Xét nghiệm gan gồm những gì? Chỉ số bình thường của các xét nghiệm chức năng gan như thế nào? Đây là những vấn đề nhiều người thắc mắc trước khi thực hiện kiểm tra chức năng gan. Diag tổng hợp những nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng gan phổ biến với ý nghĩa và thông số chi tiết.
Xét nghiệm gan gồm những gì?
Hiện tại có nhiều xét nghiệm chức năng gan và được chia thành 3 nhóm phổ biến như sau:
- Nhóm kiểm tra tình trạng hoại tử tế bào gan.
- Nhóm tầm soát chức năng bài tiết và khử độc.
- Nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng tổng hợp của gan.
1. Xét nghiệm kiểm tra tình trạng hoại tử tế bào gan
Bao gồm các chỉ số men gan AST và ALT. Đây là 2 enzyme được sản xuất bởi gan, đảm nhiệm chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn, và tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Khi gan bị tổn thương hoặc viêm nhiễm, chúng được giải phóng vào máu khiến nồng độ các chất này tăng cao.
- Chỉ số ALT bình thường: 0 – 45 IU/L.
- Chỉ số AST bình thường: 0 – 40 IU/L.
Cả AST và ALT đều là các xét nghiệm chức năng của gan. Việc đo lường các enzyme này hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan. Nồng độ AST cao bất thường là một dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi, hoặc các bệnh về xương.
Xem thêm: Chỉ số xét nghiệm gan bình thường
2. Xét nghiệm tầm soát chức năng bài tiết và khử độc của gan
a. Bilirubin
Gan có nhiệm vụ đào thải các bilirubin trong cơ thể. Đây là một chất được tạo nên bởi sự phân hủy các tế bào hồng cầu già. Chất này tồn tại ở 2 dạng là bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp. Khi gan bị tổn thương, bilirubin không được đào thải hết sẽ đi vào máu và gây nên vàng da, vàng mắt. Điều này cũng xảy ra tương tự nếu các tế bào hồng cầu bị tiêu hủy nhiều hơn bình thường.
- Bilirubin toàn phần bình thường: 0,2 – 1 mg/dL.
- Bilirubin trực tiếp bình thường: 0 – 0,4 mg/dL.
- Bilirubin gián tiếp bình thường: 0,1 – 1 mg/dL.
Tăng bilirubin thường được phân tích chung với tăng bilirubin trực tiếp hoặc bilirubin gián tiếp. Nếu bilirubin trực tiếp chiếm ưu thế là dấu hiệu của bệnh tán huyết, tạo hồng cầu không hiệu quả, tái hấp thụ từ khối máu tụ. Trường hợp bilirubin gián tiếp chiếm ưu thế chỉ ra các bệnh gan mật do do tắc nghẽn đường mật gây nên.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan
b. Alkaline Phosphatase (ALP)
Đây là phân tử protein được tìm thấy chủ yếu ở gan, mật và xương; một số ít có ở thận và nhau thai. Do đó, xét nghiệm chức năng gan đo nồng độ ALP thường được sử dụng giúp phát hiện các bệnh lý phổ biến về gan, đường mật.
ALP được xem là dấu hiệu về các bệnh lý nguy hiểm khi chỉ số này thay đổi bất thường. Điều này đã được xác nhận dù cho có sự khác nhau tùy theo độ tuổi, giới tính, và nhóm máu.
- Chỉ số ALP bình thường: 30 – 130 IU/L.
- ALP tăng nhẹ và vừa (gấp 2 lần): Dấu hiệu của bệnh viêm gan, xơ gan…
- ALP tăng cao (gấp 3 lần trở lên): Bệnh lý về tắc mật trong hoặc ngoài gan.
Xem thêm: Tăng cường chức năng gan
c. Gamma-Glutamyl Transpeptidase (GGT)
Là một trong các xét nghiệm chức năng gan quan trọng. GGT tăng cao là dấu hiệu đặc trưng của tổn thương gan ở những người có tiền sử lạm dụng rượu bia. Các bệnh này thường là viêm gan do bia rượu, viêm gan mãn tính, hoặc nhiễm độc gan.
Chỉ số GGT bình thường: 5 – 40 IU/L.
Lưu ý rằng đây chỉ là khoảng tham khảo bởi chỉ số GGT bình thường có thể khác nhau ở nam và nữ. GGT có thể chênh lệch theo phép đo của trung tâm thực hiện xét nghiệm chức năng gan.
Xem thêm: Cách đọc chỉ số xét nghiệm gan
3. Xét nghiệm đánh giá chức năng tổng hợp của gan
a. Albumin
Albumin có nhiệm vụ giữ nước trong thành mạch, ngăn ngừa thoát dịch từ lòng mạch qua các mô xung quanh như phổi, màng bụng. Đồng thời, albumin là phân tử protein giúp vận chuyển các vitamin, hormone, cùng những chất khác trong cơ thể.
Chỉ số albumin bình thường: là 3,4 – 5,4 g/dL.
