Khi gan hoặc thận suy yếu, cơ thể sẽ có biểu hiện xuống sắc rõ rệt như mệt mỏi, sưng phù tay chân, tiểu máu. Đây chính là lúc cần xét nghiệm khám chức năng gan thận. Vậy kiểm tra gan thận như thế nào? Xét nghiệm chức năng gan thận bao nhiêu tiền? Cùng Diag tìm hiểu trong bài viết bên dưới nhé.
Xét nghiệm gan thận bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm chức năng gan thận dao động từ 20.000 – 80.000 VNĐ cho mỗi xét nghiệm lẻ. Xét nghiệm càng chuyên sâu thì chi phí càng cao, có thể hơn 150.000 VNĐ/1 xét nghiệm. Lưu ý rằng đây là những mức giá trung bình trên thị trường, chưa bao gồm phí khám và dịch vụ đi kèm.
Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm gan thận rất đáng cân nhắc. Mọi kết quả tại Diag có độ chính xác cao với mức giá tối ưu nhất trên thị trường.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng thận
Bảng chi phí xét nghiệm thận và gan phổ biến tại Diag
XÉT NGHIỆM |
GIÁ | |
Gan | Men gan AST | 26.000 VND |
Men gan ALT | 26.000 VND | |
Albumin | 26.000 VND | |
Bilirubin toàn phần | 30.000 VND | |
Bilirubin trực tiếp | 30.000 VND | |
Gamma GT (GGT) | 34.000 VND | |
Alkaline Phosphatase (ALP) | 48.000 VND | |
Thời gian Prothrombin (PT) | 60.000 VND | |
Thận | Creatinin | 26.000 VND |
Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR) | 26.000 VND | |
Urea | 26.000 VND | |
Tổng phân tích nước tiểu | 30.000 VND | |
Cặn lắng nước tiểu | 55.000 VND | |
Điện giải đồ (Na + K + Cl) | 78.000 VND | |
Canxi (Ca) | 26.000 VND | |
Photpho (P) | 53.000 VND | |
intact Parathyroid hormone (iPTH) | 199.000 VND | |
Gói xét nghiệm | GXN Chức năng gan | Cơ bản – 138.000 VND
Nâng cao – 266.000 VND |
GXN chức năng thận | Cơ bản – 137.000 VNĐ
Nâng cao – 468.000 VNĐ |
Mục đích xét nghiệm và khám chức năng gan thận
Gan và thận là hai cơ quan rất quan trọng, đảm nhiệm xử lý và hỗ trợ nhiều hoạt động của cơ thể. Xét nghiệm và khám chức năng gan thận sẽ giúp đánh giá những tổn thương của hai cơ quan này. Việc kiểm tra sức khỏe gan thận rất hữu ích giúp phát hiện các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, ung thư gan, viêm cầu thận.
Bằng cách xác định mức độ tổn thương của gan và thận, bác sĩ có thể đề ra các phương án điều trị phù hợp. Điều này nhằm giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp cũng cần khám gan thận. Các xét nghiệm gan và thận sẽ được sử dụng để theo dõi sức khỏe và quản lý bệnh hiệu quả.
Đánh giá hiệu quả điều trị cũng là một phần quan trọng của quá trình khám gan thận. Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá liệu trình điều trị có hiệu quả hay không. Đồng thời phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc hoặc các biện pháp can thiệp y tế khác. Điều này đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất và phù hợp nhất.
Xem thêm: Khám thận
Xét nghiệm chức năng gan thận gồm những gì?
1. Xét nghiệm chức năng gan
Đây là nhóm các xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá chức năng gan và phát hiện các bất thường về gan. Bao gồm 3 nhóm chính: đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan, kiểm tra chức năng bài tiết và khử độc, xét nghiệm chức năng tổng hợp.
Xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan:
- AST: Là enzyme có nhiều trong gan và các cơ quan khác như tim, cơ và thận. Nếu nồng độ AST tăng không phải lúc nào cũng do tổn thương gan, mà có thể là vấn đề về tim, cơ hoặc thận.
- ALT: Là enzyme được tìm thấy chủ yếu trong gan. Khi ALT cao cho thấy gan bị tổn thương, vì ALT chỉ tập trung ở gan và ít có ở các cơ quan khác.
- Lưu ý: AST và ALT cần được đánh giá đồng thời, với ALT tăng là đặc trưng cho tổn thương gan. Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa trên tỉ lệ AST/ALT để đánh giá tình trạng xơ gan hay bệnh gan do rượu.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng bài tiết và khử độc:
- Bilirubin: Là sản phẩm phân hủy của hemoglobin trong hồng cầu, được gan xử lý và bài tiết qua mật. Mức bilirubin cao có thể chỉ ra các bệnh về gan (như viêm gan, tắc mật, xơ gan) hoặc bệnh lý máu. Lưu ý rằng tăng bilirubin cần được kết hợp với các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân cụ thể.
- ALP: Enzyme này có trong gan, xương và các mô khác. Mức ALP cao thường chỉ ra các vấn đề về gan, đường mật hoặc bệnh lý về xương.
- GGT: Nồng độ GGT tăng cao thường gặp ở người có tiền sử uống nhiều rượu bia.Đây là dấu hiệu của các bệnh như viêm gan, nhiễm độc gan…
Xét nghiệm chức năng tổng hợp:
- Albumin: Là protein có vai trò quan trọng trong duy trì áp lực keo của máu. Mức albumin thấp có thể chỉ ra suy giảm chức năng tổng hợp của gan do xơ gan hoặc các bệnh lý gan mãn tính.
