Gan rất quan trọng đối với nhiều hoạt động của cơ thể cũng như với sức khỏe tổng thể. Khi gan suy yếu có thể dẫn đến nhiều hệ quả và biến chứng khó lường. Vậy các dấu hiệu bệnh gan là gì? Cần chú ý những triệu chứng bệnh gan nào để nhanh chóng điều trị? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết các biểu hiện bệnh gan trong bài viết bên dưới.

Nguyên nhân gây nên bệnh gan

Gan là một cơ quan đặc biệt của cơ thể, có nhiệm vụ lọc và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi máu. Gan còn thực hiện nhiều chức năng quan trọng như chuyển hóa dinh dưỡng, ổn định cholesterol, dự trữ vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, một số protein cần thiết cho hoạt động sinh hóa của cơ thể cũng được sản xuất bởi gan.

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em

Gan có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
Gan có vai trò quan trọng trong việc lọc và đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể.

Khi gan suy yếu, các chức năng này bị gián đoạn và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Điều này bao gồm suy giảm khả năng chuyển hóa và giải độc, xuất huyết, và tích tụ các chất độc hại trong cơ thể.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gan:

  • Tích tụ chất độc hại do lạm dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Chất béo tích tụ trong gan dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Rối loạn tự miễn dịch gây nên các bệnh tự miễn dịch ở gan: bệnh Wilson, bệnh Hemochromatosis.
  • Người thừa cân, béo phì, và ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về gan.
  • Nhiễm các loại virus viêm gan, trong đó có 2 loại phổ biến là viêm gan B và C.
  • Đang mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử mắc bệnh hoặc có tiền sử gia đình mắc xơ gan, viêm gan, và những vấn đề về gan.

Xem thêm: Rối loạn chức năng gan

Các dấu hiệu bệnh gan cần chú ý

1. Vàng da, vàng mắt

Đây là các dấu hiệu của bệnh gan rất phổ biến, xảy ra khi lượng bilirubin trong máu tăng cao. Bilirubin là một chất thải do gan sản xuất khi phá vỡ hồng cầu. Khi bị tổn thương hoặc bị bệnh, gan không thể xử lý bilirubin hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ của bilirubin trong máu. Điều này khiến bilirubin lắng đọng trong da và mắt, gây ra hiện tượng vàng da và vàng mắt.

2. Chướng bụng

Chướng bụng (cổ trướng) là tình trạng sưng to vùng bụng do tích tụ chất lỏng trong khoang bụng. Đây là biểu hiện chức năng của gan kém, đặc biệt là ở bệnh nhân xơ gan hoặc suy gan. Trong nhiều trường hợp, dịch có thể bị tích tụ ở nhiều bộ phận khác như tay và chân, dẫn đến sưng phù.

bụng to có phải bị gan
Bụng to là biểu hiện của người bị bệnh gan, đặc biệt là ở bệnh nhân xơ gan hoặc suy gan.

3. Đau hạ sườn phải

Gan nằm ở vùng hạ sườn phải. Khi gan bị viêm, sưng đau, hoặc tổn thương sẽ có biểu hiện tăng kích thước. Nếu gan tăng kích thước đến một mức nhất định sẽ chèn áp các dây thần kinh, từ đó gây đau ở hạ sườn phải. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài nhiều ngày, và không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi. Nguyên nhân gây đau thường do những vấn đề như viêm gan, áp xe gan, xơ gan, hoặc ung thư gan.

4. Sưng phù chân và sưng mắt cá chân

Đây là dấu hiệu gan yếu do sự tích tụ dịch hoặc nước, thường gặp ở người bị suy gan. Gan bị suy giảm chức năng dẫn đến giảm sản xuất albumin và protein trong máu. Điều này gây nên sự mất cân bằng áp lực keo. Chất lỏng trong cơ thể không được giữ ở mức ổn định, từ đó tích tụ và gây ra hiện tượng sưng phù ở chân, mắt cá chân.

