Trong những năm gần đây thì bệnh gan nhiễm mỡ dần trở nên phổ biến ở trẻ em. Trong đó, béo phì là một nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của tình trạng này. Vậy trẻ bị gan nhiễm mỡ có sao không? Dấu hiệu bệnh là gì? Cùng Diag tìm hiểu câu trả lời cùng cách điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ thường bắt nguồn từ lối sống kém lành mạnh. Khi tiêu thụ quá nhiều calo mà cơ thể không thể chuyển hóa hết sẽ gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, bao gồm cả trong gan. Điều này dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Có thể hiểu, trẻ ăn uống thiếu kiểm soát hoặc hoạt động thể chất quá ít thì khả năng mắc bệnh càng cao.

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ. Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh thì trẻ cũng có nguy cơ bị bệnh. Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa và lưu trữ chất béo, từ đó làm tăng khả năng tích tụ mỡ trong gan.

Các chuyên gia cho biết, trẻ nhỏ bị gan nhiễm mỡ tăng cao thường nằm trong các nhóm sau:

  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đồ ngọt, và thực phẩm nhiều chất béo.
  • Ít vận động.
  • Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, hoặc rối loạn lipid máu.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh lý gan nhiễm mỡ hoặc rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp.
Trẻ mắc gan nhiễm mỡ chủ yếu do thói quen ăn uống thiếu kiểm soát.
Trẻ mắc gan nhiễm mỡ chủ yếu do thói quen ăn uống thiếu kiểm soát.

Trẻ em bị gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Gan nhiễm mỡ đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em. Việc gan bị tổn thương do ứ đọng mỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng gan. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng mà cha mẹ khó lường trước được.

Quá trình chuyển biến bệnh cũng khác nhau giữa người lớn và trẻ nhỏ. Gan nhiễm mỡ thường tiến triển nhanh ở trẻ em do sức đề kháng vẫn chưa mạnh như người lớn. Bên cạnh đó, trẻ vẫn chưa có ý thức về việc tự bảo vệ bản thân trước những thói quen sống thiếu lành mạnh. Điều này khiến bệnh tiến triển nhanh hơn nếu không can thiệp y tế kịp thời. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu bệnh ở trẻ để nhanh chóng phát hiện gan nhiễm mỡ.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ thường tiến triển âm thầm và khó phát hiện do các dấu hiệu không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Triệu chứng trẻ em bị gan nhiễm mỡ thường là:

  • Mệt mỏi.
  • Đau hoặc khó chịu vùng hạ sườn phải.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Sụt cân bất thường.
  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Biểu hiện cáu kỉnh, khó chịu, hoặc thay đổi hành vi mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điều này có thể liên quan đến sự mệt mỏi và khó chịu do gan nhiễm mỡ gây ra.

Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu này ở trẻ nhỏ. Bởi khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài nghĩa là bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?

Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ.
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ.

Biến chứng gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em vô cùng nguy hiểm. Bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một trong những nguy cơ lớn nhất là sự tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Đây là một dạng viêm gan có thể gây nên xơ gan, khiến gan bị tổn thương vĩnh viễn.

Các biến chứng của gan nhiễm mỡ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Chức năng gan suy yếu khiến cơ thể khó hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng. Hệ quả là trẻ nhỏ trở nên mệt mỏi, dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ cao phát triển các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa như tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà còn có thể tiến triển thành mãn tính. Từ đó gây gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng trong tương lai.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ do rượu

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến ung thư gan.
Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường khiến trẻ bị gan nhiễm mỡ, có thể dẫn đến ung thư gan.

Chẩn đoán gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bệnh với các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Bởi chữa trị ngay từ giai đoạn đầu thì hiệu quả điều trị sẽ tăng cao. Trước tiên, bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh và đánh giá lâm sàng:

  • Tìm hiểu bệnh sử của gia đình có mắc các bệnh lý mãn tính như béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu, hoặc bệnh gan mãn tính.
  • Kiểm tra chế độ ăn uống và thói quen vận động.
  • Kiểm tra các dấu hiệu gợi ý gan nhiễm mỡ: Béo phì, tích mỡ vùng bụng, sạm da ở cổ và nách.

