Gan là một cơ quan đảm nhiệm nhiều hoạt động thiết yếu của cơ thể. Khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Vậy làm thế nào để tăng cường chức năng gan? Đối với người bệnh thì nên cải thiện chức năng gan như thế nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé.
1. Hạn chế hoặc ngừng uống rượu bia
Lạm dụng rượu bia có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho gan. Do đó, người bệnh được khuyến cáo hạn chế hoặc ngừng hẳn việc uống rượu bia. Đây là cách duy nhất và hiệu quả nhất giúp tăng cường chức năng gan ở người bệnh gan liên quan đến rượu. Các chuyên gia hướng dẫn nên kiêng uống ít nhất 2 tuần.
Đối với người đang bị xơ gan hoặc viêm gan do rượu thì phải bỏ rượu bia. Đây là điều bắt buộc. Bởi hiện tại vẫn chưa có phương pháp phẫu thuật hoặc điều trị nội soi có thể ngăn ngừa suy gan. Nếu vẫn tiếp tục uống rượu thì nguy cơ mắc ung thư gan là không thể tránh khỏi.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng gan
2. Cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng
Nhiều loại thuốc có thể gây hại cho gan nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều. Trong đó bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn. Việc tự ý kết hợp các loại thuốc hoặc tăng liều lượng có thể khiến bệnh gan tiến triển nặng hơn. Điều này thậm chí còn tăng nguy cơ gây tổn thương.
Bác sĩ khuyến cáo nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc:
- Thuốc giảm đau và hạ sốt như Acetaminophen.
- Thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, và aspirin.
- Thuốc kháng sinh.
- Thuốc Statins điều trị cholesterol cao.
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc ức chế miễn dịch.
Giống như thuốc, vitamin và các chất từ thực phẩm chức năng (TPCN) cũng được gan xử lý. Nhiều loại TPCN tưởng chừng như cải thiện sức khỏe gan lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho gan và các cơ quan khác. Việc tiêu thụ quá nhiều TPCN chứa vitamin A, thảo dược, chiết xuất trà xanh, hay chất hỗ trợ tăng/giảm cân sẽ gây hại cho gan. Một số trường hợp uống detox không đúng cách có thể khiến gan bị tổn thương nặng. Vậy nên, người bệnh cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan
3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Chuyên gia y tế khuyên nên lựa chọn thực phẩm tăng cường chức năng của gan như bưởi, việt quất, và các loại cá chứa nhiều omega. Hãy ưu tiên ăn rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt vì giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và thải độc của gan.
Ngoài ra, nên tiêu thụ các thực phẩm như trứng sữa, phô mai, thịt bò, thịt gà, quả bơ, dầu ô liu… Đây là những thực phẩm giàu protein nạc, chất béo lành mạnh, và dinh dưỡng tự nhiên.
Người bị bệnh gan cần đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày. Đây là cách tăng cường chức năng gan rất hữu hiệu, đặc biệt là quá trình thải độc.
Đồng thời, cần tránh tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và nhiều dầu mỡ. Những món này chứa nhiều chất béo, đường, và muối sẽ gây tổn thương gan nếu ăn trong thời gian dà, tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm gan và gan nhiễm mỡ.
4. Tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục đều đặn là một giải pháp tăng cường chức năng gan hiệu quả. Hoạt động thể chất sẽ cải thiện tuần hoàn máu. Từ đó đảm bảo oxy và dưỡng chất thiết yếu được vận chuyển đúng cách đến các cơ quan như gan. Không chỉ giảm nguy cơ béo phì, tập luyện thể thao còn ngăn ngừa nhiều bệnh như gan nhiễm mỡ, viêm gan, và xơ gan.
Để đạt được lợi ích tối ưu cho gan, hãy duy trì một lịch trình tập luyện đều đặn. Bác sĩ khuyến cáo nên tập thể thao ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần. Điều này áp dụng cho cả người bệnh và người không mắc bệnh gan.
Các hoạt động thể chất có thể bao gồm đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập gym, hoặc yoga. Sự kết hợp giữa bài tập sức bền và tăng cường cơ bắp giúp đốt cháy calo, giảm mỡ thừa, và cải thiện gan tốt hơn. Hãy ưu tiên chọn những hoạt động yêu thích và vừa sức thay vì những bài tập quá khó. Điều này nhằm mục đích duy trì động lực và biến việc tập luyện thành một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày.
