Cholesterol thường được sử dụng để kiểm tra tình trạng chuyển hóa lipid cũng như đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vậy có bao nhiêu chỉ số cholesterol cần xét nghiệm? Nồng độ cholesterol trong máu an toàn là bao nhiêu? Cùng Diag tìm hiểu cách cải thiện mức cholesterol cao trong bài viết bên dưới.
Lưu ý: Nồng độ các chỉ số cholesterol trong bài viết dựa trên thang đo của Trung Tâm Y Khoa Diag và chỉ mang tính tham khảo. Mọi kết quả xét nghiệm cần được bác sĩ chuyên khoa đánh giá để chẩn đoán bệnh chính xác.

1. Cholesterol toàn phần

Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch và khả năng chuyển hóa lipid trong cơ thể. Trong đó, là dạng cần thiết để duy trì màng tế bào, sản xuất hormone, hỗ trợ tiêu hóa và tổng hợp vitamin D.

Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần phản ánh tổng lượng cholesterol trong máu. Bao gồm cả LDL-C (), HDL-C (cholesterol tốt), và một phần cholesterol từ triglyceride.

  • Nồng độ Cholesterol toàn phần an toàn: < 5.18 mmol/L.
  • Nồng độ gần mức nguy cơ tim mạch: 5.18 – 6.21 mmol/L.
  • Nồng độ có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch: ≥ 6.22 mmol/L.

Mặc dù hữu ích đối với cơ thể, nhưng mức cholesterol cao quá mức có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đặc biệt là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như , nhồi máu cơ tim, và đột quỵ.

2. LDL cholesterol

LDL-C là một loại lipoprotein có vai trò vận chuyển cholesterol từ gan đến các tế bào trong cơ thể. Nó cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm việc xây dựng màng tế bào và sản xuất hormone. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì nồng độ trong máu tăng quá cao. Lúc này, các LDL-C dễ bám vào thành mạch, hình thành các mảng bám và gây cản trở lưu thông máu.

Khi LDL-C tích tụ trong động mạch, nó có thể dẫn đến xơ vữa và làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Nó thường được coi là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của các bệnh lý tim mạch do khả năng gây tổn thương mạch máu. Vậy nên LDL-C thường được gọi là “cholesterol xấu.”

Để kiểm tra mức LDL-C trong cơ thể cũng như đánh giá nguy cơ thì cần thực hiện xét nghiệm LDL cholesterol. Xét nghiệm này sẽ cần thực hiện đồng thời với chỉ số cholesterol HDL để kiểm tra toàn diện các nguy cơ bệnh tim. Bạn có thể tham khảo các ngưỡng LDL-C như sau.

  • Nồng độ LDL cholesterol tối ưu: < 2.59 mmol/L.
  • Nồng độ gần gần đạt mức tối ưu: 2.59 – 3.34 mmol/L.
  • Nồng độ gần đạt mức cao: 3.35 – 4.13 mmol/L.
  • Nồng độ cao: 4.14 – 4.91 mmol/L.
  • Nồng độ rất cao: ≥ 4.92 mmol/L.
Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, đặc biệt là LDL-C, có thể hình thành các mảng xơ vữa.
Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao, đặc biệt là LDL-C, có thể hình thành các mảng xơ vữa.

3. HDL cholesterol

ngược lại với LDL-C. Nó được xem là “cholesterol tốt” nhờ vào khả năng bảo vệ sức khỏe tim mạch trước sự tích tụ của LDL cholesterol. HDL-C hoạt động bằng cách vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô và thành mạch máu trở về gan. Tại gan, các cholesterol thừa này sẽ được chuyển hóa để tái sử dụng hoặc loại bỏ ra khỏi cơ thể.

HDL-C đóng vai trò như một hệ thống “dọn dẹp” cholesterol trong cơ thể. Nó giúp loại bỏ cholesterol khỏi máu và giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Nhờ đó, HDL-C được xem như một yếu tố bảo vệ của hệ tim mạch. Nó hỗ trợ duy trì lưu thông máu hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Hơn nữa, HDL cholesterol còn có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Khả năng này giúp nó bảo vệ mạch máu khỏi tổn thương do các gốc tự do và viêm nhiễm. Điều này làm tăng tầm quan trọng của HDL-C, không chỉ với hệ thống chuyển hóa mà còn đối với sức khỏe tim mạch.

Vậy nên để kiểm tra khả năng bảo vệ hệ tim mạch của cơ thể thì cần thực hiện xét nghiệm HDL cholesterol máu. Đây là xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim, thường được thực hiện đồng thời với xét nghiệm LDL và Cholesterol toàn phần.

  • Nồng độ HDL cholesterol bình thường: ≥ 1.04 mmol/L.
  • Nồng độ tối ưu: ≥ 1.55 mmol/L.
  • Nồng độ thấp: < 1.04 mmol/L.

Xem thêm: Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?

HDL-C là cholesterol tốt đối với hệ tim mạch.
HDL-C là cholesterol tốt đối với hệ tim mạch.

4. VLDL cholesterol

là loại lipoprotein quan trọng, có vai trò vận chuyển triglyceride – một dạng chất béo khác được sản xuất bởi gan. Cấu trúc của VLDL-C chứa một lượng lớn triglyceride, cùng với một phần cholesterol và protein. Chức năng chính của nó là cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào thông qua việc phân phối triglyceride.

VLDL cholesterol cũng được xem làm một loại “cholesterol xấu” vì có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Trên thực tế, trong quá trình lưu thông trong máu, VLDL-C sẽ được chuyển hóa dần thành LDL-C sau khi đã giải phóng triglyceride vào các tế bào. Khi VLDL-C được chuyển hóa quá mức sẽ gián tiếp làm tăng nồng độ LDL cholesterol trong máu.

