Viêm thận cấp là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng lọc máu của thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây suy thận hoặc biến chứng nghiêm trọng khác. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, triệu chứng qua bài viết bên dưới của Diag.

Viêm thận cấp là gì?

Thận là cơ quan có hình dạng như hạt đậu, nằm ở phía sau khoang bụng, ngay hai bên cột sống. Đây là cơ quan đảm nhận vai trò lọc máu để loại bỏ chất thải, độc tố, và nước thừa qua nước tiểu. Ngoài ra, thận còn cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp, sản xuất hormone kích thích tạo hồng cầu, và chuyển hóa vitamin D để duy trì sức khỏe xương.

Viêm thận cấp là tình trạng viêm đột ngột xảy ra tại thận, gây suy giảm chức năng đột ngột, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Dựa trên vị trí viêm và nguyên nhân gây bệnh mà viêm thận cấp được chia thành ba dạng chính, gồm:

  • Viêm thận kẽ cấp: Bệnh lý viêm ở mô kẽ, khoảng không gian giữa các ống thận. Mô kẽ bị sưng ảnh hưởng đến khả năng tái hấp thu và bài tiết, gây tích tụ nước và chất thải trong cơ thể.
  • Viêm bể thận cấp: Viêm nhiễm ở bể thận và mô thận do nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới lan ngược lên. Vi khuẩn từ niệu đạo hoặc bàng quang di chuyển ngược lên niệu quản gây viêm nhiễm bể thận, lan đến mô thận.
  • Viêm cầu thận cấp: Bệnh lý viêm tại cầu thận – cơ quan lọc máu chính. Phản ứng viêm gây tổn thương cầu thận, làm giảm khả năng lọc máu. Protein và hồng cầu rò rỉ qua màng lọc vào nước tiểu, gây tình trạng protein niệu và tiểu máu.

Xem thêm: Viêm thận

Viêm cầu thận mạn sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, phác đồ điều trị, và sức khỏe cơ địa.
Viêm thận cấp là tình trạng viêm đột ngột xảy ra tại thận, gây suy giảm chức năng đột ngột.

Nguyên nhân của viêm thận cấp

Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp

  • Do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (liên cầu, tụ cầu, và phế cầu) sau viêm họng hoặc nhiễm trùng da. Cơ thể xuất hiện phản ứng miễn dịch quá mức với liên cầu khuẩn dẫn đến viêm cầu thận cấp.
  • Siêu vi gây viêm họng, sởi, quai bị, thủy đậu…
  • Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng thận do virus, thường gặp ở bệnh nhân viêm gan B hoặc C.
  • Do bệnh HIV.
  • Do viêm mạch máu.
  • Do các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, hội chứng goodpasture, bệnh thận IgA, hoặc berger.
  • Do nhiễm nấm Histoplasmose.
  • Do nhiễm ký sinh trùng sán máng, Malariae, Toxoplasma gondii, vàPlasmodium falciparum.

Yếu tố nguy cơ của bệnh:

  • Người có gia đình có bệnh sử mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
  • Người có tiền sử mắc viêm cầu thận hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
  • Người có vấn đề sức khỏe liên quan đến đái tháo đường hoặc huyết áp.
  • Người bị phơi nhiễm độc tố.
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A sau viêm họng dẫn đến viêm thận cấp
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A sau viêm họng dẫn đến viêm thận cấp.

Nguyên nhân gây viêm thận bể thận cấp

  • Do nhiễm khuẩn: E.coli, Klebsiella, và Proteus.
  • Do sỏi thận gây tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu khiến vi khuẩn phát triển và lan rộng.
  • Do cấu trúc đường tiết niệu bất thường.

Yếu tố nguy cơ của bệnh:

  • Người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm trực tràng, tuyến tiền liệt, hoặc bàng quang.
  • Người có sỏi, khối u gây tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Bệnh nhân sau khi phẫu thuật điều trị các bệnh lý tiết niệu.
  • Người mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn tiết niệu dưới.
Nhiễm khuẩn như E.coli, Klebsiella, và Proteus dẫn đến viêm thận cấp
Nhiễm khuẩn như E.coli, Klebsiella, và Proteus dẫn đến viêm thận cấp.

Nguyên nhân gây viêm thận kẽ cấp

  • Do dị ứng thuốc kháng sinh (Penicillin, cephalosporin), NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen), và thuốc lợi tiểu (Furosemide, thiazide).
  • Do sử dụng thuốc NSAIDs hoặc kháng sinh kéo dài gây tổn thương mô thận.
  • Do mất cân bằng kali hoặc nhiễm độc thận (kim loại nặng, thuốc nhuộm cản quang dùng trong xét nghiệm).
  • Do các bệnh lý nhiễm trùng như HIV, virus Epstein-Barr, hoặc cytomegalovirus.

