Gan và thận là hai cơ quan đặc biệt quan trọng trong cơ thể người. Mỗi cơ quan sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Khi gan hoặc thận bị tổn thương, các hoạt động trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Vậy nên kiểm tra chức năng gan thận ở đâu để nhanh chóng phát hiện vấn đề? Kiểm tra gan thận bằng cách nào? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết.

Kiểm tra chức năng gan thận ở đâu?

Trung tâm y khoa Diag là một điểm đến đáng tin cậy của nhiều khách hàng với mong muốn kiểm tra sức khỏe gan thận. Với mạng lưới hơn 35 chi nhánh rộng khắp miền nam, Diag luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Xem thêm: Các xét nghiệm chức năng gan

Trung Tâm Y Khoa Diag xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận uy tín.
Trung tâm y khoa Diag xét nghiệm kiểm tra chức năng gan thận uy tín.

Trong hơn 25 năm qua, Diag đã đồng hành cùng 1.000.000+ khách hàng và 5.000+ bác sĩ đối tác. Mọi người đều hài lòng với chất lượng dịch vụ cao cấp và kết quả xét nghiệm chuẩn xác. Diag luôn đảm bảo mỗi kết quả phải có giá trị cao trong cả thăm khám lâm sàng và điều trị bệnh.

Các ưu điểm vượt trội của Diag:

  • Thời gian xét nghiệm nhanh chóng, kết quả gửi trực tiếp qua điện thoại.
  • Chi phí xét nghiệm rẻ so với bệnh viện.
  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối.
  • Kết quả xét nghiệm chính xác được hơn 200 bệnh viện và phòng khám tin cậy.

Diag hiện là trung tâm y khoa thực hiện xét nghiệm gan thận chất lượng cao có mức giá tốt nhất thị trường. Chi phí tối ưu với đa dạng xét nghiệm gan, thận giúp khách hàng dễ dàng tầm soát sức khỏe.

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan thận có thể liên hệ với Diag qua các kênh sau:

Xem thêm: Xét nghiệm gan có được bảo hiểm y tế?

Kiểm tra gan thận bằng cách nào?

Gan và thận là hai cơ quan quan trọng, chịu trách nhiệm xử lý và hỗ trợ nhiều hoạt động của cơ thể. Khám chức năng gan thận giúp đánh giá tổn thương và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Qua đó một số bệnh lý nguy hiểm có thể được phát hiện như xơ gan, ung thư gan, suy thận, và viêm cầu thận. Điều này được biệt hữu ích với những người có nguy cơ cao hoặc đã có dấu hiệu tổn thương ở gan và thận.

Để chẩn đoán bệnh chính xác, bác sĩ sẽ cần thăm khám lâm sàng và đánh giá kết quả xét nghiệm. Trên thực tế, kiểm tra chức năng gan thận cần thực hiện nhiều bước như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, hoặc chẩn đoán hình ảnh.

Xem thêm: Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh gan không?

Xét nghiệm gan

Xét nghiệm chức năng gan bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá hoạt động và mức độ tổn thương gan. Trong đó bao gồm đánh giá chức năng tổng hợp, kiểm tra tình trạng hoại tử của tế bào gan, tầm soát chức năng bài tiết và khử độc của gan.

Kiểm tra chức năng gan cần thực hiện nhiều xét nghiệm máu.
Kiểm tra chức năng gan cần thực hiện nhiều xét nghiệm máu.

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan quan trọng thường được thực hiện bao gồm:

  • ALT (Alanine aminotransferase): Enzyme này chủ yếu có trong gan. Mức ALT cao có thể chỉ ra tổn thương hoặc tình trạng viêm ở gan.
  • AST (Aspartate aminotransferase): Enzyme này có trong gan, tim, cơ, và các cơ quan khác. AST cao có thể chỉ ra tổn thương gan nhưng cần so sánh với ALT để xác định nguyên nhân cụ thể.
  • Bilirubin: Sản phẩm phân hủy của hồng cầu, được gan xử lý và loại bỏ. Mức bilirubin cao có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm gan hoặc tắc nghẽn ống mật.
  • Albumin huyết thanh: Protein chính do gan sản xuất, có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu trong máu. Chỉ số albumin thấp có thể chỉ ra suy giảm chức năng gan hay viêm gan mạn tính.
  • Thời gian Prothrombin: Đo thời gian đông máu – một yếu tố đông máu do gan sản xuất. Thời gian PT kéo dài có thể là dấu hiệu suy giảm chức năng gan hoặc thiếu hụt các yếu tố đông máu.
  • Siêu âm bụng: Sử dụng sóng âm để tạo hình ảnh của gan. Giúp phát hiện các bất thường như khối u, gan nhiễm mỡ, xơ gan, và tắc nghẽn ống mật.
  • Siêu âm đàn hồi mô gan (Fibroscan): Phương pháp không xâm lấn dùng để xác định mức độ xơ cứng gan. Fibroscan đo độ đàn hồi của mô gan, hỗ trợ đánh giá mức độ tổn thương và xơ hóa.