Đồng thời, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm để đánh giá đúng tình trạng gan nhiễm mỡ. Trẻ cần làm xét nghiệm máu và những phương pháp hình ảnh cần thiết:

  • Đo nồng độ men gan (ALT, AST) giúp phát hiện tổn thương tế bào gan.
  • Kiểm tra lipid máu để phát hiện rối loạn mỡ máu.
  • Đo đường huyết và HbA1c để đánh giá nguy cơ tiểu đường.
  • Siêu âm để phát hiện mỡ trong gan.
  • Chụp MRI hoặc FibroScan để kiểm tra độ cứng và xơ hóa của gan.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Cách điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Gan nhiễm mỡ phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Ở lứa tuổi nhỏ thì việc chữa trị không dùng thuốc mà thường là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt. Đối với trẻ thừa cân hoặc béo phì sẽ được hướng dẫn giảm cân để duy trì cân nặng phù hợp.

Trên thực tế, lối sống và cân nặng của trẻ sẽ được bác sĩ hướng dẫn sao cho hợp lý. Việc này sẽ không yêu cầu các biện pháp quá khắt khe. Điều quan trọng là trẻ cần duy trì thói quen một cách lành mạnh mà vẫn đảm bảo phát triển toàn diện.

Chuyên gia y tế hướng dẫn cách điều trị gan nhiễm mỡ ở trẻ như sau:

  • Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Tránh uống thực phẩm có đường như nước ngọt, trà sữa.
  • Tránh ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, bánh kẹo…
  • Nên uống nhiều nước lọc, có thể uống thêm sữa không béo.
  • Tập thể dục 60 phút mỗi ngày. Kết hợp đa dạng các bài tập từ cường độ trung bình đến cao.
  • Tạo thói quen vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Cần giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử.
Tập thể thao là một cách chăm sóc tại nhà tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ mà không cần đến thuốc.
Tập thể thao là một cách chăm sóc tại nhà tốt để cải thiện gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ mà không cần đến thuốc.

Một số thắc mắc về gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ

1. Trẻ nhỏ bao nhiêu tuổi thì mắc gan nhiễm mỡ?

Trẻ có thể bị gan nhiễm mỡ ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng xuất hiện nhiều nhất ở trẻ từ 10 tuổi trở lên. Tuy nhiên, với tình trạng béo phì gia tăng thì ngay cả những trẻ nhỏ hơn cũng có thể mắc bệnh. Điều này đặc biệt phổ biến ở trẻ có chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động và có tình trạng thừa cân.

Xét nghiệm chức năng gan chỉ 138k

  • Xét nghiệm 6 chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe gan.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔITìm chi nhánh

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Xem thêm: Độ nhiễm mỡ gan s0 là gì?

2. Trẻ mắc gan nhiễm mỡ bao lâu thì mắc biến chứng?

Trẻ nhỏ có thể mắc biến chứng viêm gan sau 5 – 10 năm. Trên thực tế, thời gian để gan nhiễm mỡ ở trẻ phát triển thành biến chứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như thể trạng hiện tại của trẻ. Nếu không được kiểm soát điều trị có thể chuyển biến nhanh hơn.

Xem thêm: Gan nhiễm mỡ có lây không?

3. Gan nhiễm mỡ ở trẻ dẫn đến những bệnh lý tim mạch nào?

Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, và bệnh mạch vành. Đột quỵ cũng có thể xảy ra khi trẻ phát triển lớn hơn. Điều này là do có nhiều mảng bám trong động mạch và huyết áp cao gây nên bởi gan nhiễm mỡ.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ gan nhiễm mỡ

4. Nên điều trị tại nhà hay uống thuốc khi trẻ mắc gan nhiễm mỡ?

Trẻ nên được chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Đông y và các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh phần nào. Tuy nhiên, tự ý chữa trị mà không có sự giám sát của bác sĩ có thể gây thêm rủi ro sức khỏe. Đồng thời việc này cũng không đảm bảo hiệu quả điều trị. Mặc dù vậy, chữa trị với thuốc Tây y cũng cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Lời kết

Có thể thấy, trẻ bị gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến những biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Do đó, cha mẹ nên giúp trẻ tầm soát bệnh bằng cách xét nghiệm kiểm tra sức khỏe gan định kỳ. Đây là giải pháp tốt nhất để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.

Phụ huynh có thể liên hệ với Diag để đặt lịch xét nghiệm chức năng gan và gan nhiễm mỡ cho trẻ qua các kênh sau:

 

Xem thêm: