Máu nhiễm mỡ không nên ăn gì là câu hỏi phổ biến nhất của những người có nguy cơ hoặc đang rối loạn chuyển hóa lipid máu. Với người mắc bệnh máu nhiễm mỡ, việc thay đổi chế độ ăn uống đều được bác sĩ và các chuyên gia y tế khuyến nghị. Vậy hãy cùng Diag tìm hiểu máu nhiễm mỡ ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết dưới đây.

Máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Hàng ngày, mọi người thường vô tình tiêu thụ các loại thực phẩm là nguyên nhân gây ra tình trạng máu nhiễm mỡ. Vậy nên việc hạn chế hoặc tránh các thực phẩm này sẽ giúp bạn kiểm soát mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Để quản lý tình trạng mỡ nhiễm máu, bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và tránh các thực phẩm dưới đây.

Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa thường xuất hiện trong thịt đỏ, thịt chế biến các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Đây là nguyên nhân gây viêm và xơ vữa động mạch, đồng thời tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đối với thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn, không nên tiêu thụ quá 3 lần mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ tiêu thụ mỗi tuần chỉ nên rơi vào khoảng 350- 500g sau chế biến.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Hạn chế các loại thịt đỏ và sữa nguyên kem.
Hạn chế các loại thịt đỏ và sữa nguyên kem.

Một số loại thịt chế biến sẵn mà mọi người hay sử dụng như xúc xích, thịt xông khói và lạp xưởng cũng tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Các sản phẩm như sữa nguyên kem, bơ, kem, phô mai cũng nên hạn chế.

Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường có trong thức ăn nhanh, bánh kẹo hoặc đồ chế biến sẵn. Việc ăn nhiều đồ chứa chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL-C) và giảm cholesterol tốt (HDL-C). Đây cũng là nguyên nhân gây viêm và xơ vữa động mạch cũng như các bệnh về tim mạch.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ độ 2

Hạn chế thức ăn nhanh có chứa nhiều chất béo chuyển hóa.
Hạn chế thức ăn nhanh có chứa nhiều chất béo chuyển hóa.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Các thực phẩm quá ngọt cũng là nhóm nên hạn chế đối với người bệnh mỡ máu cao. Một số loại kẹo, đồ ngọt, nước ngọt thường chứa hàm lượng đường cao. Trong khi đó, nước trái cây đóng hộp, đặc biệt là các loại không phải 100% nước ép, cũng được thêm đường để tăng hương vị.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ từ 25 – 37,5 gram đường mỗi ngày. Trong đó, nam giới tiêu thụ khoảng 37,5 gram (tương đương 150 calo) và nữ giới tiêu thụ khoảng 25 gram (tương đương 100 calo). Đối với trẻ dưới 18 tuổi, chỉ nên tiêu thụ khoảng 25 gram đường mỗi ngày.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ ở trẻ em

Nên hạn chế đồ ngọt để kiểm soát mỡ máu.
Nên hạn chế đồ ngọt để kiểm soát mỡ máu.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Việc ăn nhiều thực phẩm quá mặn có thể khiến huyết áp tăng cao, làm tổn thương các mạch máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Ngoài ra, chế độ ăn quá mặn cũng làm tăng mức LDL cholesterol và triglyceride trong máu, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.

Bạn nên chú ý liều lượng muối sử dụng trong chế biến thức ăn hàng ngày. Theo WHO khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày, tương đương một muỗng cà phê nhỏ.

Hạn chế đồ quá mặn.
Hạn chế đồ quá mặn.

Thực phẩm chứa nhiều cholesterol

Cholesterol là một loại chất béo (lipid) có trong máu và cần thiết cho nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cholesterol được chia thành hai loại chính: cholesterol tốt (HDL-C) và cholesterol xấu (LDL-C). Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol có thể dẫn đến tình trạng cholesterol cao vốn là nguyên nhân của bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Cholesterol thường có nhiều trong nội tạng động vật hoặc hải sản có vỏ. Trong đó, gan, tim và lòng là những nội tạng chứa nhiều cholesterol nhất. Bạn cũng nên kiểm soát và cân đối các loại hải sản như tôm, cua và sò trong thực đơn hàng ngày.