Xem thêm: Chỉ số xét nghiệm gan bình thường

Xét nghiệm thận

Kiểm tra chức năng thận bao gồm những xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, và chẩn đoán hình ảnh. Qua các kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán và đánh giá đúng tình trạng sức khỏe của thận.

Xét nghiệm chức năng thận bao gồm phân tích máu và nước tiểu.
Xét nghiệm chức năng thận bao gồm phân tích máu và nước tiểu.

Các xét nghiệm thận quan trọng thường được thực hiện là:

  • Urea: Sản phẩm cuối của quá trình chuyển hóa protein, được thận loại bỏ qua nước tiểu. Mức urea cao có thể chỉ ra suy giảm chức năng thận hoặc các bệnh như sỏi thận, suy thận.
  • Creatinine: Sản phẩm phân hủy của creatinine trong cơ và được loại bỏ bởi thận. Mức creatinine trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy thận đang suy yếu.
  • Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR): Chỉ số ước lượng khả năng lọc của cầu thận. Chỉ số eGFR giúp đánh giá chức năng thận và phát hiện sớm bệnh thận mạn tính. Thận càng yếu thì eGFR càng thấp.
  • Điện giải đồ: Thường xét nghiệm natri (Na), kali (K), clorua (Cl), phosphate (P), và canxi (Ca). Những chất này rất quan trọng cho chức năng cơ bản của tế bào và cân bằng dịch trong cơ thể. Sự bất thường của các chất điện giải có thể chỉ ra sự suy giảm chức năng thận.
  • Tổng phân tích nước tiểu: Kiểm tra các thành phần như protein, glucose, tế bào máu, vi khuẩn, và các hạt tinh thể. Từ đó hỗ trợ đánh giá tổng quát sức khỏe thận và các bệnh lý về thận.
  • Cặn lắng nước tiểu: Đo lường các chỉ số như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, và trụ niệu. Kết quả xét nghiệm giúp đánh giá và theo dõi bệnh lý về thận. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán và điều trị hội chứng thận hư.
  • Siêu âm bụng: Có thể phát hiện các bất thường trong cấu trúc thận. Qua đó, bác sĩ có cơ sở trong chẩn đoán các bệnh như sỏi thận, u nang, khối u, và các bệnh liên quan.
  • Chụp CT: Có thể tạo ra hình ảnh chi tiết của thận và hệ tiết niệu. Chụp CT giúp xác định những bất thường về cấu trúc và nhiều vấn đề khác mà siêu âm có thể bỏ sót.

Xem thêm: Cách đọc chỉ số xét nghiệm gan

Lưu ý trước khi khám chức năng gan thận

Cần cung cấp các thông tin sau trước khi khám gan và thận:

  • Hồ sơ bệnh lý trong lần khám cũ (nếu có).
  • Dấu hiệu và triệu chứng bệnh hiện tại (triệu chứng lâm sàng).
  • Tiền sử bệnh gan, thận, và bệnh lý nền của bản thân.
  • Tiền sử bệnh gan, thận của gia đình.

Lưu ý trước khi làm xét nghiệm gan thận

Các chuyên gia y tế chỉ ra một số vấn đề cần chú ý trước khi đi xét nghiệm gan thận. Điều này nhằm đảm bảo kết quả chính xác và mang lại hiệu quả điều trị tối ưu.

  • Không cần nhịn ăn nếu chỉ thực hiện các xét nghiệm gan và thận.
  • Cần nhịn ăn tối thiểu 4 – 12 tiếng nếu kiểm tra thêm tiểu đường, mỡ máu, và tim mạch đồng thời với xét nghiệm gan thận.
  • Cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử cùng các đơn thuốc đang uống và kết quả xét nghiệm gần nhất.

Bằng cách tuân thủ những điểm trên, quá trình khám và xét nghiệm sẽ diễn ra suôn sẻ. Kết quả có độ chính xác cao, giúp bác sĩ đưa ra các quyết định điều trị hiệu quả nhất.

Lời kết

Tóm lại, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về xét nghiệm và khám chức năng gan thận. Việc tìm hiểu nên kiểm tra chức năng gan thận ở đâu giúp việc theo dõi sức khỏe dễ dàng hơn. Ngoài ra, lựa chọn được nơi xét nghiệm uy tín sẽ đảm bảo bản thân hiểu đúng về tình trạng bệnh, từ đó có thể áp dụng liệu pháp điều trị phù hợp.

 

Xem thêm: Xét nghiệm gan ở đâu?