Chỉ số này giảm khi cơ thể đang gặp những vấn đề về xơ gan hoặc khi bị tổn thương gan rất nặng. Những người có những triệu chứng như vàng da, vàng mắt, phù nề, buồn nôn, mệt mỏi… thường được chỉ định đo lường albumin.
b. Globulin
Globulin đóng vai trò giúp hệ miễn dịch nhận biết và kích thích sản sinh kháng thể chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài. Đây cũng là một protein quan trọng tham gia vào điều hòa quá trình đông máu và hỗ trợ cân bằng axit-bazo bên trong cơ thể.
Chỉ số globulin bình thường: 34 – 48 g/L.
Nồng độ globulin giảm cho thấy sự suy yếu trong khả năng tổng hợp kháng thể hoặc mất protein ra ngoài cơ thể. Điều này báo hiệu những bệnh lý như nhiễm khuẩn huyết, thận hư, suy dinh dưỡng do hấp thụ kém, hoặc các bệnh về khớp.
c. Thời gian Prothrombin (PT)
Đây là khoảng thời gian cần thiết để hình thành một cục máu đông – là một yếu tố đông máu có liên quan đến gan. Đây là xét nghiệm chức năng gan rất quan trọng giúp giúp đánh giá khả năng đông máu. Đồng thời, xét nghiệm cũng hỗ trợ phát hiện các vấn đề nghiêm trọng ở gan như xơ gan.
Thời gian PT bình thường: 9 – 11 giây.
Khi gan bị tổn thương thì thời gian PT sẽ kéo dài hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng chảy máu khó kiểm soát.
Xem thêm: Phục hồi chức năng gan
Đối tượng cần xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Chuyên gia y tế khuyến nghị những trường hợp sau cần thực hiện xét nghiệm chức năng gan để bảo vệ sức khỏe:
- Tiền sử bệnh gan, hoặc gặp các vấn đề về rối loạn gan.
- Mắc các bệnh về tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu, bệnh đường mật…
- Lạm dụng rượu, bia, và các chất kích thích có hại đến gan.
- Theo dõi tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan.
- Kiểm tra nhiễm viêm gan B và C.
Xem thêm: Xét nghiệm gan có được bảo hiểm y tế?
Một số thắc mắc liên quan đến xét nghiệm gan
1. Xét nghiệm máu có biết bệnh gan không?
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan hoàn toàn có thể phát hiện bệnh gan, trong đó có các bệnh lý như viêm gan và xơ gan.
Xem thêm: Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh gan không?
2. Xét nghiệm gan có thể phát hiện bệnh viêm gan không?
Có. Xét nghiệm chức năng gan phân tích chỉ số men gan (AST, ALT, GGT, và ALP) có thể giúp phát hiện bệnh viêm gan.
Xem thêm: Rối loạn chức năng gan
3. Xét nghiệm suy gan cần làm những xét nghiệm nào?
Để chẩn đoán bệnh suy gan, cần thực hiện các xét nghiệm máu gồm: Men gan, bilirubin, albumin, và thời gian PT. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm sinh thiết gan, siêu âm, chụp CT, hoặc MRI. Nếu nghi ngờ mắc viêm gan thì cần xét nghiệm tìm kháng nguyên, kháng thể virus viêm gan A, B, C.
4. Quy trình khám gan như thế nào?
Quy trình khám bệnh gan bao gồm 5 bước cơ bản. Chi tiết như sau:
- Bước 1: Hỏi tiền sử bệnh (Thói quen uống rượu, sử dụng thuốc, tiền sử bệnh gan của bản thân và gia đình).
- Bước 2: Khám lâm sàng với các dấu hiệu vàng da, vàng mắt, sưng phù chân và mắt cá chân…
- Bước 3: Chỉ định làm xét nghiệm máu, siêu âm, hoặc sinh thiết để kiểm tra chức năng gan.
- Bước 4: Đánh giá kết quả dựa trên chỉ số sinh hóa máu, hình ảnh, và thăm khám lâm sàng.
- Bước 5: Lên kế hoạch điều trị (kê toa thuốc và hướng dẫn thay đổi lối sống phù hợp). Có thể chỉ định các biện pháp can thiệp y tế khác nếu cần thiết để đảm bảo sức khỏe.
Xem thêm: Suy giảm chức năng gan
Xét nghiệm gan ở đâu?
Hiểu rõ xét nghiệm gan gồm những gì là rất cần thiết. Điều này giúp người bệnh biết được tình trạng gan của mình bị ảnh hưởng như thế nào và cần làm những xét nghiệm gì. Từ đó, phát hiện sớm các bệnh lý về gan, dễ chăm sóc bản thân trong quá trình chẩn đoán bệnh và điều trị.
Hiện tại, trung tâm y khoa Diag là điểm đến đáng tin cậy của nhiều người với mong muốn tầm soát sức khỏe gan. Kết quả tại Diag đều có độ chính xác cao nhờ hệ thống máy hiện đại cùng đội ngũ chuyên môn. Bên cạnh đó, Diag còn cung cấp nhiều gói dịch vụ xét nghiệm chức năng gan thận với mức gia tiết kiệm nhất thị trường.
Khách hàng có nhu cầu kiểm tra chức năng gan thận tại nhà có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717