Gan là cơ quan có nhiệm vụ lọc máu và đào thải độc tố, cũng như sản xuất mật hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Gan còn có khả năng dự trữ, duy trì cân bằng nội môi, chuyển hóa và tổng hợp các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Trong bài viết này, hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết về 5 chức năng của gan nhé.

1. Chức năng thải độc của gan

Chức năng khử độc của gan gồm các bước phức tạp, sử dụng nhiều enzyme và con đường chuyển hóa khác nhau. Việc này vừa giúp gan chuyển hóa dinh dưỡng vừa thải độc hiệu quả, được thực hiện qua 5 cơ chế chính.

Chuyển hóa và khử độc hóa học

Các chất độc hại (bên trong và bên ngoài cơ thể) được gan xử lý thông qua hệ enzyme cytochrome P450. Đây là giai đoạn chuyển hóa, các enzyme thực hiện phản ứng oxi hóa-khử và thủy phân để biến đổi độc tố thành chất chuyển hóa. Quá trình này có thể tạo ra các chất trung gian phản ứng, đôi khi còn độc hơn chất gốc. Vì vậy, các chất trung gian cần tiếp tục xử lý trong giai đoạn liên hợp.

Gan liên hợp các chất chuyển hóa từ giai đoạn chuyển hóa với các phân tử khác để tạo thành các hợp chất dễ dàng bài tiết. Quá trình này bao gồm việc gắn kết các nhóm hóa học như glucuronide, sulfat, acetyl, methyl, và glutathione vào các chất độc. Điều này khiến chúng trở nên ít độc hơn và dễ dàng hòa tan trong nước.

Lọc máu và thải độc

Gan nhận máu từ hai nguồn chính là động mạch gan và tĩnh mạch cửa. Máu từ các nguồn này được đưa đến gan để lọc bỏ độc tố và chất thải, sau đó được đưa trở lại hệ tuần hoàn. Trong đó, tế bào Kupffer của gan có nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn và loại bỏ các tế bào chết có trong máu.

Bài tiết chất độc qua mật

Các độc tố đã được liên hợp sau quá trình chuyển hóa và khử độc hóa học sẽ được bài tiết qua mật. Sau đó, chất độc sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua phân.

Loại bỏ chất độc hại từ quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng

Gan chuyển hóa chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng, trong đó bao gồm việc hình ảnh các chất phụ độc hại như amoniac. Sau đó, gan sẽ thực hiện việc lọc và đào thải các chất độc này ra khỏi cơ thể qua nước tiểu.

Tái sử dụng và loại bỏ hormone

Gan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và loại bỏ các hormone dư thừa khỏi cơ thể. Hormone được chuyển hóa thành các dạng không hoạt động và sau đó được bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Việc này giúp duy trì sự cân bằng hormone trong cơ thể.

Xem thêm: Phục hồi chức năng gan

Cơ chế khử độc của gan có nhiệm vụ lọc máu và bài tiết các chất độc hại.
Cơ chế khử độc của gan có nhiệm vụ lọc máu và bài tiết các chất độc hại.

2. Chức năng sản xuất mật

Đây là một chức năng của gan trong hệ tiêu hóa, giúp ích trong việc hấp thụ chất béo. Trong đó, mật là một chất lỏng màu vàng xanh được gan sản xuất và lưu trữ trong túi mật. Trong mật có chứa muối mật, bilirubin, cholesterol, nước, và các chất điện giải:

  • Muối mật: Được sản xuất từ cholesterol giúp nhũ hóa chất béo để enzyme tiêu hóa dễ dàng phân giải.
  • Bilirubin: Sản phẩm phân hủy của hồng cầu cũ. Gan sẽ chuyển hóa bilirubin và bài tiết qua mật.
  • Cholesterol: Một thành phần của mật. Gan sẽ sử dụng cholesterol để sản xuất muối mật.
  • Nước và các chất điện giải: Giúp pha loãng mật và hỗ trợ quá trình vận chuyển.

Sau khi được sản xuất tại gan, mật được chuyển đến túi mật để lưu trữ. Lúc này, mật bên trong túi mật sẽ được cô đặc bằng cách loại bỏ nước và các chất điện giải.

Khi ăn, đặc biệt là thức ăn có chất béo, túi mật co bóp và đẩy mật vào ruột non. Quá trình này được điều khiển bởi hormone cholecystokinin (CCK), được tiết ra khi khi có sự hiện diện của chất béo trong ruột.

Trong ruột non, muối mật thực hiện chức năng nhũ hóa chất béo, tức là phân chia các giọt mỡ lớn thành các giọt nhỏ hơn. Quá trình này tạo ra một diện tích bề mặt lớn hơn cho các enzyme lipase hoạt động. Từ đó giúp phân giải chất béo thành các axit béo và monoglycerides để cơ thể dễ dàng hấp thụ.

Phần lớn muối mật được tái hấp thụ ở đoạn cuối của ruột non sau khi thực hiện chức năng tiêu hóa. Sau đó muối mật được đưa trở lại gan qua tĩnh mạch cửa để tái sử dụng nhiều lần. Quá trình này được gọi là tuần hoàn gan-ruột. Nhờ vào tuần hoàn này, gan có thể tiết kiệm nhiều năng lượng và nguyên liệu cần thiết để sản xuất muối mật mới.

Xem thêm: Suy gan

Chức năng tạo mật của gan rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chức năng tạo mật của gan rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

3. Chức năng dự trữ các chất

Việc dự trữ các chất giúp duy trì cân bằng nội môi và đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể. Gan có nhiệm vụ dự trữ vitamin, khoáng chất, chất béo, glycogen, sau đó giải phóng chúng khi cơ thể cần. Chức năng gan này được thể hiện qua 4 cơ chế sau.

Dự trữ glycogen ở gan

Gan đảm nhiệm việc chuyển đổi glucose dư thừa từ thức ăn thành glycogen để dự trữ. Sau đó glycogen sẽ được gan phân giải trở lại thành glucose khi lượng đường trong máu giảm, giúp duy trì mức đường huyết ổn định. Quá trình này gọi là glycogenolysis, thường diễn ra giữa các bữa ăn hoặc khi vận động.

Xem thêm: Suy giảm chức năng gan

Dự trữ vitamin và khoáng chất

Gan dự trữ nhiều loại vitamin, bao gồm vitamin A, D, E, K, và B12. Những vitamin này cần thiết cho nhiều chức năng sinh lý của cơ thể và được giải phóng vào máu khi cơ thể cần.

Ngoài ra, gan cũng dự trữ các khoáng chất như sắt và đồng. Sắt được dự trữ trong gan dưới dạng ferritin và được giải phóng khi cơ thể cần sản xuất hồng cầu mới.

Dự trữ chất béo

Gan chuyển hóa và dự trữ chất béo từ thực phẩm dưới dạng triglycerides. Khi cơ thể cần năng lượng, gan phân giải triglycerides thành axit béo và glycerol để cung cấp năng lượng.

Dự trữ protein và acid amin

Gan đảm nhiệm việc chuyển hóa protein từ thực phẩm thành các acid amin. Sau đó, gan dự trữ và sử dụng chúng để tổng hợp các protein cần thiết cho cơ thể hoạt động.

Dự trữ các khoáng chất như vitamin A, vitamin B12 là một chức năng gan quan trọng.
Dự trữ các khoáng chất như vitamin A, vitamin B12 là một chức năng gan quan trọng.

4. Chức năng chuyển hóa của gan

Gan đóng vai trò chính trong việc chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm như carbohydrate, protein, và lipid. Quá trình này hỗ trợ duy trì cân bằng năng lượng và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Chức năng gan này được thể hiện qua 5 cơ chế sau.

Chuyển hóa carbohydrate

Đây là cơ chế chuyển hóa hoạt động song song với cơ chế dự trữ glycogen của gan. Nhiệm vụ chính của gan là chuyển đổi glucose (một dạng carbohydrate) từ thức ăn thành glycogen để dự trữ. Khi cơ thể cần năng lượng, gan phân giải glycogen đã được dự trữ trước đó thành glucose và giải phóng vào máu.

Ngoài ra, gan còn có khả năng sản xuất glucose mới từ các nguồn không phải carbohydrate như axit amin, glycerol, và lactate. Điều này giúp đảm bảo cung cấp glucose liên tục cho cơ thể ngay cả khi nguồn glycogen dự trữ đã cạn kiệt.

Chuyển hóa protein

Gan chuyển hóa các protein từ thức ăn thành acid amin. Những acid amin này sẽ được sử dụng để tổng hợp nhiều protein quan trọng như albumin, enzyme, và các yếu tố đông máu. Acid amin dư thừa hoặc không cần thiết sẽ được gan chuyển hóa thành các sản phẩm khác như glucose hoặc lipid.

Chuyển hóa lipid

Gan chuyển hóa chất béo từ thực phẩm thành các dạng dễ sử dụng như triglycerides, phospholipids, và cholesterol. Khi cơ thể cần năng lượng, gan phân giải triglycerides thành axit béo và glycerol. Sau đó, axit béo được oxi hóa trong tế bào để tạo ra năng lượng.

Chuyển hóa vitamin và khoáng chất

Cơ chế này hoạt động song song với chức năng dự trữ vitamin. Gan sẽ chuyển hóa khoáng chất và vitamin đã được dự trữ trước đó thành các dạng hoạt động khi cơ thể cần. Đồng thời, gan cũng tham gia chuyển đổi vitamin D thành dạng hoạt động của nó, giúp điều hòa lượng canxi và phosphat trong máu.