5. Vấn đề về da

Ngứa da toàn thân, nổi mề đay hoặc mụn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh da liễu. Tuy nhiên, đây cũng là những biểu hiện ngoài da của bệnh gan điển hình. Tình trạng này được xác định là do khả năng thải độc của gan kém khiến nhiều chất tích tụ dưới da. Một số chất thường gây ngứa và nổi mụn như axit mật, Histamine, Serotonin…

6. Nước tiểu sẫm màu

Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu là một dấu hiệu cho thấy gan không xử lý bilirubin đúng cách. Bilirubin không được gan xử lý hiệu quả sẽ đi vào nước tiểu, làm cho nước tiểu có màu vàng đậm.

7. Phân có màu nhạt

Phân có màu xám, trắng, hoặc màu đất sét cho thấy vấn đề trong quá trình sản xuất hoặc bài tiết mật. Điều này chỉ ra tình trạng đường mật đang bị tắc, viêm, hoặc kích thích. Thiếu mật trong phân có thể do tắc nghẽn ống mật hoặc suy giảm chức năng đào thải muối mật của gan. Từ đó, màu phân thay đổi nhạt dần và không còn màu vàng đặc trưng.

8. Mệt mỏi kéo dài

Cảm giác suy nhược, kiệt sức kéo dài không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh gan. Suy giảm chức năng gan dẫn đến tích tụ độc tố trong máu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài mệt mỏi thì người bệnh cũng có thể gặp tình trạng uể oải, bủn rủn chân tay, rối loạn giấc ngủ…

Mệt mỏi kéo dài là một dấu hiệu gan yếu phổ biến.
Mệt mỏi kéo dài là một dấu hiệu gan yếu phổ biến.

9. Buồn nôn hoặc nôn

Gan bị tổn thương ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và xử lý chất độc. Điều này gây nên cảm giác buồn nôn và nôn. Đây là dấu hiệu của bệnh gan nặng và cần can thiệp y tế sớm. Nếu nôn mửa dai dẳng trong thời gian dài có thể dẫn đến mất nước và suy kiệt.

10. Chán ăn, ăn không ngon

Khi chức năng gan suy giảm sẽ ảnh hưởng đến khả năng lọc và đào thải độc tố. Các chất này khi tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra cảm giác chán ăn hoặc ăn không ngon miệng. Nếu kéo dài lâu có thể gây suy dinh dưỡng và đuối sức.

11. Cơ thể dễ bị bầm tím

Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu mà không rõ nguyên nhân là dấu hiệu của suy giảm chức năng gan. Gan sản xuất các yếu tố đông máu. Khi gan bị tổn thương thì quá trình đông máu bị gián đoạn, dẫn đến dễ bầm tím và chảy máu. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng kể cả khi bị những va đập nhẹ.

Các vết bầm tím xuất hiện thường xuyên là một cách nhận biết các bệnh về gan.
Các vết bầm tím xuất hiện thường xuyên là một cách nhận biết các bệnh về gan.

12. Xuất hiện dấu sao mạch trên da

Đây là các dấu mạch máu nhỏ trên da, có một nốt đỏ ở trung tâm và những vết lan rộng như mạng nhện. Nguyên nhân của tình trạng này là do gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa khiến cho nồng độ estrogen trong máu tăng cao, làm giãn mạch và ứ máu ở các mạch này. Máu ứ đọng càng nhiều thì mạch máu càng lộ rõ dưới da.

Dấu sao mạch thường thấy ở người bị bệnh gan mãn tính, đặc biệt là xơ gan. Đây là một biểu hiện bệnh gan quá da, chủ yếu ở mặt, cổ, cánh tay, mu bàn tay, ngực, và vai.

