Béo phì độ 1 là giai đoạn đầu của tình trạng dư mỡ thừa trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hiểu rõ nguyên nhân, nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới của Diag!

Béo phì độ 1 là gì?

Béo phì độ 1 là giai đoạn đầu tiên của tình trạng béo phì. Bệnh xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ vượt mức cần thiết để duy trì hoạt động bình thường. Ở cấp độ này, người bệnh có thể chưa cảm thấy ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển các bệnh liên quan như tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề về xương khớp đã bắt đầu tăng lên.

Các triệu chứng của béo phì độ 1 gồm:

  • Vòng eo phát triển do mỡ nội tạng tích tụ ở vùng bụng.
  • Tăng cân liên tục dù không thay đổi nhiều trong chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt.
  • Khó giảm cân.
  • Mệt mỏi, kiệt sức ngay cả khi vận động nhẹ nhàng.
  • Hụt hơi khi leo cầu thang hoặc đi bộ.
  • Đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt ở vùng nếp gấp (cổ, nách, và bụng).
  • Da xuất hiện vết thâm hoặc đổi màu.
  • Ngưng thở khi ngủ, ngáy to mỡ tích tụ ở cổ làm thu hẹp đường thở,
  • Chất lượng giấc ngủ kém, hay giật mình vào ban đêm.
  • Đau nhức ở khớp gối và hông, đặc biệt khi đứng lâu hoặc di chuyển.
  • Có tâm lý tự ti, mặc cảm về ngoại hình.

Béo phì độ 1 BMI là bao nhiêu?

Chỉ số BMI (Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể) là công cụ đơn giản để xác định một người có bị thừa cân, béo phì hay không. Đây là chỉ số được tính toán dựa trên cân nặng (kg) và chiều cao (m) bằng công thức: BMI = Cân nặng (kg) / (Chiều cao (m))².

Theo cách tính của WHO và Hiệp hội Đái tháo đường các nước châu Á (IDI & WPRO), chỉ số BMI ở người trưởng thành lần lượt là:

  • Gầy độ 3: <16 kg/m.
  • Gầy độ 2: 16 – 16.9 kg/m.
  • Gầy độ 1: 17 – 18.4 kg/m.
  • Bình thường: 18.5 – 24.9 kg/m.
  • Tiền béo phì: 25 – 29.9 kg/m.
  • Béo phì độ 1: 30 – 34.9 kg/m.
  • Béo phì độ 2: 35 – 39.9 kg/m.
  • Béo phì độ 3: ≥ 40 kg/m.

Nếu chỉ số BMI nằm trong khoảng 30 – 34.9 kg/, mọi người được xếp vào nhóm béo phì độ 1. Đây là giai đoạn đầu của béo phì, khi cơ thể đã bắt đầu tích lũy quá nhiều mỡ vượt nhu cầu bình thường.

Phân biệt béo phì độ 1 và các cấp khác

Béo phì có mấy cấp độ? Béo phì được chia thành ba cấp độ chính, dựa trên mức độ nghiêm trọng của tình trạng tích tụ mỡ và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe:

Béo phì độ 1Béo phì độ 2Béo phì độ 3
Chỉ số BMI30 – 34.9 kg/m35 – 39.9 kg/m≥ 40 kg/m
Đặc điểm
  • Đây là giai đoạn sớm nhất.
  • Các nguy cơ sức khỏe bắt đầu xuất hiện nhưng chưa có các bệnh nghiêm trọng.
Nguy cơ mắc các bệnh mạn tính tăng cao, đặc biệt là đái tháo đường type 2, tim mạch và bệnh về hô hấp.Có nguy cơ tử vong cao do các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim hoặc một số loại ung thư.
Hướng điều trị
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống.
  • Tăng cường vận động.
  • Thay đổi thói quen sống lành mạnh.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để có hướng điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp.Bắt buộc can thiệp y tế, như phẫu thuật giảm cân và thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây béo phì độ 1

Béo phì độ 1 là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm lối sống, di truyền và các bệnh lý khác:

Ảnh hưởng từ giai đoạn dưỡng thai

Giai đoạn thai kỳ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của trẻ, bao gồm nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì sau này. Một số yếu tố trong thời gian này có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Mẹ bầu tăng cân quá mức do lượng dinh dưỡng dư thừa. Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Chế độ dinh dưỡng không cân đối, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo hoặc thiếu các dưỡng chất quan trọng. Đây là nguyên nhân làm thay đổi cách cơ thể trẻ lưu trữ năng lượng.
  • Tiểu đường thai kỳ hoặc rối loạn chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nội tiết và chuyển hóa của trẻ. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ tích lũy mỡ sau khi sinh.

