Viêm thận bể thận là bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Bệnh có hai dạng cấp và mạn tính. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là suy thận mạn. Việc nắm rõ các dấu hiệu viêm thận giúp mọi người có thể kịp thời phát hiện những bất thường ở cơ thể. Cùng tìm hiểu với Diag qua bài viết bên dưới.
Viêm thận là gì? Mối liên hệ giữa viêm thận và viêm thận bể thận
Viêm thận là dạng bệnh lý tổn thương cấu trúc thận. Trong khi đó, viêm thận bể thận là một dạng của bệnh viêm thận. Đây là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm thận bể thận thường là dạng vi khuẩn gram âm, như E.Coli, Proteus mirabilis, Klebsiella, Enterobacter…
Viêm bể thận có hai dạng: Cấp tính và mạn tính. Đối với viêm thận bể thận cấp tính, các triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột, diễn tiến nhanh nếu không can thiệp y tế kịp thời.
Trong khi đó, viêm thận bể thận mạn là bệnh lý kéo dài, có tính lặp đi lặp lại. Điều này khiến tổ chức thận bị hủy hoại và xơ hóa, có thể gây ra suy thận.
Xem thêm: Viêm thận bể thận là gì?
Tại sao bị viêm thận bể thận?
Những nguyên nhân viêm thận bể thận gồm:
- Do các vi khuẩn gram âm như E.Coli, Proteus mirabilis, Klebsiella, và Enterrobacter.
- Do dị dạng đường tiết niệu: Hẹp khúc nối bể thận niệu quản, gấp khúc niệu quản, hẹp niệu quản .
- Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới, từng phẫu thuật hệ tiết niệu.
- Người bệnh đang hoặc từng bị mắc bệnh đường tiết niệu do có khối u, sỏi.
- Bệnh nhân mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm trực tràng, bàng quang, tuyến tiền liệt…
- Bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (viêm da, chốc đầu) gây viêm thận ở trẻ em.
Xem thêm: Viêm thận kẽ
Triệu chứng viêm thận bể thận thường gặp
Đối với viêm thận bể thận cấp
- Người bệnh sốt cao trên 38,9 độ C, gai rét, và sốt run.
- Cảm thấy đau râm ran ở vùng bụng, đau lưng, bên hông, bẹn, hoặc đau chệch sang 1 bên.
- Đau rát khi đi tiểu. Tiểu gấp, tiểu dắt. Tiểu đêm hoặc thiểu niệu.
- Xuất hiện thay đổi bất thường ở nước tiểu: Đục, có mủ, máu, và mùi tanh.
- Ớn lạnh, nôn và buồn nôn.
- Người uể oải, mệt mỏi, đau nhức.
- Rối loạn tâm thần.
- Cao huyết áp.
Xem thêm: Viêm thận cấp
Dấu hiệu viêm thận bể thận mạn
- Đau âm ỉ ở vùng hố thắt lưng.
- Thận to, ứ nước, mủ. Siêu âm phát hiện giãn đài thận.
- Cao huyết áp.
- Tiểu đêm, tiểu niệu.
- Đau, rát khi đi tiểu. Tiểu gấp, tiểu dắt.
- Nước tiểu có máu, mủ, màu đục, và mùi tanh.
- Thiếu máu, cao huyết áp.
- Phù nề.
- Sốt, gai rét, và rét run.
Xem thêm: Viêm cầu thận mạn
Viêm thận có chữa được không?
Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tùy vào thể bệnh và tình trạng sức khỏe, khả năng thích ứng với thuốc mà bệnh nhân viêm đài thận có thể khỏi bệnh.
Đối với bệnh nhân viêm thận bể thận cấp, nếu cơ thể đáp ứng với kháng sinh hay can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể khỏi sau 10 đến 14 ngày.
Ngược lại, đối với bệnh lý viêm thận bể thận mạn, nếu để bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm.
Các biến chứng viêm thận bể thận thường gặp bao gồm:
- Áp xe thận: Xuất hiện ổ mủ quanh thận do nhiễm trùng mô mềm xung quanh thận.
- Nhiễm khuẩn huyết: Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng toàn thân. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
- Suy thận cấp: Gây thiểu niệu hoặc vô niệu, nồng độ ure, creatinin trong máu tăng rất cao. Có thể gây biến chứng tăng huyết áp cấp, phù phổi cấp.
- Suy thận mạn: Nếu bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn tới suy thận mạn, đòi hỏi kéo dài quá trình điều trị, tiềm ẩn nguy cơ tử vong.
- Hoại tử nhú thận: Do nhiễm trùng viêm thận bể thận nặng kéo dài, khiến một phần hoặc toàn bộ nhú thận bị chết. Có thể gây tắc nghẽn ở niệu quản, niệu đạo, và ứ mủ bể thận, dẫn đến các cơn đau quặn, suy thận cấp.
Chẩn đoán viêm thận bể thận
- Xét nghiệm máu để kiểm tra chỉ số bạch cầu tăng cao, tình trạng tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
- Cấy máu cấp để xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu.
- Siêu âm để phát hiện sự thay đổi ở đài bể thận, niệu quản, có khối u chèn ép, và sỏi thận.
- Chụp X-quang bàng quang để xác định tình trạng trào ngược thận – bàng quang.
Chăm sóc bệnh nhân viêm thận bể thận
- Giữ sạch sẽ, thoáng mát cho khu vực bệnh nhân nghỉ ngơi.
- Tránh tắm bằng nước lạnh. Giữ da sạch sẽ, khô ráo.
- Quan sát, ghi nhận cơn đau để báo cáo với bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ điều trị thích hợp.
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, cơn đau, màu sắc, và lượng nước tiểu của bệnh nhân viêm thận bể thận.
- Bị viêm thận nên ăn gì? Nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm hoa quả tươi, thực phẩm sạch, ít muối để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.
- Xét nghiệm, thăm khám định kỳ để kiểm tra khả năng thích ứng của cơ thể với phác đồ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Viêm cầu thận mạn kiêng ăn gì?
Địa chỉ xét nghiệm, chẩn đoán chỉ số bệnh lý viêm thận bể thận
Để đảm bảo sự chính xác trong kết quả siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Kết luận
Viêm thận là bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không can thiệp y tế kịp thời. Việc thực hiện các xét nghiệm định kỳ giúp bác sĩ kiểm tra khả năng đáp ứng với thuốc và tình trạng bệnh nhân. Mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ chính xác của kết quả.