Xem thêm: Phục hồi chức năng gan
5. Duy trì cân nặng hợp lý
Thừa cân hoặc béo phì có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Đây là một tình trạng tổn thương gan có thể chuyển biến thành xơ gan hoặc ung thư gan. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh gan Hoa Kỳ (AASLD), việc duy trì cân nặng hợp lý giúp cải thiện chức năng gan. Việc này còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan.
Người bệnh nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, từng bước thay đổi bữa ăn mỗi ngày. Tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng quá nhanh vì cơ thể chưa thể thích nghi kịp và phản tác dụng. Đồng thời, ăn uống cũng cần kết hợp với tập luyện thể thao. Nên tập thể dục vừa sức để duy trì cân nặng và tăng cường chức năng gan một cách hợp lý.
6. Tránh tiếp xúc với các chất độc hại
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương gan. Các hình thức tiếp xúc bao gồm cả đường miệng, đường mũi, hoặc qua da.
Nếu làm việc với nhiều các hóa chất thì nên đeo găng tay, khẩu trang, hoặc quần áo bảo hộ. Điều này giúp hạn chế tối đa khả năng nhiễm độc và duy trì ổn định chức năng thải độc của gan. Đồng thời, nên đảm bảo không gian làm việc được thông gió tốt để tránh hít phải hơi độc.
Nhiều chất gây hại cho gan cũng đến từ các vật dụng hàng ngày trong gia đình. Các hóa chất làm sạch nhà cửa hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến gan. Hãy cẩn thận đeo khẩu trang và đảm bảo thông gió tốt để tránh hít phải hóa chất. Ngoài ra nên chú ý lựa chọn những sản phẩm có thành phần thiên nhiên để đảm bảo sức khỏe.
7. Quan hệ tình dục an toàn
Đây là giải pháp hiệu quả để tăng cường chức năng gan thận, đặc biệt là tránh nhiễm viêm gan B và C. Viêm gan B và viêm gan C là 2 virus làm suy giảm chức năng gan, gây xơ gan và suy gan. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng có thể tiến triển thành ung thư gan. Khi nhiễm bệnh, gan phải hoạt động tối đa để chống lại virus, từ đó ảnh hưởng nặng nề đến các chức năng gan.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm virus viêm gan, nên áp dụng các biện pháp sau:
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ. Đảm bảo bao cao su còn nguyên vẹn, không rách, thủng, hư hỏng, hoặc hết hạn.
- Hạn chế quan hệ tình dục nhiều người, hoặc có nhiều đối tác tình dục.
- Luôn kiểm tra tiền sử bệnh tình dục của đối phương trước khi quan hệ.
- Duy trì mối quan hệ một vợ một chồng.
- Không dùng chung các vật sắc nhọn dễ gây chảy máu với người đã nhiễm bệnh. Việc này có thể tăng nguy cơ lây nhiễm qua máu.
8. Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ
Cần tiêm ngừa viêm gan A và B để đảm bảo sức khỏe gan. Việc tiêm phòng giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus, giảm nguy cơ mắc bệnh, và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng do viêm gan gây ra.
9. Kiểm tra sức khỏe gan định kỳ
Kiểm tra chức năng gan định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về gan và điều trị kịp thời. Dựa trên những kết quả lâm sàng và xét nghiệm chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra được hướng xử lý phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người uống nhiều rượu, béo phì, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh gan.
Đối với người chưa mắc bệnh gan thì xét nghiệm rất hữu ích để hỗ trợ duy trì chức năng gan. Việc thay đổi thói quen sống và chế độ ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện và tăng cường chức năng gan hiệu quả hơn.
Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm gan tối ưu nhất. Trung tâm ứng dụng nhiều máy móc hiện đại và công nghệ tự động hóa trong mọi quy trình xét nghiệm. Diag đảm bảo mọi kết quả đều chính xác và có giá trị cao trong điều trị bệnh gan. Đặc biệt, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ xét nghiệm tốt nhất với chi phí tiết kiệm nhất.
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm gan tổng quát có thể liên hệ với Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Các xét nghiệm chức năng gan
Lời kết
Tóm lại, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về những cách tăng cường chức năng gan hiệu quả. Đây là những giải pháp đơn giản giúp cải thiện chức năng gan cho cả người bệnh và người khỏe mạnh.
Xem thêm: Rối loạn chức năng gan