Vì là một loại chất béo xấu nên VLDL cũng cần được kiểm tra đồng thời với các xét nghiệm HDL và LDL. Kết quả xét nghiệm VLDL cholesterol góp phần đánh giá chính xác hơn nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn.

  • Nồng độ VLDL cholesterol bình thường: < 0.78 mmol/L.
  • Nồng độ thấp: < 0.1 mmol/L.
  • Nồng độ cao: ≥ 0.78 mmol/L.

Xem thêm: Triglyceride và cholesterol cao

VLDL-C cũng là một dạng cholesterol xấu như LDL-C.
VLDL-C cũng là một dạng cholesterol xấu như LDL-C.

Cách cải thiện nồng độ cholesterol máu cao về mức an toàn

Mục đích của việc cải thiện mức cholesterol cao là giảm LDL-C và VLDL-C về mức an toàn, cũng như tăng HDL-C đến mức tối ưu. Điều này đòi hỏi sự kết hợp của lối sống lành mạnh và giải pháp thay đổi chế độ ăn uống khoa học. Trong một số trường hợp, có thể cần đến thuốc để điều hòa lượng cholesterol theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi chế độ ăn uống khoa học

  • Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa: Loại chất béo này có nhiều trong thịt mỡ, bơ, và các sản phẩm từ sữa nguyên kem, làm tăng mức LDL cholesterol. Bạn nên thay thế chúng bằng chất béo không bão hòa từ dầu ô liu, dầu cá, hoặc dầu hạt cải.
  • Tránh chất béo chuyển hóa: Bao gồm đồ ăn chiên rán, bánh kẹo công nghiệp, và thức ăn nhanh. Những thực phẩm này có thể làm tăng LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol.
  • Tăng cường chất xơ hòa tan: Bạn nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm như yến mạch, đậu, táo, và rau củ tươi. Chất xơ sẽ giúp giảm hấp thụ cholesterol tại ruột, từ đó hạ thấp mức cholesterol trong máu.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt lanh, và quả óc chó chứa nhiều omega-3. Chúng giúp tăng HDL cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ưu tiên ăn cá hồi chứa nhiều omega-3.
Ưu tiên ăn cá hồi chứa nhiều omega-3 để cải thiện mức cholesterol cao.

Thay đổi lối sống lành mạnh

  • Tăng cường hoạt động thể chất: Vận động thể chất đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, cần duy trì tối thiểu 5 ngày mỗi tuần. Tập thể thao giúp tăng HDL cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch tổng thể. Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi lội.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân thường liên quan đến nồng độ LDL cao và HDL thấp, đặc biệt là tích trữ nhiều mỡ bụng. Do đó, cần giảm cân khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể để cải thiện mức cholesterol. Lưu ý rằng việc giảm cân cần có sự theo dõi của bác sĩ để tránh tình trạng giảm quá mức.
  • Ngừng hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm HDL cholesterol và gây tổn thương thành mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
  • Hạn chế uống rượu: Uống quá mức lại gây hại cho sức khỏe tim mạch và tăng triglyceride.

Sử dụng thuốc điều trị khi cần thiết

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nếu không thể giảm mức cholesterol cao bằng các biện pháp thay đổi lối sống. Một số loại thuốc được sử dụng thường là:

  • Statins: Giảm sản xuất cholesterol tại gan và làm giảm LDL cholesterol hiệu quả.
  • Ezetimibe: Hạn chế hấp thụ cholesterol từ thực phẩm.
  • Thuốc ức chế PCSK9: Tăng khả năng loại bỏ LDL cholesterol từ máu.
  • Fibrate hoặc niacin: Các loại thuốc hạ triglyceride và tăng HDL cholesterol.
  • Thuốc resin: Ngăn cản tái hấp thụ acid mật, khiến cơ thể sử dụng cholesterol để sản xuất acid mật mới, từ đó giảm nồng độ cholesterol.
diag
Xét nghiệm mỡ máu Chỉ 160k
  • Phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng mỡ máu
  • Đánh giá toàn diện tình trạng mỡ máu qua các chỉ số
  • Hỗ trợ chẩn đoán, kiểm soát, theo dõi điều trị hiệu quả
  • Làm việc ngoài giờ hành chính tại 40+ điểm lấy mẫu.
200+
Cơ sở y tế đối tác
6500+
Bác sĩ tin tưởng

Xét nghiệm cholesterol máu thường xuyên

Kiểm tra mức cholesterol định kỳ đặc biệt cần thiết để đảm bảo hiệu quả của các phương pháp điều trị. Đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như tuổi cao, bệnh , tăng , hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.

Chuyên gia khuyến cáo người khỏe mạnh nên mỗi năm 1 lần để kiểm tra mỡ máu. Những người có nguy cơ cao thì cần xét nghiệm máu để kiểm soát cholesterol mỗi 3 – 6 tháng 1 lần, hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu phát hiện mức cholesterol cao thì cần thăm khám điều trị.

Cần xét nghiệm kiểm tra cholesterol định kỳ 1 năm 1 lần để kiểm tra sức khỏe.
Cần xét nghiệm kiểm tra cholesterol định kỳ 1 năm 1 lần để kiểm tra sức khỏe.

Lời kết

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về nồng độ an toàn của các trong máu. Việc tìm hiểu nồng độ cholesterol trong máu tối ưu và bất thường giúp bạn dễ dàng chăm sóc sức khỏe của mình. Nếu bạn là người có nguy cơ thì việc xét nghiệm tầm soát là rất cần thiết. Điều này giúp ngăn ngừa những biến chứng tim mạch tiềm ẩn trong tương lai một cách hiệu quả.