Bệnh sẩn ngứa do gan nếu tồn tại trong thời gian kéo dài là dấu hiệu cảnh báo gan đang bị tổn hại nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ cao mắc những bệnh lý nguy hiểm về gan. Vậy sẩn ngứa do gan có thể điều trị được không? Làm thế nào để bảo vệ chức năng gan và sức khỏe? Hãy cùng tìm lời giải đáp ngay tại bài viết này nhé!
Bệnh Sẩn Ngứa Do Gan Là Gì?
Khi bị sẩn ngứa khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc trên da nổi những mẩn đỏ, gây ra cảm giác ngứa ngáy và có thể nổi thành từng mảng tương tự như mề đay. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa của từng người sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy kéo dài khác nhau.
Tình trạng này thường gặp ở vùng da bị hở ra bên ngoài như tay chân, mặt… và có thể ngứa lan toàn thân trong trường hợp nặng. Người bệnh thường có phản xạ tự nhiên dùng tay gãy và khiến sẩn ngứa thêm lan rộng gây ngứa, mất thẩm mỹ trên da.
Vậy bị mẩn ngứa là bệnh gì? Đối với bệnh sẩn ngứa do gan là một trong những dấu hiệu cảnh báo chức năng thải độc tố của gan đang có vấn đề.
Nói rõ hơn, gan là một trong những cơ quan quan trọng, đảm nhận nhiều vai trò cùng lúc. Trong đó, khả năng lọc và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể từ thức ăn và nước uống luôn được duy trì liên tục. Nhưng trong trường hợp, cơ thể tiếp nhận quá nhiều loại độc tố khác nhau có thể khiến gan bị quá tải, lâu dần gây ra tổn thương và làm suy giảm chức năng gan.
Khi những độc tố này vẫn tồn tại trong cơ thể do không được gan loại bỏ hoàn toàn sẽ gây ra biểu hiện lâm sàng là tình trạng nổi mề đay, sẩn ngứa.
Thông thường, sẩn ngứa do gan là bệnh lý thường xảy ra vào mùa hè, lúc này thời tiết nóng bức, cơ thể chúng ta có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều mồ hôi… sẽ là điều kiện lý tưởng cho những tác nhân gây bệnh trên da hoạt động mạnh, có thể hình thành nên sẩn ngứa.
Đối với người đã từng bị sẩn ngứa do gan có khả năng tái phát nhiều lần trong tương lai, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Khi không được điều trị kịp thời, hay không chú ý đến khi sẩn ngứa nổi một thời gian rồi lặng, có thể khiến bệnh âm thầm tiến triển trong một thời gian kéo dài, lâu dần có nguy cơ làm suy giảm chức năng gan mạn tính và có khả năng gây xơ gan, viêm gan cũng các vấn đề khác về gan.
Nguyên Nhân Mắc Bệnh Gan Lại Gây Sẩn Ngứa Trên Da
Tại sao khi chức năng gan có vấn đề lại gây sẩn ngứa trên da là thắc mắc chung của rất nhiều người. Giải đáp về vấn đề này, theo các chuyên gia, khi mắc bệnh về gan sẽ khiến chức năng gan bị suy giảm, dẫn đến việc lọc và đào thải độc tố cũng bị ảnh hưởng theo.
Khi những chất độc hại này tích tụ quá nhiều trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra những biểu hiện bất thường trên lâm sàng là những nốt sẩn ngứa xuất hiện trên bề mặt da.
Đồng thời, một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng không khoa học cũng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng làm thúc đẩy tiến trình của bệnh, điển hình như:
Có thói quen sử dụng nhiều loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất bảo quản.
- Một chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, thiếu hụt chất xơ, vitamin và khoáng chất.
- Công việc quá áp lực, căng thẳng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
- Lạm dụng quá nhiều thức uống có cồn như rượu bia, thuốc lá. Trong đó, uống rượu trong một thời gian dài là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về gan.
Dấu Hiệu Khi Bị Sẩn Ngứa Do Gan
Triệu chứng bệnh sẩn ngứa do gan điển hình nhất là trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ hay mụn nhọt một cách đột ngột.
Khi quan sát những mảng mẩn đỏ này thường xuất hiện có giới hạn rõ ràng. Ở giai đoạn sớm, chúng sẽ có dạng những mẩn đỏ li ti, nhưng về sau sẽ lan rộng và tạo thành từng mảng sần.
Trong một số trường hợp nặng, những mảng đỏ này có thể lan ra khắp toàn thân, khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi cứng, mật độ chắc, theo cách gọi dân gian là bị mày đay hay mề đay tuỳ vùng miền.
Thông thường, những mảng đỏ này xuất hiện trên da và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài giờ, khi cơ thể không còn cảm giác lạnh.
Khi bị bệnh sẩn ngứa do gan, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa âm ỉ kèm theo đó sẽ bị nóng ran trải dài khắp vùng da trên cơ thể. Mức độ nghiêm trọng sẽ tăng lên vào thời điểm nhiệt độ môi trường bị sụt giảm nhanh chóng như trời mưa, nổi gió.