Yếu tố nguy cơ của bệnh:

  • Người dị ứng hoặc xuất hiện phản ứng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc NSAIDs, thuốc lợi tiểu, hoặc thuốc trị gout.
  • Người có nồng độ kali máu thấp hoặc canxi, acid uric cao làm tăng nguy cơ tổn thương thận.
  • Người mắc các bệnh tự miễn như bệnh Kawasaki.
  • Do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các loại nhiễm trùng khác.
  • Người lớn tuổi có nguy cơ tổn thương thận hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn.

Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm thận cấp

Viêm cầu thận cấp

Các triệu chứng của viêm cầu thận cấp gồm:

  • Đi tiểu ra máu: Nước tiểu có màu hồng, đỏ, hoặc sậm màu.
  • Protein niệu: Nước tiểu có bọt hoặc sủi bọt.
  • Sưng, phù nề vùng tay, chân, mặt. Thường xuất hiện rõ vào buổi sáng.
  • Tăng huyết áp.
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc có cảm giác tiểu khó, tiểu gấp.
  • Mệt mỏi, yếu cơ.
  • Nôn.
  • Chuột rút cơ bắp.
  • Khó thở. Đặc biệt khi có hiện tượng giữ nước ở phổi.
Buồn nôn là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm thận cấp
Nôn, mệt mỏi, phù nề, khó thở…  là một số triệu chứng viêm thận cấp thường gặp.

Các biến chứng của viêm cầu thận cấp:

  • Suy thận cấp khiến chức năng thận suy giảm đột ngột, tích tụ dịch và chất thải trong cơ thể.
  • Bệnh thận mạn tính khiến chức năng thận mất vĩnh viễn.
  • Hội chứng thận hư gây phù nề nghiêm trọng, rối loạn lipid máu tăng cholesterol và triglyceride. Nặng hơn có thể có nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu, tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ.
  • Cao huyết áp. Nếu kéo dài có thể gây tổn thương tim mạch và máu.
  • Rối loạn cân bằng điện giải và chất lỏng trong cơ thể gây chuột rút, rối loạn nhịp tim. Có thể xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm khác nếu có tình trạng tăng kali máu.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng tái phát (nhiễm trùng da, phổi, hoặc đường tiết niệu).
  • Suy tim hoặc phù phổi cấp do tích tụ nước và muối trong cơ thể.
  • Tiểu máu mạn tính, gây thiếu máu.

Viêm thận kẽ cấp

Các triệu chứng của bệnh viêm thận kẽ cấp thường liên quan đến chức năng thận và phản ứng toàn thân. Triệu chứng của bệnh gồm:

  • Tăng nhu cầu đi tiểu trong ngày.
  • Xuất hiện tình trạng tiểu đêm.
  • Sốt.
  • Nổi phát ban, mề đay.
  • Đau râm ran ở vùng bụng.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Phù nề tay, chân.
  • Tăng huyết áp.

Xem thêm: Viêm thận kẽ

Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k

  • Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Sốt là một triệu chứng của viêm thận kẽ cấp
Sốt, tiểu đêm, đau râm ran ở vùng bụng…  là một số triệu chứng viêm thận kẽ cấp.

Viêm thận bể thận cấp

Các triệu chứng của viêm thận bể cấp thường rõ ràng, gồm:

  • Sốt cao. Nhiệt độ thường trên 38.9 độ C. Đây là dấu hiệu xuất hiện sớm.
  • Đau râm ran vùng bụng, lưng, hông, hoặc bẹn.
  • Tiểu buốt hoặc tiểu đau.
  • Nước tiểu đục, có màu lạ. Có thể lẫn máu hoặc mủ.
  • Nước tiểu có mùi hôi.
  • Có cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên dù bàng quang không đầy.
  • Rùng mình hoặc ớn lạnh.
  • Nôn và buồn nôn do tích tụ chất độc.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, và không có năng lượng.
  • Da ẩm hơn bình thường do cơ thể phản ứng với sốt.
  • Ở trẻ em: Sốt, quấy khóc. Triệu chứng liên quan đến đường tiểu thường không quá rõ ràng.
  • Ở người lớn: Có thể xảy ra tình trạng lú lẫn hoặc mất định hướng.

