Rối loạn lipid máu ICD-10 là tình trạng bất thường về nồng độ lipid trong máu có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Trong bài viết này, Diag sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và các loại rối loạn lipid máu ICD 10 phổ biến nhất để giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.
Rối loạn lipid máu ICD-10 là gì?
Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ các chất béo (lipid) trong máu thấp hoặc cao hơn mức bình thường. Trong đó, các lipid chính bao gồm:
- Cholesterol: Một chất béo dạng sáp cần thiết cho cấu tạo tế bào, sản xuất hormone và vitamin D. Rối loạn cholesterol có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa, đái tháo đường type 2, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Có hai loại cholesterol chính:
- LDL-cholesterol (cholesterol “xấu” hoặc LDL-c): Vai trò chính là vận chuyển chất béo đến các tế bào trong cơ thể.
- HDL-cholesterol (cholesterol “tốt” hoặc HDL-c): HDL không chỉ đảm nhiệm việc vận chuyển chất béo đi khắp cơ thể qua máu mà còn giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi mạch máu.
- Triglyceride: Một loại chất béo trung tính được cơ thể tạo ra và nhận được từ việc cơ thể dung nạp thực phẩm, sau đó được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Mức triglyceride cao có thể tăng khả năng mắc bệnh về tim mạch, tiểu đường và viêm tụy cấp.
ICD-10 (International Classification of Diseases) là hệ thống phân loại bệnh quốc tế phiên bản thứ 10 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành. Mã ICD-10 được sử dụng để mã hóa mã hóa bệnh lý, biểu hiện, và các yếu tố sức khỏe khác, giúp thống nhất cách gọi và phân loại bệnh trên toàn thế giới.
Việc sử dụng ICD-10 là bắt buộc theo HIPAA (Đạo luật Trách nhiệm Giải trình và Cung cấp Thông tin Bảo hiểm Y tế) cho các bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Đối với các tình trạng rối loạn lipid máu ICD-10, hệ thống mã giúp xác định và phân loại các dạng bất thường liên quan đến cholesterol và triglycerides trong máu. Nhờ mã ICD-10, các bác sĩ dễ dàng tra cứu tiền sử bệnh và đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Các loại mã rối loạn lipid máu ICD-10 phổ biến nhất
Dưới đây là bảng tóm tắt các mã ICD-10 phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán rối loạn lipid máu:
Mã số ICD-10 | Mô tả |
E78 | Rối loạn chuyển hóa lipoprotein và các bệnh lipid máu khác |
E78.0 | Tăng cholesterol máu đơn thuần |
E78.00 | Tăng cholesterol máu đơn thuần, không xác định |
E78.01 | Tăng cholesterol máu có tính gia đình |
E78.1 | Tăng triglyceride máu đơn thuần |
E78.2 | Tăng lipid máu hỗn hợp |
E78.3 | Tăng chylomicron máu |
E78.41 | Lipoprotein(a) tăng cao |
E78.49 | Tăng lipid máu khác |
E78.5 | Tăng lipid máu, không xác định |
E78.6 | Thiếu hụt lipoprotein mật độ cao |
E78.70 | Rối loạn chuyển hóa axit mật và cholesterol, không xác định |
E78.71 | Hội chứng Barth |
E78.72 | Hội chứng Smith-Lemli-Opitz |
E78.79 | Các rối loạn khác của quá trình chuyển hóa axit mật và cholesterol |
E78.81 | Viêm da khớp mỡ |
E78.89 | Các rối loạn chuyển hóa lipoprotein khác |
E78.9 | Rối loạn chuyển hóa lipoprotein, không xác định |
Triệu chứng của bệnh rối loạn lipid máu
Phần lớn bệnh nhân mắc rối loạn lipid máu không có biểu hiện rõ ràng cho đến khi xảy ra biến chứng. Điều này khiến cho việc phát hiện bệnh trở nên khó khăn nếu không thực hiện xét nghiệm máu định kỳ. Trong một số trường hợp diễn biến bệnh nặng, người bệnh có thể xuất hiện các biểu hiện sau:
- U vàng (Xanthoma): Các nốt hoặc mảng màu vàng xuất hiện trên da, đặc biệt là quanh mắt, khuỷu tay, đầu gối hoặc gân và khớp.
- Đục rìa giác mạc (Arcus senilis): Vòng tròn màu trắng, xanh lam hoặc xám nhạt xuất hiện quanh giác mạc mắt. Dấu hiệu này thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xuất hiện ở người trẻ tuổi.
- U vàng quanh mắt (Xanthelasma): Thường xuất hiện ở mi trên gần khóe mắt, với phần tổn thương u màu vàng, mềm hoặc chắc, do lắng đọng canxi. Các u thường có kích thước nhỏ, phẳng, ít nổi lên da và phát triển chậm, đôi khi kết hợp thành khối lớn hơn. Dù nguyên nhân chưa được xác định rõ, u vàng thường liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Di truyền: Yếu tố di truyền là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến rối loạn lipid máu, ví dụ như tăng cholesterol máu có tính gia đình (FH – Familial Hypercholesterolemia.
