Mỡ máu triglyceride là gì? Chỉ số mỡ máu cao triglyceride
- Chỉ số mỡ máu triglyceride là gì?
- Giá trị bình thường của chỉ số triglyceride
- Triglyceride tăng cao
- Triglyceride thấp
- Nguyên nhân gây tăng chỉ số mỡ máu triglyceride
- Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu triglyceride ổn định
- Giải đáp thắc mắc
- 1. Chỉ số triglyceride bao nhiêu là nguy hiểm?
- 2. Triglyceride bao nhiêu thì phải uống thuốc?
- 3. Ăn gì để giảm chỉ số triglyceride?
- Tổng kết
Chỉ số mỡ máu triglyceride là gì?
Triglyceride là một dạng chất béo được tìm thấy trong máu, đóng vai trò dự trữ năng lượng cho cơ thể. Khi bạn tiêu thụ thức ăn, lượng calo dư thừa, đặc biệt là từ chất béo, đường, và tinh bột, sẽ được chuyển hóa thành triglyceride và lưu trữ trong các mô mỡ để sử dụng khi cần thiết.
Mặc dù triglyceride có vai trò quan trọng, nhưng khi nồng độtriglyceride trong máu quá cao, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Giá trị bình thường của chỉ số triglyceride
Các chỉ số triglyceride được chẩn đoán thông qua việc thực hiện xét nghiệm. Dựa trên các khuyến nghị y khoa, chỉ số này được phân loại như sau:
- Chỉ số triglyceride < 150 mg/dL: Mức Triglyceride bình thường. Chỉ số ở mức an toàn, cho thấy nguy cơ bệnh lý tim mạch và rối loạn mỡ máu (lipid) thấp.
- Chỉ số triglyceride từ 150-199 mg/dL: Mức này cần được theo dõi và điều chỉnh thông qua ăn uống và luyện tập thể thao để ngăn ngừa biến chứng.
- Chỉ số triglyceride từ 200-499 mg/dL: Mức chỉ số cao. Có khả năng mắc các bệnh lý xơ vữa động mạch, bệnh về tim mạch, và đột quỵ tăng cao.
- Chỉ số triglyceride > 500 mg/dL: Khi chỉ số Triglyceride vượt mức nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm tụy cấp, gan bị nhiễm mỡ, và các bệnh lý mạn tính nghiêm trọng.

Triglyceride đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, khi chỉ số triglyceride tăng hoặc giảm bất thường, nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Triglyceride tăng cao
Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch:
- Khi triglyceride cao, đặc biệt khi kết hợp với cholesterol LDL (cholesterol xấu), nó thúc đẩy sự hình thành mảng bám trong thành động mạch.
- Mảng bám này gây xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Gan nhiễm mỡ:
- Triglyceride dư thừa tích tụ trong gan có thể khiến gan bị nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan.
- Nếu không được kiểm soát, gan bị nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ không do rượu và các bệnh gan nặng hơn, như xơ gan.
Viêm tụy cấp:
- Chỉ số triglyceride vượt 500 mg/dL có thể kích hoạt viêm tụy cấp – một tình trạng nguy hiểm, gây đau bụng dữ dội và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời.
- Viêm tụy liên quan đến mỡ máu triglyceride tăng cao thường xảy ra ở những người mắc rối loạn mỡ máu hoặc béo phì.

Triglyceride thấp
- Dù hiếm gặp, chỉ số mỡ máu triglyceride quá thấp có thể là dấu hiệu cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất béo và calo từ thực phẩm.
- Tình trạng này gây mất cân bằng năng lượng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, và làm giảm khả năng chịu đựng trong các hoạt động cường độ cao.
Nguyên nhân gây tăng chỉ số mỡ máu triglyceride
Chỉ số triglyceride trong máu cao có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh:
- Ăn nhiều chất béo bão hòa, những món ăn chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế như bánh kẹo, nước ngọt.
- Tiêu thụ calo dư thừa khiến năng lượng tích tụ thành triglyceride.
- Thừa cân và béo phì: Mỡ thừa trong cơ thể làm tăng dự trữ triglyceride, đặc biệt ở người mắc hội chứng chuyển hóa.
- Lối sống ít vận động: Thiếu tập thể dục khiến calo dư thừa không được đốt cháy, làm tăng triglyceride trong máu.
- Di truyền và tuổi tác: Người có tiền sử gia đình rối loạn mỡ máu hoặc lớn tuổi dễ bị tăng triglyceride do trao đổi chất suy giảm.
- Đường huyết cao và rối loạn nội tiết: Đái tháo đường, suy giáp, và hội chứng chuyển hóa làm cơ thể tăng sản xuất triglyceride.

Xét nghiệm mỡ máu Chỉ 160k
- Phát hiện sớm và ngăn ngừa biến chứng mỡ máu
- Đánh giá toàn diện tình trạng mỡ máu qua các chỉ số Cholesterol
- Hỗ trợ chẩn đoán, kiểm soát, theo dõi điều trị hiệu quả
- Làm việc ngoài giờ hành chính tại 40+ điểm lấy mẫu.
Xem thêm: Nguyên nhân bệnh mỡ máu
Cách kiểm soát chỉ số mỡ máu triglyceride ổn định
Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh kết hợp ăn uống khoa học, vận động, và kiểm tra định kỳ là chìa khóa để ổn định mỡ máu triglyceride hiệu quả.
- Chế độ dinh dưỡnng:
- Tránh món ăn giàu chất béo bão hòa, đường tinh luyện, và tinh bột như đồ chiên, nước ngọt, bánh kẹo.
- Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, hạt chia) và chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt để giảm hấp thụ chất béo.
- Tập thể dục: Thực hiện các bài tập như đi bộ nhanh, chạy bộ, hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để giảm triglyceride.
- Tầm soát định kỳ: Kiểm tra mỡ máu tại cơ sở y tế uy tín ít nhất 1 lần/năm, đặc biệt với người thừa cân, đái tháo đường, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh về tim mạch.

Giải đáp thắc mắc
1. Chỉ số triglyceride bao nhiêu là nguy hiểm?
Chỉ số riglyceride trên 500 mg/dL được coi là rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp và các bệnh lý mạn tính khác.
2. Triglyceride bao nhiêu thì phải uống thuốc?
Khi chỉ số trên 200 mg/dL và không kiểm soát được bằng lối sống, bác sĩ có thể chỉ định thuốc như fibrates hoặc omega-3 liều cao.
3. Ăn gì để giảm chỉ số triglyceride?
- Ăn các món ăn chứa chất béo lành mạnh như cá béo, dầu oliu.
- Bổ sung chất xơ từ rau củ, ngũ cốc nguyên hạt.
- Giảm đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.
Xem thêm: Giảm mỡ máu triglyceride
Tổng kết
Chỉ số mỡ máu triglyceride là yếu tố quan trọng cần theo dõi để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, và viêm tụy. Duy trì chỉ số triglyceride ổn định thông qua chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể thao và kiểm tra định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn từ Trung tâm y khoa Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra chỉ số mỡ máu của triglyceride một cách nhanh chóng ngay khi có nhu cầu.
- Trụ sở: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/
Xem thêm: Tại sao người gầy vẫn bị mỡ máu?