- Thời gian PT: Đo thời gian đông máu và phụ thuộc vào các yếu tố đông máu do gan sản xuất. Thời gian đông máu kéo dài có thể chỉ ra suy giảm chức năng tổng hợp của gan.
2. Xét nghiệm chức năng thận
Đây là các xét nghiệm giúp đánh giá chức năng thận và phát hiện bất thường của thận. Kiểm tra thận gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm sinh hóa máu:
- Urea: Là sản phẩm phân hủy protein được hình thành trong gan, sau đó được thận đào thải. Mức Urea cao có thể cho thấy thận hoạt động không hiệu quả hoặc gợi ý bệnh thận như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận.
- Creatinine: Là sản phẩm thải được tạo ra bởi cơ bắp do sự phân hủy creatine. Mức creatinine trong máu cao cho thấy sự suy giảm chức năng thận. Xét nghiệm creatinine thường được sử dụng trong đánh giá suy thận.
- Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR): Là công cụ ước tính giúp đánh giá khả năng lọc của thận qua tốc độ lọc của cầu thận. Chỉ số eGFR thấp cho thấy chức năng thận suy giảm. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể ít chính xác hơn ở người cơ nhão, suy dinh dưỡng hoặc người cao tuổi.
- Điện giải đồ: Thường gồm các chỉ số như natri (Na), kali (K), clorua (Cl), canxi (Ca) và phosphate (P). Mức độ bất thường của các chất này có thể chỉ ra sự mất cân bằng điện giải và suy giảm chức năng thận.
- Hormone tuyến cận giáp (iPTH): Xét nghiệm này được sử dụng chủ yếu để đánh giá mức độ mất cân bằng khoáng chất như canxi và photpho.
Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm chức năng thận
Xét nghiệm nước tiểu:
- Tổng phân tích nước tiểu: Kiểm tra sự hiện diện của protein, glucose, ketone, hemoglobin, các chỉ số nhiễm trùng và tinh thể hình thành sỏi thận. Xét nghiệm này giúp đánh giá tổng quát về tình trạng và chức năng của thận.
- Cặn lắng nước tiểu: Đo lường các chỉ số như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và trụ niệu. Từ đó giúp phát hiện sỏi thận, nhiễm trùng và những bệnh lý về cầu thận. Xét nghiệm còn hỗ trợ nhiều trong đánh giá và theo dõi bệnh thận, đặc biệt là hội chứng thận hư.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm bụng: Sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thận, giúp phát hiện sỏi thận, u nang, khối u và các bất thường khác.
- Chụp CT: Hỗ trợ kiểm tra kích thích, hình dạng và cấu trúc của thận. Ngoài ra còn giúp phát hiện các khối u, sỏi thận, nhiễm trùng và tình trạng tắc nghẽn. Chụp CT rất hiệu quả trong việc xác định nguyên nhân của những triệu chứng không rõ ràng và đánh giá các bất thường phức tạp.
Xem thêm: Siêu âm thận
Đối tượng cần kiểm tra gan thận
Chuyên gia y tế khuyến cáo những trường hợp sau cần làm xét nghiệm và khám chức năng gan thận:
- Có triệu chứng bệnh gan: Vàng da, vàng mắt, sưng vùng bụng, ngứa da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn, chán ăn…
- Có triệu chứng bệnh thận: Nước tiểu sẫm màu, tiểu máu, sưng phù (chủ yếu ở tay và chân), ngứa da, chuột rút, chán ăn, rối loạn giấc ngủ, khó thở…
- Người cao tuổi.
- Người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, thiếu máu, bệnh đường mật…
- Người có tiền sử mắc bệnh gan và bệnh thận, hoặc vấn đề rối loạn gan thận.
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thận.
- Người thừa cân, béo phì, có lối sống ít vận động, hút thuốc, uống rượu bia…
- Người cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc có ảnh hưởng đến gan.
- Người cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng viêm gan B và C.
Lưu ý trước khi kiểm tra chức năng gan thận
Trước khi khám gan thận:
- Cung cấp tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình.
- Cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng bệnh hiện tại.
- Mang theo hồ sơ khám chữa bệnh và các kết quả xét nghiệm kiểm tra gan thận trước đây.
- Giữ tâm trạng thoải mái, đặc biệt là trước khi đo huyết áp.
Trước khi xét nghiệm kiểm tra gan thận:
- Không cần nhịn ăn nếu chỉ làm các xét nghiệm gan và thận.
- Cần nhịn ăn 4 – 12 tiếng nếu xét nghiệm tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, thai kỳ đồng thời với xét nghiệm gan thận.
- Không sử dụng các chất kích thích vì có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Cung cấp đầy đủ thông tin bệnh sử trước khi xét nghiệm: tiền sử bệnh lý, kết quả xét nghiệm gần nhất, và các loại thuốc đang uống.
Xem thêm: Xét nghiệm thận có cần nhịn ăn?
Lời kết
Như vậy bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về “chi phí xét nghiệm chức năng gan thận bao nhiêu tiền”. Việc xét nghiệm chức năng gan thận là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn các trung tâm y tế đảm bảo uy tín và chất lượng để có kết quả chính xác.