Biến chứng bệnh gan

Gan rất quan trọng đối với cơ thể. Gan không thể hoạt động riêng lẻ mà có sự phối hợp với nhiều cơ quan khác để đảm bảo sức khỏe ổn định. Vậy nên, khi gan bị tổn thương sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý và biến chứng nguy hiểm:

  • Xơ gan: Tình trạng mà mô gan bình thường bị thay thế bởi mô sẹo do tổn thương kéo dài, làm suy giảm chức năng gan. Nguyên nhân có thể do nhiễm virus viêm gan, lạm dụng rượu, hoặc các bệnh tự miễn.
  • Suy gan cấp tính: Tình trạng gan mất chức năng đột ngột. Suy gan có thể do ngộ độc thuốc, viêm gan virus, hoặc tiếp xúc với chất độc.
  • Gan nhiễm mỡ: Mỡ tích tụ nhiều trong gan có thể dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân thường do béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu, hoặc lạm dụng rượu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng chảy máu trong hệ tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản. Biến chứng này xảy ra khi gan bị xơ hóa gây tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa.
  • Hội chứng gan thận: Biến chứng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến chức năng của thận do mắc bệnh gan nặng. Hội chứng gan thận thường gặp ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn cuối. Nếu không điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Xơ cứng đường mật nguyên phát: Một bệnh tự miễn dịch gây viêm và xơ hóa các ống mật trong gan. Nguyên nhân chính xác chưa rõ, nhưng liên quan đến hệ miễn dịch tấn công các ống mật.
  • Ung thư gan: Các khối u ác tính phát triển trong gan. Chúng sẽ phá hủy các tế bào gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của gan. Theo thời gian, các khối u này sẽ gây ung thư gan.

Xem thêm: Tăng cường chức năng gan

Cần làm gì khi có những triệu chứng bệnh gan?

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, và ngứa da là những dấu hiệu cơ bản rất dễ nhận biết. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và có thể yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm máu thường được chỉ định để kiểm tra chức năng gan.
Xét nghiệm máu thường được chỉ định để kiểm tra chức năng gan.

Một số xét nghiệm kiểm tra gan thường là:

  • Xét nghiệm máu: Đo lường chỉ số men gan, albumin, bilirubin, thời gian PT, và các chỉ số viêm gan khác.
  • Siêu âm, chụp CT, hoặc MRI: Kiểm tra cấu trúc gan và xác định các khối u cũng như mức độ tổn thương của gan.
  • Sinh thiết gan: Lấy mẫu mô gan để phân tích dưới kính hiển vi, từ đó xác định chính xác mức độ tổn thương gan và nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi có được các kết quả cần thiết thì sẽ tiến hành điều trị với thuốc. Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu thay đổi lối sống và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Điều này nhằm cải thiện và đảm bảo sức khỏe gan tốt nhất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên nên phòng ngừa bệnh gan bằng những biện pháp sau:

  • Hạn chế rượu bia ở mức tối đa.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe tổng thể và duy trì cân nặng hợp lý.
  • Ăn uống khoa học với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, nhiều hoa quả.
  • Tiêm ngừa vắc-xin viêm gan để phòng tránh virus viêm gan.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm: Tiểu đường, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu…
  • Khám sức khỏe và xét nghiệm tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần.

Việc tìm hiểu những thông tin về dấu hiệu bệnh gan là rất cần thiết để mau chóng phát hiện bệnh. Gan bị suy giảm chức năng có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nhiều cơ quan cũng như sức khỏe tổng thể. Vậy nên, cần thăm khám và làm xét nghiệm sớm để đánh giá tình trạng gan.

Hiện tại, có thể xét nghiệm chức năng gan tại trung tâm y khoa Diag với chi phí tiết kiệm. Không chỉ hỗ trợ phát hiện sớm các bệnh gan, mà kết quả xét nghiệm còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích để điều trị hiệu quả.

Các kết quả tại Diag đều đảm bảo độ chính xác và có giá trị cao trong chẩn đoán, theo dõi, và điều trị bệnh. Khách hàng không cần chờ đợi lâu mà vẫn có thể nhận kết quả trực tiếp qua tin nhắn SMS/Zalo. Đồng thời có sự tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa của Diag.

Khách hàng có nhu cầu thực hiện các xét nghiệm chức năng gan có thể liên hệ với Diag qua các kênh sau:

 

Xem thêm: Phục hồi chức năng gan