Đây cũng chính là đặc điểm người bệnh cần chú ý để phân biệt giữa bệnh sẩn ngứa do gan và các bệnh lý da liễu khác cũng gây ra tình trạng nổi mẩn tương tự.
Đối với người bị mẩn ngứa do các bệnh lý về da gây nên, thông thường những triệu chứng ngứa thường có đặc điểm phân biệt là bị ngứa rát da nhiều hơn.
Tuy nhiên, chỉ thông qua một vài biểu hiện lâm sàng, chúng ta cũng không thể nào khẳng định chắc chắn nguyên nhân bị sẩn ngứa là gì, mà phải thông qua việc chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa và những xét nghiệm kèm theo trong trường hợp cần thiết để có kết quả chính xác nhất.
Bên cạnh sẩn ngứa trên da do gan, khi chức năng gan gặp vấn đề người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện khác như sau:
- Mất cảm giác ngon miệng, ăn uống kém, khó tiêu.
- Người mệt mỏi, khó chịu, mất tập trung, thay đổi tính cách.
Có cảm giác bị đau âm ỉ đôi khi đau tức ở vùng hạ sườn phải và có thể lan rộng đến vùng vai phải.
- Bị vàng da, vàng mắt, nước tiểu chuyển sang màu sậm hoặc đôi khi kèm theo tình trạng phân bạc màu tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Hay bị chảy máu chân răng.
- Khi va chạm nhẹ nhưng rất dễ xuất hiện những mảng bầm tím trên da.
Đây là những triệu chứng gợi ý nguyên nhân gây bệnh, đồng thời có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khi bị bệnh sẩn ngứa do gan không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, gây xơ gan.
Vì thế, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, để khẳng định chắc chắn và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, xác định nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Vậy bệnh sẩn ngứa có lây không? Theo các bác sĩ, sẩn ngứa không phải bệnh truyền nhiễm. Đối với sẩn ngứa do gan là dấu hiệu cảnh báo gan đang có vấn đề, không thể lây lan từ người này sang người khác.
Trong trường hợp, trong gia đình có nhiều thành viên bị sẩn ngứa có thể là do yếu tố truyền dẫn đến cơ thể bị nhạy cảm hơn đối với những yếu tố dị ứng có trong môi trường sống hoặc những yếu tố gây dị ứng khác… Để xác định nguyên nhân gây sẩn ngứa và có phương pháp kiểm soát tốt thì cần đến sự chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa.
Điều Trị Bệnh Sẩn Ngứa Do Gan
Cách điều trị bệnh sẩn ngứa thường được áp dụng là giải độc cho gan, đồng thời hỗ trợ và cải thiện chức năng thanh lọc và thải các chất độc cho gan.
Tùy theo trường hợp bệnh, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, có thể bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp: Việc bổ sung thực phẩm phù hợp vào khẩu phần ăn hằng ngày rất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, tốt cho chức năng gan.
Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin có nhiều trong các loại rau củ quả. Nên hạn chế tối đa những thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo hay những loại thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Đối với bệnh sẩn ngứa do gan, có thể ăn thêm nhiều loại rau có tính mát cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị như khổ qua, rau má, sâm đất, bạc hà, lá sen, ngó sen, râu ngô, rau diếp cá… Người bị bệnh gan nên ăn các món thanh đạm, dễ tiêu hoá.
Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể trung bình khoảng 1,5 – 2l nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng thêm nước ép, sinh tố để bổ sung thêm nước và vitamin tốt cho sức khỏe.
Cần tránh xa những tác nhân gây hại đến chức năng gan, trong đó cần hạn chế tối đa những loại thức uống có cồn và thuốc lá.
Một chế độ sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực và làm việc quá sức là rất quan trọng, giúp cân bằng giữa công việc, cuộc sống để tinh thần thoải mái giúp góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh không nên thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc và duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao đều đặn với những bài tập phù hợp với sức khỏe. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng.
Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đúng liều lượng. Tránh tự ý dùng thuốc ngoài chỉ định, nhất là bài thuốc truyền miệng không rõ nguồn gốc. Đối với những loại thuốc không kê đơn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
Việc tái khám theo lịch hẹn cũng rất quan trọng, giúp bác sĩ theo dõi tình trạng và có sự điều chỉnh cho phù hợp theo từng giai đoạn bệnh. Việc điều trị tốt bệnh về gan sẽ giúp gan dần phục hồi được chức năng và cải thiện tình trạng sẩn ngứa trên da.
Như vậy, bệnh sẩn ngứa do gan không chỉ khiến người bệnh cảm thấy ngứa, khó chịu, gây mất thẩm mỹ mà đây còn là cảnh báo về chức năng gan đang suy giảm nghiêm trọng. Vì thế, để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp, giúp nhanh chóng hồi phục chức năng gan.
Hãy chọn chi nhánh gần bạn để thăm khám và nhận kết quả trực tuyến nhanh chóng.