Hạn chế đồ có chứa nhiều cholesterol.
Hạn chế đồ có chứa nhiều cholesterol.

Thuốc lá và đồ uống có cồn

Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động đến sức khỏe tim mạch. Hút thuốc thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL-C) và làm giảm cholesterol tốt (HDL-C). Khi mức LDL cholesterol cao sẽ dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.

Trong khi đó, tiêu thụ rượu bia sẽ làm tăng mức triglyceride trong máu, một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch. Vậy nên việc hạn chế thuốc lá và rượu bia sẽ cải thiện chỉ số cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì?

Khi được chẩn đoán máu nhiễm mỡ, bạn nên bắt đầu với việc thay đổi thực đơn hàng ngày. Có rất nhiều thực phẩm hỗ trợ giảm tình trạng máu nhiễm mỡ hiệu quả. Bằng cách bổ sung các thực phẩm này, bạn có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Để cải thiện chỉ số cholesterol, bạn nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của bản thân.

Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan

Nhóm giàu chất xơ hòa tan như ngũ cốc, yến mạch cám yến mạch giúp giảm mức LDL cholesterol (cholesterol xấu). Một bát yến mạch có thể cung cấp 3-4 gam chất xơ. Ngoài ra, trong ngũ cốc cũng có chứa chất Beta Glucan. Chất này giúp làm chậm quá trình hấp thụ cholesterol và carbohydrate cũng như giúp máu lưu thông liền mạch hơn.

Nên ăn yến mạch và các loại đậu.
Nên ăn yến mạch và các loại đậu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy nhiều dưỡng chất này trong các loại đậu. Những loại đậu như đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành và đậu lăng chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp giảm hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu. Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây như táo, lê, cam. Trong những loại trái này có chứa chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm mức LDL cholesterol.

Cá và axit béo omega-3

Trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu cá trích chứa nhiều axit béo omega-3. Những thực phẩm này giúp giảm mức triglyceride và tăng mức HDL cholesterol (cholesterol tốt). Đây là những chỉ số quan trọng giúp giảm mỡ máu và tăng sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm hạt lanhquả óc chó vào thực đơn mỗi ngày. Đây cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 tốt cho tim mạch của bạn.

Các loại hạt

Trong hạnh nhân và quả óc chó có chứa chất béo không bão hòa đơn và đa, giúp giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Đồng thời, hạnh nhân cũng giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu.

Nên ăn cá hồi và các loại cá chứa axit omega-3.
Nên ăn cá hồi và các loại cá chứa axit omega-3.

Ngoài ra vẫn còn các loại hạt khác giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao. Trong đó, hạt điều chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và polyphenol, giúp giảm mức cholesterol xấu. Đậu phộng chứa phytosterol, một chất có cấu trúc tương tự cholesterol và có thể ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Hạt dẻ cười cũng chứa nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa, giúp giảm mức cholesterol LDL.

Xem thêm: Máu nhiễm mỡ bao nhiêu là cao?

Dầu thực vật

Bạn có thể thay thế bơ và mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật khi chế biến thức ăn hàng ngày. Một số gợi ý dành cho bạn là dầu ô liudầu hạt cải có thể giúp giảm mức LDL cholesterol trong máu.

Dầu ô liu giàu chất béo không bão hòa đơn. Nhờ sử dụng dầu ô liu, ruột giảm hấp thụ cholesterol giúp cải thiện tình trạng mỡ nhiễm máu hiệu quả.

Rau xanh và các loại rau củ, nấm

Bạn nên ăn hơn 300 gram rau xanh mỗi ngày để bổ sung chất xơ cho cơ thể. Cải bó xôi, cải xoăn bông cải xanh chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch. Trong khi đó, rau diếp cá có thể giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể và hỗ trợ kiểm soát mức cholesterol.