Viêm thận bể thận cấp tính là một bệnh nghiêm trọng. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, gồm:

  • Suy thận cấp: Xảy ra khi thận đột ngột mất khả năng lọc máu. Dẫn đến chất độc, nước tích tụ trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bệnh thận mạn tính: Xảy ra khi tình trạng viêm kéo dài hoặc tái phát. Thận tổn thương vĩnh viễn, gây suy giảm chức năng.
  • Nhiễm trùng huyết: Do vi khuẩn từ thận xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng toàn bộ cơ thể. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Áp xe thận hay xuất hiện ổ mủ trong thận: Do nhiễm trùng nặng khiến hình thành các ổ mủ. Người bệnh cần phẫu thuật hoặc dẫn lưu để loại bỏ áp xe. Nếu không ổ mủ sẽ lan rộng và gây tổn thương thận.
  • Nhiễm trùng lây lan: Do vi khuẩn từ thận xâm nhập vào các mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng vùng quanh thận, còn gọi là viêm mô mềm quanh thận.
  • Nhiễm trùng thận tái phát làm suy giảm chức năng thận dần dần, đồng thời tăng nguy cơ dẫn đến áp xe thận hoặc bệnh thận mạn.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai, có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc nhiễm trùng huyết. Thai nhi có thể chậm phát triển.

Chẩn đoán bệnh viêm thận cấp

Phương pháp chẩn đoán viêm thận cấp

Đối với viêm cầu thận cấp

  • Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra protein, tế bào hồng cầu, và nồng độ creatinine.
  • Xét nghiệm máu đo nồng độ hồng cầu, albumin, ure, và creatinine.
  • Xét nghiệm ASLO đo lượng kháng thể Anti-Steptolyssin O trong máu. Đây là kháng thể kháng độc tố vi khuẩn liên cầu nhóm A, xuất hiện từ 7 đến 10 sau khi nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm bổ thể C3, C4 để đánh giá khả năng miễn dịch, phát hiện các bệnh nhiễm trùng hoặc tự miễn.
  • Xét nghiệm ANA để phát hiện các Bệnh miễn dịch tự tấn công.

Đối với viêm thận kẽ

  • Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ nitơ, ure, creatinin máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu phát hiện hồng cầu niệu, bạch cầu niệu, và protein niệu. Kiểm tra tình trạng đái mủ vô khuẩn.
  • Chẩn đoán hình ảnh để phát hiện bất thường hoặc tổn thương ở thận.
  • Sinh thiết thận để kiểm tra chính xác nguyên nhân và giai đoạn bệnh.

Đối với viêm thận bể thận cấp

  • Xét nghiệm máu kiểm tra chỉ số bạch cầu.
  • Xét nghiệm CRP (C-reactive protein) để đo mức độ viêm, đánh giá tình trạng nhiễm trùng.
  • Cấy nước tiểu để xác định chính xác vi khuẩn gây bệnh.
  • Siêu âm để phát hiện thay đổi cấu trúc bất thường ở thận như giãn đài bể thận, giãn niệu quản; phát hiện sỏi thận hoặc khối u chèn ép.
  • X-quang bàng quang để kiểm tra vấn đề trào ngược.
  • Xét nghiệm PCT (Procalcitonin) để phát hiện mức độ nhiễm trùng do vi khuẩn và tình trạng viêm thận bể thận.

Xem thêm: Viêm cầu thận mạn

Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp xác định chính xác tổn thương ở bệnh nhân viêm thận cấp tính
Chẩn đoán hình ảnh xác định chính xác tổn thương ở bệnh nhân viêm thận kẽ và viêm thận bể thận cấp .

Điều trị bệnh viêm thận cấp thế nào?

Đối với viêm cầu thận cấp

  • Điều trị nguyên nhân bằng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch, hoặc thuốc hạ huyết áp.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
  • Duy trì cân nặng hợp lý,
  • Kiểm soát huyết áp.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đối với viêm thận kẽ cấp tính

  • Dùng thuốc chống viêm Corticosteroid như Prednisone để giảm viêm, hỗ trợ phục hồi chức năng thận từ từ.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh.

Đối với viêm thận bể thận cấp

  • Dùng thuốc kháng sinh.
  • Trường hợp nhiễm trùng nặng, mất nước, hoặc không đáp ứng thuốc cần nhập viện để truyền kháng sinh, dịch qua tĩnh mạch.

Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị hoặc các phương pháp khác chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ. Mọi người tuyệt đối không tự ý mua thuốc để tránh gây ra các phản ứng phụ.

Địa chỉ xét nghiệm chỉ số viêm thận cấp

Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trung tâm y khoa Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Kết luận

Viêm thận cấp là bệnh lý tổn thương thận. Nếu phát hiện kịp thời, bệnh có thể chữa khỏi. Mọi người nên thực hiện xét nghiệm để biết chính xác tình trạng sức khỏe nếu nghi ngờ mắc viêm thận cấp.

 

Xem thêm: Viêm thận bể thận là gì?