Chuyển hóa hormone

Cơ chế này hoạt động cùng lúc với chức năng tái sử dụng và loại bỏ hormone. Gan có nhiệm vụ duy trì cân bằng hormone bằng cách chuyển hóa và loại bỏ hormone dư thừa ra khỏi máu. Trong đó, có các hormone steroid (estrogen, cortisol) và hormone tuyến giáp. Việc loại bỏ những hormone dư thừa sẽ đảm bảo chúng không tích tụ nhiều đến mức gây hại.

Chuyển hóa chất béo từ thực phẩm thành năng lượng là một chức năng gan rất quan trọng.
Chuyển hóa chất béo từ thực phẩm thành năng lượng là một chức năng gan rất quan trọng.

Xét nghiệm chức năng gan chỉ 138k

  • Xét nghiệm 6 chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe gan.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hơn 40 chi nhánh.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

5. Chức năng tổng hợp

Chức năng này của gan bao gồm 4 cơ chế: Tổng hợp glucose, cholesterol, lipoprotein, và protein. Đây là các chất quan trọng, đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng để thực hiện nhiều chức năng sinh học.

Tổng hợp protein

Gan có nhiệm vụ tổng hợp các protein, bao gồm:

  • Albumin: Giúp duy trì áp suất thẩm thấu của máu và vận chuyển các chất như hormone, vitamin.
  • Globulin: Bao gồm các globulin miễn dịch cần thiết cho hệ miễn dịch. Globulin giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và các tác nhân gây bệnh khác.
  • Yếu tố đông máu: Hầu hết các yếu tố đông máu (như fibrinogen và prothrombin) đều được sản xuất bởi gan. Khi bị chảy máu, các yếu tố này sẽ kích hoạt chuỗi phản ứng để tạo thành cục máu đông và ngăn ngừa chảy máu.

Tổng hợp cholesterol và lipoprotein

Gan tổng hợp các cholesterol và chuyển hóa chúng thành muối mật. Sau đó, muối mật tiếp tục được bài tiết vào dịch mật. Ngoài ra, gan cũng tổng hợp các loại lipoprotein và hỗ trợ vận chuyển đến các mô trong cơ thể.

Tổng hợp glucose

Gan có khả năng tổng hợp glucose từ các nguồn không phải carbohydrate như acid amin và glycerol. Quá trình này được gọi là gluconeogenesis, đảm bảo cung cấp glucose cho cơ thể khi nguồn cung cấp từ thức ăn không đủ. Sự tổng hợp này rất quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết ổn định giữa các bữa ăn và trong tình trạng đói.

Vai trò của gan là giúp tổng hợp glycogen từ glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Vai trò của gan là giúp tổng hợp glycogen từ glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cần làm gì để đảm bảo chức năng gan ổn định?

Gan đóng vai trò vô cùng thiết yếu trong mọi hoạt động của cơ thể. Khi một trong các chức năng của gan suy yếu hoặc ngừng hoạt động, cơ thể sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện những điều sau để đảm bảo chức năng gan ổn định:

  • Hạn chế uống rượu bia: Giảm tải cho gan, ngăn ngừa tổn thương, và giúp gan thực hiện tốt các chức năng cơ bản.
  • Tránh lạm dụng thực phẩm chức năng (TPCN): Nhiều TPCN có thể gây hại cho gan nếu sử dụng quá liều hoặc không đúng cách. Một số TPCN còn chứa thành phần có thể gây tổn thương gan hoặc tương tác xấu với các loại thuốc khác. Do đó, cần sử dụng TPCN theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt. Tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, mỡ, và muối. Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố của gan.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gan.
  • Tiêm phòng vắc-xin: Giúp cơ thể có kháng thể, giảm nguy cơ nhiễm bệnh, và bảo vệ gan khỏi trước virus viêm gan.
  • Kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm định kỳ: Giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh gan để điều trị kịp thời. Cần thực hiện định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để tầm soát bệnh.

Xem thêm: Tăng cường chức năng gan

Lời kết

Như vậy bài viết đã chia sẻ chi tiết về 5 chức năng của gan và các lưu ý để bảo vệ chức năng của cơ quan này. Gan có vai trò quan trọng trong cơ chế khi hỗ trợ cho nhiều hoạt động sinh hóa luôn ổn định. Khi một trong các chức năng bị suy yếu, đây chính là dấu hiệu cho thấy gan bị tổn thương.

Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa chuyên môn trong xét nghiệm kiểm tra gan. Diag cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm gan với mức phí tối ưu, giúp tầm soát nhiều vấn đề về gan hiệu quả. Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm chức năng gan có thể liên hệ với Diag qua các kênh sau:

 

Xem thêm: Dấu hiệu bệnh gan ở trẻ em