Ăn nhiều rau xanh và các loại rau củ, trái cây để kiểm soát mỡ máu tốt.
Ăn nhiều rau xanh và các loại rau củ, trái cây để kiểm soát mỡ máu tốt.

Nấm hương cũng điều tiết các hoạt động của tim mạch, hỗ trợ tăng lưu lượng máu động mạch vành và cải thiện quá trình chuyển hóa lipid máu. Ngoài ra, nấm hương cũng là thực vật nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày của người giảm cân.

Chiết xuất Eritadenine trong nấm hương tạo ra sự phân hủy cholesterol khi bạn tiêu thụ chất béo. Các loại vitamin có trong nấm hương cũng thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày. Điều này không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn gián tiếp hấp thu lượng cholesterol trong cơ thể.

Thực phẩm giàu stanol và sterol thực vật

Bên cạnh các loại hạt, đậu, thì bạn cũng có thể tiêu thụ một số thực phẩm bổ sung giàu stanol và sterol thực vật. Một số gợi ý dành cho bạn là margarine, cam ép thanh granola có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol.

Thịt trắng và thịt nạc

Trong các loại thịt trắng như thịt gà, thịt ngỗng thịt nạc chứa ít chất béo bão hòa hơn so với các loại thịt đỏ. Bạn có thể thay thế các loại thịt đỏ bằng thịt trắng cho thực đơn hàng ngày. Điều này vừa đảm bảo bạn vẫn có đầy đủ khẩu phần thịt trong bữa ăn vừa không lo tình trạng tăng cholesterol xấu.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy thịt trắng vẫn có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol nếu ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách. Thay vì chiên rán, bạn nên lựa chọn cách nướng, hấp hoặc luộc thịt. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp thịt nạc với rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để có một chế độ ăn uống cân bằng và tốt cho tim mạch.

Một số lưu ý cho người máu mỡ cao

Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng khoa học, người máu mỡ cao nên lưu ý những vấn đề sau đây để cải thiện sức khỏe:

  • Bỏ thuốc lá: Giúp cải thiện mức cholesterol tốt (HDL) và giảm cholesterol xấu (LDL).
  • Hạn chế rượu: Uống rượu điều độ hoặc tránh hoàn toàn nếu có thể, vì rượu có thể làm tăng mức triglyceride.
  • Tập thể dục: Khuyến khích tập thể dục 30 phút mỗi ngày, như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…
  • Theo dõi các chỉ số mỡ máu: Thường xuyên kiểm tra mức cholesterol để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều chỉnh thực đơn hàng ngày, lối sống kịp thời.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp kiểm soát mức mỡ máu.

Xét nghiệm mỡ máu chỉ 160k

  • Đánh giá toàn diện tình trạng mỡ máu và phát hiện các bệnh lý tim mạch.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Dưới đây là một số điểm chính về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng:

  • Giảm cholesterol xấu (LDL): Ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, đậu, táo và lê có thể giúp giảm mức LDL cholesterol. Chất xơ hòa tan giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ ruột vào máu.
  • Tăng cholesterol tốt (HDL): Các thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, và quả óc chó có thể giúp tăng mức HDL cholesterol, giúp bảo vệ tim mạch.
  • Giảm triglyceride: Tránh các đồ chứa nhiều đường và tinh bột tinh chế. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để giúp giảm mức triglyceride trong máu.
  • Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa như thịt đỏ, bơ, và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Thay vào đó, chọn các nguồn axit béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại hạt.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với việc tập thể dục đều đặn có thể giúp giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.

Xem thêm: Cách điều trị máu nhiễm mỡ tại nhà

Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát mỡ máu tốt.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát mỡ máu tốt.

Lời kết

Khi chỉ số cholesterol cao, bạn có thể chủ động kiểm soát tình trạng này bằng cách thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn nên tránh những thực phẩm có thể khiến máu mỡ cao. Trong bài viết lần này, Diag đã chia sẻ máu nhiễm mỡ không nên ăn gì. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn trong việc thiết lập thực đơn mới hàng ngày cho người bệnh hoặc đang có nguy cơ máu nhiễm mỡ.