Xét nghiệm suy thận là phương pháp kiểm tra chức năng thận, giúp phát hiện các dấu hiệu tổn thương hoặc suy giảm sớm nhất. Thực hiện xét nghiệm định kỳ rất quan trọng với người có các triệu chứng bất thường hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Cùng Diag tìm hiểu rõ về các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán suy thận nhé!
Xét nghiệm suy thận là gì?
Xét nghiệm suy thận là các kiểm tra y khoa nhằm đánh giá chức năng và mức độ hoạt động của thận. Các xét nghiệm này thường bao gồm kiểm tra máu, nước tiểu, và hình ảnh học để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm hoặc tổn thương thận.
Mục tiêu chính của xét nghiệm là nhận diện các vấn đề về thận ngay cả khi chưa có triệu chứng. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thận và hỗ trợ bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Việc này giúp bảo vệ chức năng thận và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Vì suy thận có thể do nhiều nguyên nhân, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Chủ động thăm khám không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm, mà còn hỗ trợ quản lý các vấn đề về thận hiệu quả hơn.
Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm suy thận
Ai cần thực hiện xét nghiệm suy thận?
Bất kỳ ai cũng nên kiểm tra thận, đặc biệt là một số đối tượng cần thực hiện kiểm tra thận định kỳ hơn:
- Đau lưng, dưới xương sườn ở khu vực gần thận, có thể liên quan đến bệnh lý thận.
- Bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, hoặc phải dùng thuốc kéo dài.
- Tiền sử gia đình có người thân bị bệnh thận di truyền hoặc suy thận.
- Sưng phù ở mắt, mặt, bụng, đùi, hoặc mắt cá chân.
- Nước tiểu bất thường có bọt, máu, màu nâu sẫm, hoặc giảm lượng.
- Rối loạn tiểu tiện như tiểu rát, tiết dịch, tiểu đêm nhiều, hoặc thay đổi tần suất.
- Tiền sử can thiệp y khoa như phẫu thuật hoặc thủ thuật ở hệ tiết niệu, vùng bụng.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây bệnh thận.
- Hút thuốc lá làm tổn thương mạch máu, ảnh hưởng chức năng thận.
- Lạm dụng thuốc giảm đau lâu dài làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
- Tiếp xúc hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến thận qua đường máu hoặc môi trường.
Xem thêm: Chẩn đoán suy thận
Xét nghiệm suy thận mạn và suy thận cấp
Xét nghiệm suy thận cấp đánh giá chức năng thận và tình trạng tổn thương trong thời gian ngắn, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Đo creatinine, urê, và cystatin C để đánh giá khả năng lọc máu.
- Điện giải đồ: Kiểm tra natri, kali, canxi, phốt pho để phát hiện mất cân bằng điện giải.
- Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện bất thường như protein, máu trong nước tiểu.
Xét nghiệm chẩn đoán suy thận mạn được thực hiện để đánh giá chức năng thận trong thời gian dài, gồm các phương pháp chính:
- Mức lọc cầu thận (GFR): Đo tốc độ lọc máu, GFR thấp cho thấy suy giảm chức năng thận.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Theo dõi định kỳ để kiểm tra tiến triển bệnh và điều chỉnh điều trị.
- Xét nghiệm bổ sung: Siêu âm, CT, hoặc sinh thiết thận có thể được chỉ định để xác định nguyên nhân tổn thương chi tiết hơn.
Xem thêm: Độ lọc cầu thận bao nhiêu là suy thận?
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán suy thận
Bên cạnh việc thăm khám kiểm tra các biểu hiện lâm sàng,bác sĩ sẽ đề xuất các xét nghiệm tầm soát cho thận:
- Xét nghiệm máu: Phương pháp quan trọng để chẩn đoán suy thận, giúp đánh giá chức năng thận qua hai chỉ số chính là creatinine và BUN (Blood Urea Nitrogen). Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm tổn thương thận, theo dõi tiến triển bệnh và hỗ trợ điều trị, thường được kết hợp với xét nghiệm nước tiểu hoặc hình ảnh học để chẩn đoán toàn diện.
- Creatinine: Chỉ số đo khả năng lọc máu của thận, nồng độ cao cho thấy suy giảm chức năng thận.
- Ure máu (BUN): Đo lượng nitơ urê trong máu, nồng độ cao cảnh báo thận không loại bỏ hiệu quả chất thải.
Xem thêm: Mức độ suy thận theo creatinin
Xét nghiệm nước tiểu là công cụ quan trọng để đánh giá chức năng thận:
- Protein niệu: Kiểm tra sự hiện diện của protein trong nước tiểu. Mức protein cao có thể là dấu hiệu sớm của tổn thương thận hoặc rối loạn chức năng lọc của thận.
- Microalbumin: Đo lượng albumin trong nước tiểu, giúp phát hiện tổn thương nhẹ ở thận. Đây là xét nghiệm nhạy cảm, thường được sử dụng để nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường.
Siêu âm thận là phương pháp sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chi tiết về thận. Kỹ thuật này giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về kích thước và cấu trúc của thận, chẳng hạn như u nang, sỏi thận, hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu.
Xem thêm: Siêu âm có biết suy thận không?
Xét nghiệm chẩn đoán suy thận ở đâu?
Từ 1998 đến nay, trung tâm y khoa Diag đã và đang được các quý khách hàng cùng hơn 3000 bác sĩ tin tưởng sử dụng dịch vụ xét nghiệm kiểm tra sức khỏe nói chung và xét nghiệm tầm soát suy thận nói riêng. Kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao đến từ hệ thống trang thiết bị hiện đại được công nhận bởi FDA Hoa Kỳ.
- Hơn 30 chi nhánh lấy mẫu.
- Nhận kết quả tiện lợi qua tin nhắn (Zalo/SMS) hoặc kiểm tra kết quả trực tiếp trên website.
- Cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu.
- Bác sĩ tư vấn kết quả xét nghiệm miễn phí qua điện thoại.
Liên hệ 1900 1717 để nhận tư vấn từ Diag. Hỗ trợ đặt lịch xét nghiệm kiểm tra thận ngay khi có nhu cầu một cách nhanh chóng:
- Trụ sở: 414 –420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh: https://diag.vn/chi-nhanh/
Kết luận
Mong rằng qua các thông tin trên, Diag có thể hỗ trợ mọi người có thể hiểu rõ hơn về xét nghiệm suy thận và tầm quan trọng của chúng là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sức khỏe thận của bạn. Hãy thường xuyên chủ động thăm khám suy thận, cũng như thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán suy thận định kỳ, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Các giai đoạn suy thận