Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường? Chỉ số cholesterol cao là bao nhiêu? Nếu bạn không biết chỉ số cholesterol trong cơ thể đang nói lên điều gì, hãy cùng Diag tìm hiểu trong bài viết lần này!
Chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường?
Mỡ máu, hay còn gọi là lipid máu, là các chất béo có trong máu và đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Các thành phần chính của mỡ máu bao gồm cholesterol và triglyceride. Trong đó, thành phần cholesterol bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol tốt (HDL cholesterol), và cholesterol xấu (LDL cholesterol).

Việc duy trì chỉ số mỡ máu cân bằng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tim mạch và tránh các bệnh liên quan đến tim. Chỉ số mỡ máu khỏe mạnh cũng được phân chia theo từng độ tuổi, cụ thể như dưới đây.
Trẻ em (dưới 19 tuổi):
- Cholesterol toàn phần: Dưới 170 mg/dL.
- LDL-C (cholesterol xấu): Dưới 110 mg/dL.
- HDL-C (cholesterol tốt): Trên 45 mg/dL.
- Triglyceride: Dưới 75 mg/dL (trẻ em từ 0-9 tuổi) và dưới 90 mg/dL (trẻ em từ 10-19 tuổi).
Người lớn (từ 20 tuổi trở lên):
- Cholesterol toàn phần: Dưới 200 mg/dL.
- LDL-C (cholesterol xấu): Dưới 100 mg/dL.
- HDL-C (cholesterol tốt): Trên 40 mg/dL (nam) và trên 50 mg/dL (nữ).
- Triglyceride: Dưới 150 mg/dL.
Thông thường nam giới sẽ có mức cholesterol toàn phần và LDL cao hơn nữ giới. Chưa kể, mức cholesterol của nam giới cũng có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Nhưng mức cholesterol của nữ giới sau khi mãn kinh lại tăng lên nhanh và có thể vượt qua nam giới ở cùng độ tuổi.

Chỉ số cholesterol bao nhiêu là cao?
Khi chỉ số cholesterol vượt qua mức khỏe mạnh sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Khi theo dõi tình trạng mỡ máu, bạn có thể tham khảo mức cholesterol cao dưới đây.
Cholesterol toàn phần
Mức cholesterol cao như sau:
- 200-239 mg/dL (5.2-6.2 mmol/L): Cận cao, cần điều chỉnh.
- 240 mg/dL (6.2 mmol/L) trở lên: Cao, có nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
Xem thêm: Định lượng cholesterol toàn phần
LDL cholesterol
Mức cholesterol cao như sau:
- 130-159 mg/dL (3.4-4.1 mmol/L): Cận cao.
- 160-189 mg/dL (4.1-4.9 mmol/L): Cao.
- 190 mg/dL (4.9 mmol/L) trở lên: Rất cao, nguy cơ mắc bệnh tim và biến chứng bệnh lý khác.
Triglycerides
Mức triglycerides cao như sau:
- 150-199 mg/dL (1.7-2.2 mmol/L): Cận cao.
- 200-499 mg/dL (2.3-5.6 mmol/L): Cao.
- 500 mg/dL (5.6 mmol/L) trở lên: Rất cao.
Xem thêm: Triglyceride và cholesterol cao

Ảnh hưởng khi chỉ số cholesterol cao hoặc thấp
Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng khi mức độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây ra các triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của cholesterol cao
Những biến chứng bệnh lý thường gặp khi mức cholesterol trong máu cao như:
- Bệnh tim mạch: Mức LDL-C cao có thể dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, gây ra xơ vữa động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ (tai biến mạch máu não).
- Cao huyết áp: Mảng bám trong động mạch làm hẹp lòng mạch máu, khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến cao huyết áp.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Mức mỡ máu cao có thể gây tắc nghẽn động mạch ở chân và tay, gây đau và khó khăn trong việc di chuyển.

Ảnh hưởng của cholesterol thấp
Những biến chứng thường gặp khi mức cholesterol trong máu thấp như:
- Lo âu và trầm cảm: Mức mỡ máu quá thấp có thể ảnh hưởng đến chức năng não, dẫn đến các vấn đề về tâm lý như lo âu, căng thẳng và trầm cảm.
- Xuất huyết não: Một số nghiên cứu cho thấy mức mỡ máu quá thấp có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
- Suy dinh dưỡng và các vấn đề sức khỏe khác: Mức mỡ máu thấp có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng, bệnh gan, hoặc các vấn đề hấp thụ chất béo.
Xét nghiệm mỡ máu chỉ 160k
- Đánh giá toàn diện tình trạng mỡ máu và phát hiện các bệnh lý tim mạch.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Làm cách nào để kiểm tra chỉ số cholesterol?
Khi muốn kiểm tra chỉ số thành phần cholesterol, bạn sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Trong đó, các chỉ số kiểm tra bao gồm: cholesterol toàn phần, LDL, HDL và triglyceride. Bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm xét nghiệm y khoa để thực hiện xét nghiệm mỡ máu.
Đối với người không có nguy cơ mắc bệnh cao, người lớn nên kiểm tra mỡ máu mỗi 4-6 năm. Trong khi đó, nếu bạn có nguy cơ cao hoặc đã mắc bệnh tim mạch, bạn nên xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn.
Việc kiểm tra mỡ máu sẽ giúp bạn phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này cũng giúp bạn và bác sĩ theo dõi và quản lý chỉ số mỡ máu bình thường để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thông thường, nếu chỉ số mỡ máu cao, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thay đổi chế độ ăn uống và năng vận động thể chất để cải thiện tình trạng này.

Lời kết
Việc duy trì chỉ số mỡ máu cân bằng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và tránh các biến chứng bệnh lý nguy hiểm. Trong bài viết lần này, Diag đã chia sẻ chỉ số cholesterol bao nhiêu là bình thường. Hi vọng những thông tin được cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.