Chỉ số BMI lý tưởng là gì? Làm sao để có chỉ số BMI hoàn hảo?
Chỉ số BMI lý tưởng là bao nhiêu?
Việc hiểu rõ về chỉ số BMI lý tưởng (chỉ số BMI khỏe mạnh) giúp bạn có cái nhìn chính xác về tình trạng cân nặng và nguy cơ sức khỏe của mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BMI lý tưởng cho người trưởng thành nằm trong khoảng từ 18,5 đến 24,9.
Công thức BMI như sau:
BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao (m)²
Đơn vị của chỉ số BMI là: kg/m²
Xem thêm: Ví dụ cách tính BMI

Các mức BMI cần lưu ý theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới WHO gồm:
- Chỉ số BMI dưới 18,5: Thiếu cân, suy dinh dưỡng.
- Chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9: Cân nặng bình thường.
- Chỉ số BMI từ 25 đến 29,9: Thừa cân.
- Chỉ số BMI từ 30,0 đến 34,9 trở lên: Béo phì cấp độ I
- Chỉ số BMI từ 35,0 đến 39,9: Béo phì cấp độ II
- Chỉ số BMI trên 40: Béo phì cấp độ III
Tổng đài tư vấn bệnh mỡ máu MIỄN PHÍ
- Hơn 40 chi nhánh tại TPHCM.
- Đối tác của hơn 6500+ bác sĩ và hơn 500+ bệnh viện.
- Quy trình xét nghiệm nhanh chóng, tiện lợi.
- Lấy mẫu ngoài giờ hành chính.
- Lấy mẫu tại nhà miễn phí.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Duy trì BMI trong khoảng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường loại 2 và các bệnh lý về khớp, ảnh hưởng sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, chỉ số BMI lý tưởng có thể khác nhau đối với mỗi người, đặc biệt là khi xét đến độ tuổi, giới tính, tỷ lệ mỡ cơ thể. Cần lưu ý khi sử dụng BMI cho vận động viên và phụ nữ mang thai, vì kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi khối lượng cơ bắp hoặc sự thay đổi sinh lý.
Xem thêm: BMI nữ châu Á

Để biết chỉ số BMI của bản thân, bạn có thể sử dụng công cụ tính BMI online được cung cấp bởi Trung tâm y khoa Diag. Công cụ được thiết lập theo tiêu chuẩn của WHO, giúp bạn tính toán và trả về kết quả nhanh chóng, chuẩn xác. Ngoài ra, công cụ còn cung cấp những đề xuất về cân nặng tương ứng với chiều cao và tuổi tác cùng những lời khuyên y tế để bạn sở hữu chỉ số BMI lý tưởng.
Ý nghĩa của chỉ số BMI
Chỉ số BMI là một công cụ đo lường dựa trên chiều cao và cân nặng của cơ thể để phân loại mức độ béo phì và thừa cân của một cá nhân. Chỉ số này không chỉ giúp xác định tình trạng cơ thể mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như huyết áp cao, đái tháo đường, ung thư, rối loạn lipid máu, và các bệnh về tim mạch.
Chỉ số BMI ở trẻ em có thể dự đoán tình trạng cơ thể trong tương lai. Trẻ em có chỉ số khối cơ thể BMI cao có thể dễ dàng phát triển nguy cơ bệnh béo phì khi trưởng thành, gây ra nguy cơ cao mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường loại 2 và các bệnh tim mạch. Chỉ số BMI ở trẻ em được sử dụng để theo dõi sự phát triển và đánh giá nguy cơ béo phì, nhưng cần được diễn giải dựa trên biểu đồ tăng trưởng chuẩn.
Ngoài chỉ số khối cơ thể BMI, các chỉ số vòng bụng và tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (Waist to Hip Ratio – WHR) cũng được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường và huyết áp cao. Các chỉ số này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng cơ thể và mối liên quan giữa các bệnh lý này với các yếu tố cơ thể.

Trong đó, chỉ số vòng bụng (waist circumference) là chỉ số đo chiều dài quanh phần bụng của cơ thể. Chỉ số này giúp đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ nội tạng – yếu tố nguy cơ lớn đối với nhiều bệnh như béo phì, tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
Chỉ số WHR là tỷ lệ giữa vòng eo và vòng mông, giúp đo lường sự phân bố mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng. WHR cho biết mỡ thừa tập trung nhiều ở vùng bụng hay mông, từ đó giúp xác định thừa cân, béo phì, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chuyển hóa.

Làm gì để có chỉ số BMI hoàn hảo?
Việc duy trì chỉ số BMI lý tưởng đòi hỏi sự kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và duy trì mức cân nặng phù hợp. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả giúp bạn có được chỉ số BMI hoàn hảo và duy trì sự khỏe mạnh lâu dài.
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, calo cho cơ thể, bao gồm protein, chất xơ, vitamin, và khoáng chất. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, và chất béo bão hòa. Thay vào đó, tập trung vào các thực phẩm tươi sống như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và thực phẩm giàu omega-3.
- Kiểm soát khẩu phần ăn: Hãy chú ý đến khẩu phần ăn để tránh tình trạng ăn quá nhiều. Ăn chậm và lắng nghe cơ thể để nhận biết khi nào bạn đã no.
- Giảm cân khoa học: Nếu bạn đang giảm cân, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng vẫn đảm bảo calo và các chất cần thiết cho cơ thể. Nếu sử dụng thuốc giảm cân hoặc phẫu thuật giảm cân, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để nhận tư vấn phù hợp.
- Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục giúp cải thiện tim mạch và kiểm soát cân nặng. Hãy đảm bảo rằng bạn tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập aerobic như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc đạp xe.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân nặng và ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát lượng đường huyết. Ngủ đủ 7-9 giờ mỗi đêm giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
- Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc tăng cân, đặc biệt là ở vùng bụng. Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc đơn giản là đi dạo ngoài trời.

Lời kết
Chỉ số BMI lý tưởng không chỉ phản ánh tình trạng cân nặng của cơ thể mà còn là một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Bằng cách thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh, bạn có thể duy trì được BMI lý tưởng và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Xem thêm:
https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8920809/
https://www.health.harvard.edu/blog/how-useful-is-the-body-mass-index-bmi-201603309339