự chỉ định từ chuyên gia y tế.