Gan của trẻ thường rất yếu do chưa phát triển hoàn chỉnh. Khi gan bé có vấn đề, cha mẹ thường bỏ qua bởi nghĩ đây là những bệnh vặt. Do đó, bệnh gan ở trẻ rất nhanh tiến triển thành mãn tính. Vậy dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em là gì? Triệu chứng viêm gan ở trẻ em thế nào? Cùng Diag tìm hiểu dấu hiệu bệnh gan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Vàng da, vàng mắt
Mắt và da của trẻ sẽ chuyển màu vàng khi mắc bệnh gan, thường gặp ở trẻ sơ sinh. Điều này xảy ra do trong máu có sự hiện diện của một lượng lớn bilirubin – một chất thải có màu vàng được sản xuất bởi gan. Nồng độ bilirubin cao có thể do viêm, rối loạn chức năng gan, hoặc tắc nghẽn ống mật.
Cha mẹ cần lưu ý phân biệt vàng da sinh lý và vàng da do bệnh gan:
- Vàng da sinh lý: Hiện tượng tự nhiên ở trẻ sơ sinh và diễn ra thoáng qua. Vàng da xuất hiện sau 24 giờ đầu sau khi sinh và tự khỏi sau khoảng 1 – 2 tuần.
- Vàng da bệnh gan: Xảy ra trước khi đạt 24 giờ tuổi sau sinh. Vàng da đi kèm với vàng mắt, có thể bị sốt, bú kém, và quấy khóc nhiều.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng gan
2. Nước tiểu đậm màu
Đây là dấu hiệu bệnh gan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất phổ biến. Nước tiểu có màu vàng đậm hoặc nâu cho thấy có bilirubin trong nước tiểu. Một số trường hợp cha mẹ thấy nước tiểu đậm màu là do cơ thể bé thiếu nước, chỉ cần uống nước đủ là hết. Tuy nhiên, nếu đã uống đủ lượng nước mà nước tiểu vẫn không trong hơn thì khả năng cao bé bị bệnh gan.
3. Phân đổi màu nhạt
Cha mẹ nên chú ý màu phân của trẻ nhỏ. Phân của các bé khỏe mạnh có màu vàng đặc trưng. Điều này là do bilirubin được gan xử lý và bài tiết qua phân đúng cách. Tuy nhiên, khi bé mắc bệnh lý về gan thì sẽ bị rối loạn chức năng thải độc. Từ đó, không bài tiết bilirubin hiệu quả khiến phân nhạt màu hoặc có màu trắng.
4. Gan to
Gan to thường là dấu hiệu của bệnh gan. Khi gan của trẻ bị tổn thương hoặc viêm có thể tăng kích thước lớn hơn so với bình thường. Điều này khiến bé bị khó chịu ở vùng bụng và có cảm giác chán ăn, đầy bụng. Gan to ở trẻ sơ sinh khiến bé không thoải mái, thường quấy khóc rất nhiều.
Xem thêm: Tăng cường chức năng gan
5. Không hoặc chậm tăng cân
Bệnh gan có thể gây nên tình trạng khó hấp thu dinh dưỡng, từ đó trẻ nhỏ khó tăng cân và dẫn đến suy dinh dưỡng. Dấu hiệu trẻ bị gan dễ nhận biết thường là chán ăn, nhanh no, và có cảm giác buồn nôn khi ăn. Theo các chuyên gia, đây là tình trạng khi bé bị các bệnh gan mãn tính đã kéo dài trên 6 tháng. Suy dinh dưỡng khiến bé bị chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não.
Xem thêm: Suy giảm chức năng gan
6. Chướng bụng hoặc sưng bụng
Còn gọi là hiện tượng cổ trướng ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi khoang bụng tích tụ nhiều dịch do dịch rò rỉ từ bề mặt của gan và ruột. Đây là một dấu hiệu trẻ bị bệnh gan khá phổ biến, thường gây khó chịu và khó thở. Nguyên nhân của chướng bụng có thể do viêm gan, tắc tĩnh mạch gan, hoặc rối loạn chức năng của gan.
7. Triệu chứng viêm gan ở trẻ em
Dấu hiệu viêm gan ở trẻ em trong giai đoạn đầu thường là: Chán ăn, đau bụng, tiêu chảy, và nôn mửa. Sau đó bệnh chuyển biến với triệu chứng vàng da, vàng mắt, và nước tiểu sẫm màu. Lúc này, trẻ thường không bị sốt.
Đối với trẻ mắc viêm gan siêu vi B sẽ có những triệu chứng đặc trưng. Dấu hiệu trẻ bị mắc viêm gan B thường là mệt mỏi, sốt, chảy mũi, chán ăn, buồn nôn, và đau bụng. Ngoài ra trẻ có vấn đề về đường tiết niệu như phân nhạt màu, tiêu chảy, táo bón, nước tiểu đậm màu…
Theo các chuyên gia, tình trạng viêm gan cấp ở trẻ nhỏ thường tự phục hồi. Tuy nhiên, nếu bé mắc viêm gan hơn 6 tháng có khả năng cao bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, cơ thể bé yếu hơn rất nhiều, các triệu chứng ban đầu trở nặng hơn. Cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em?
Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu trẻ bị viêm gan B hoặc vấn đề về gan. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và có thể yêu cầu các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình trạng gan của trẻ. Từ đó chẩn đoán và xác định được nguyên nhân gây bệnh.
Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bé cần uống thuốc thì phải đảm bảo trẻ dùng đúng liều lượng theo chỉ định. Ngoài ra, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Điều này giúp phục hồi chức năng gan của bé hiệu quả.
Cha mẹ cũng nên chú ý theo dõi triệu chứng của trẻ nhỏ trong giai đoạn điều trị. Bất kỳ sự thay đổi nào ở trẻ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp. Việc kiểm tra định kỳ cũng rất cần thiết để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh gan ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Trẻ nhỏ có thể trạng rất yếu, gan vẫn chưa hoạt động ổn định. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh gan phù hợp:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với nhiều vitamin, chất xơ, và khoáng chất. Bổ sung dinh dưỡng từ các loại hạt, ngũ cốc. Ưu tiên ăn đồ tươi sống và thực phẩm được nấu chín.
- Tránh các thực phẩm có hại như nước ngọt, thức ăn nhanh, bánh kẹo, và đồ ăn vặt.
- Khuyến khích trẻ vận động và tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý. Điều này cũng giúp hạn chế tình trạng béo phì, tránh bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ nhỏ.
- Cẩn trọng khi cho trẻ uống thuốc vì có thể gây quá tải cho gan. Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, hoặc các vấn đề sức khỏe nhẹ thì nên khám bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc đúng cách.
- Tiêm vaccine viêm gan đầy đủ để ngừa bệnh viêm gan A và viêm gan B. Chủ ý thực hiện tiêm phòng đúng theo lịch trình của bác sĩ.
Xem thêm: Các xét nghiệm chức năng gan
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết về các dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Việc tìm hiểu những triệu chứng này giúp cha mẹ có hướng xử lý kịp thời khi trẻ có vấn đề sức khỏe. Cha mẹ cần lưu ý nên đưa trẻ đến khám bác sĩ thay vì tự ý chữa trị tại nhà. Điều này giúp hạn chế đẩy nhanh tiến triển bệnh do điều trị sai cách.
Xem thêm: Suy gan