- Chế độ ăn uống: Ăn nhiều chất béo bão hòa (các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem, bơ, bánh ngọt hoặc xúc xích, thịt xông khói,…), chất béo chuyển hóa (đồ nướng, đồ chiên như gà rán, khoai tây chiên,…).
- Thói quen sống: Ít vận động, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia cũng là những yếu tố gây rối loạn lipid máu.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, bệnh thận và bệnh gan có thể gây rối loạn lipid máu thứ phát.
- Thuốc: Một số loại thuốc như steroid, estrogen trong thuốc tránh thai, thuốc trị cao huyết áp hoặc bệnh lý tâm thần có thể làm tăng mức lipid có thể ảnh hưởng đến nồng độ lipid trong máu.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn lipid máu
Để chẩn đoán rối loạn lipid máu ICD-10, bác sĩ thường thực hiện các xét nghiệm và đánh giá lâm sàng nhằm xác định mức cholesterol trong máu và các vấn đề tim mạch liên quan. Dưới đây là các phương pháp phổ biến.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp cơ bản để đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu. Bệnh nhân cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm để đo chính xác các chỉ số như:
- Cholesterol toàn phần.
- LDL-C.
- HDL-C.
- Triglyceride.
Nếu kết quả bất thường, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng, thói quen tập luyện, và lối sống để xác định nguyên nhân tiềm ẩn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thêm xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, gan, thận hoặc tác dụng phụ của thuốc.
Xét nghiệm nâng cao
Khi cần đánh giá khả năng mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ chính xác hơn, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm nâng cao. Xét nghiệm này không chỉ đo nồng độ LDL-C và HDL-C mà còn xác định số lượng và kích thước của các lipoprotein. Đây là phương pháp giúp dự đoán nguy cơ tim mạch tốt hơn so với xét nghiệm lipid cơ bản.
Chụp CT đánh giá vôi hóa mạch vành
Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chụp CT để đánh giá mức độ vôi hóa trong động mạch vành. Điểm vôi hóa này cho thấy mức độ tích tụ mảng bám trong thành động mạch, giúp dự đoán khả năng mắc bệnh mạch vành sớm. Kết quả này hỗ trợ bác sĩ xác định mức độ cần thiết của việc điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi thói quen sống.
Kiểm tra độ dày nội trung mạc động mạch cảnh (CIMT)
Phương pháp siêu âm này cho phép đo độ dày của lớp nội trung mạc trong động mạch cảnh ở cổ. Độ dày của lớp trong và giữa động mạch hoặc sự tích tụ mảng bám là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Cách điều trị bệnh rối loạn lipid máu
Việc điều trị rối loạn lipid máu là một quá trình toàn diện, kết hợp nhiều phương pháp nhằm đưa nồng độ lipid trong máu về mức an toàn, từ đó giảm thiểu khả năng mắc các bệnh tim mạch. Quá trình điều trị thường bắt đầu với việc điều chỉnh thói quen sống, đặc biệt là khi tình trạng chưa quá nghiêm trọng. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol, đồng thời tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và cá béo (cá hồi, cá thu) giàu omega-3, giúp cải thiện lipid máu.
- Tăng cường vận động: Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì cân nặng hợp lý.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia: Đây là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do cholesterol cao. Hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn không chỉ làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch.
- Điều trị bằng thuốc: Trong trường hợp thay đổi thói quen không thể kiểm soát lipid máu, bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc điều hòa cholesterol. Các nhóm thuốc chính bao gồm statin (giảm LDL-c), thuốc ức chế hấp thu cholesterol, fibrate (giảm triglyceride, tăng HDL-c) và thuốc cô lập axit mật.
- Các biện pháp hỗ trợ: Bên cạnh thay đổi lối sống và điều trị bằng thuốc, một số biện pháp hỗ trợ cũng có thể được áp dụng. Bổ sung omega-3 từ thực phẩm hoặc viên uống có thể giúp giảm triglyceride. Niacin (vitamin B3) liều cao cũng có tác dụng tương tự nhưng cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ do nguy cơ tác dụng phụ.
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm rối loạn lipid máu. Trong số đó, Trung tâm Y khoa Diag được đánh giá là đơn vị uy tín hàng đầu với dịch vụ xét nghiệm mỡ máu chất lượng cao. Quy trình xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, cùng đội ngũ điều dưỡng tận tâm hỗ trợ tư vấn chi tiết.
Đặc biệt, bạn có thể đặt lịch để bác sĩ giải thích kết quả và tư vấn chuyên sâu theo nhu cầu. Diag cam kết mang đến trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Để được hỗ trợ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm hoặc đến các điểm lấy mẫu gần nhất.
Lời kết
Rối loạn lipid máu ICD-10 là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là các bệnh tim mạch. Việc hiểu rõ về rối loạn lipid máu, các yếu tố nguy cơ và hệ thống mã hóa ICD-10 là vô cùng quan trọng để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra, hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của bạn bằng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống năng động, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.