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây béo phì độ 1 là chế độ ăn uống thiếu cân bằng. Các thói quen ăn uống không lành mạnh gồm:

  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh giàu calo và chất béo.
  • Uống nhiều nước ngọt, đồ uống có đường.
  • Chế độ ăn ít rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ.

Chế độ sinh hoạt ít vận động và căng thẳng

Cuộc sống hiện đại với công việc văn phòng và thời gian ngồi lâu làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Việc ít vận động khiến cơ thể không đốt cháy được năng lượng dư thừa, dẫn đến tích mỡ.

Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng ảnh hưởng đến hormone trong cơ thể. Khi căng thẳng, cơ thể sản sinh hormone cortisol. Đây là hormone làm tăng cảm giác thèm ăn và gây tích tụ mỡ, đặc biệt ở vùng bụng.

Do di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách cơ thể chuyển hóa năng lượng và lưu trữ mỡ. Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc béo phì, nguy cơ bị béo phì cũng cao hơn.

Do các bệnh lý khác

Một số bệnh lý có thể gây ra béo phì hoặc làm tăng nguy cơ béo phì:

  • Suy giáp (hypothyroidism): Tuyến giáp hoạt động kém làm chậm quá trình chuyển hóa, khiến cơ thể dễ tăng cân.
  • Hội chứng Cushing: Tăng hormone cortisol gây tích mỡ, đặc biệt ở vùng bụng và mặt.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Ảnh hưởng đến hormone, dẫn đến tăng cân không kiểm soát.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ làm thay đổi hormone kiểm soát cảm giác đói và no, khiến thèm ăn nhiều hơn.

Những rủi ro sức khỏe ở người béo phì độ 1

Người béo phì độ 1 đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm:

  • Bệnh tim mạch: Tăng nguy cơ cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đau tim và suy tim.
  • Tiểu đường tuýp 2: Kháng insulin do mỡ thừa dẫn đến đường huyết tăng cao.
  • Vấn đề xương khớp: Gây áp lực lên khớp gối, hông, dẫn đến đau nhức và thoái hóa khớp.
  • Rối loạn nội tiết: Phụ nữ dễ gặp hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn kinh nguyệt.
  • Khó thở, ngưng thở khi ngủ: Mỡ thừa ở cổ cản trở đường hô hấp.
  • Nguy cơ ung thư: Dễ mắc một số loại ung thư như ung thư vú, đại trực tràng, tử cung.
  • Vấn đề tâm lý: Tự ti, căng thẳng, và trầm cảm do áp lực xã hội.
  • Rối loạn chuyển hóa: Tăng cholesterol, triglyceride, tăng nguy cơ đột quỵ, gan nhiễm mỡ…

Biện pháp chẩn đoán và điều trị béo phì độ 1

Chẩn đoán béo phì độ 1

Để chẩn đoán béo phì độ 1, các phương pháp thường được sử dụng:

  • Đo BMI: BMI từ 30 – 34.9 được xác định là béo phì độ 1.
  • Đo vòng eo: Mỡ nội tạng được đánh giá qua số đo vòng eo. Nam giới có vòng eo > 90 cm và nữ giới > 80 cm có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan.
  • Xét nghiệm máu: Đo nồng độ cholesterol, đường huyết và các chỉ số chuyển hóa khác để đánh giá nguy cơ bệnh lý.

Điều trị béo phì độ 1

Điều trị béo phì độ 1 tập trung vào thay đổi lối sinh hoạt và đôi khi cần can thiệp y tế:

  • Giảm lượng calo nạp vào, tập trung vào thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, thức uống có đường và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần, bao gồm đi bộ, chạy bộ, yoga hoặc bơi lội.
  • Các bài tập cường độ nhẹ cũng hiệu quả nếu được duy trì đều đặn.
  • Quản lý tâm lý để giảm căng thẳng, lo âu hoặc trầm cảm liên quan đến cân nặng.

Phòng ngừa béo phì độ 1

Phòng ngừa béo phì luôn hiệu quả hơn điều trị. Dưới đây là các biện pháp giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh:

  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein ít béo.
  • Hạn chế thức ăn nhanh, đồ uống có đường và chất béo bão hòa.
  • Đặt mục tiêu ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều vào ban đêm.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kết hợp giữa hoạt động thể chất hàng ngày (như đi bộ) và các bài tập cường độ cao hơn.
  • Kiểm tra cân nặng và số đo vòng eo thường xuyên để phát hiện sớm những thay đổi bất thường.
  • Điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt nếu thấy cân nặng tăng nhanh.
  • Thiền, yoga hoặc tập hít thở sâu để giảm căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc từ 7-8 tiếng mỗi đêm để duy trì sự cân bằng hormone.

Lời kết

Béo phì độ 1 có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe, nhưng cũng là giai đoạn dễ cải thiện nhất nếu được phát hiện sớm. Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, và duy trì vận động là chìa khóa để kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các biến chứng.