Viêm cầu thận mạn là bệnh lý liên quan đến tổn thương cầu thận. Bệnh diễn tiến chậm, chia thành từng đợt, gây ra tình trạng xơ teo hai thận trong giai đoạn cuối. Vậy bệnh có chữa được không? Cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới để rõ hơn về các biểu hiện lâm sàng của bệnh.
Viêm cầu thận mạn là gì? Cơ chế chính gây phù
Viêm cầu thận mạn là gì?
Viêm cầu thận mạn là bệnh lý tổn thương cầu thận hai bên thận. Bệnh diễn tiến chậm, chia thành từng đợt.
Khi mắc bệnh, thận sẽ suy giảm chức năng từ từ, đến giai đoạn cuối sẽ xơ, teo. Đây là giai đoạn thận mất hoàn toàn chức năng, không còn khả năng phục hồi.
Bệnh có hai dạng:
- Viêm cầu mạn tính nguyên phát (không rõ nguyên nhân)
- viêm cầu thận mạn thứ phát.
Xem thêm: Viêm thận
Cơ chế chính gây phù trong viêm cầu thận mạn
Thận có chức năng đào thải độc tổ qua màng lọc, tái hấp thu chất dinh dưỡng. Khi màng lọc tổn thương, dinh dưỡng thoát ra ngoài theo nước tiểu. Đây là nguyên nhân tình trạng nồng độ đạm trong máu giảm.
Lúc này, áp lực keo lòng mạch máu không được duy trì. Áp lực tống máu trong lòng mạch tăng cao do cao huyết áp, dịch thoát ra vào mô kẽ, gây phù nề. Nếu nặng hơn có thể tràn dịch màng phổi, bụng, và tim.
Nguyên nhân gây viêm cầu thận mạn tính
Các nguyên nhân gây hội chứng viêm cầu thận mạn gồm:
- Rối loạn miễn dịch: Do các bệnh tự miễn khiến hệ miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào cơ thể. Các bệnh này gồm Lupus ban đỏ hệ thống, bệnh kháng màng đáy cầu thận, và bệnh thận IgA.
- Do bệnh lý nhiễm khuẩn, nhiễm trùng: Viêm họng do liên cầu khuẩn biến chứng sang viêm cầu thận nếu không điều trị. Bệnh sốt rét, phong, giang mai, HIV, viêm gan B, C cũng có thể gây tổn thương cầu thận.
- Do các bệnh lý mạch máu: Granulomatosis, polyangiitis, bệnh viêm mao mạch vi thể, bệnh u hạt Wegener, xuất huyết dạng thấp, Hội chứng goodpasture…
- Do yếu tố di truyền liên quan đến đột biến gen nhưng hiếm gặp hơn.
- Do các bệnh lý ác tính khác: Ung thư đa u tủy xương, bệnh bạch hầu cấp, bạch cầu mạn, bệnh Kahlet, sarcoma hạch…
- Do nhiễm độc muối vàng, penicillamin.
- Do lắng đọng protein bất thường trong thận như bệnh thận do chuỗi nhẹ, chuỗi nặng. Bệnh Waldenstrom hoặc amyloidosis cũng gây tổn thương cầu thận, dẫn đến suy giảm chức năng.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Các biểu hiện lâm sàng và giai đoạn bệnh
Các triệu chứng viêm cầu thận mạn tính gồm:
- Màu sắc nước tiểu thay đổi bất thường: Có màu hồng nhạt hoặc sậm màu. Nguyên nhân do có lẫn máu.
- Nước tiểu có bọt do protein niệu (tiểu đạm).
- Giảm lượng nước tiểu: Số lần hoặc lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Nguyên nhân do chức năng lọc của thận suy giảm.
- Cao huyết áp do thận không thể duy trì cân bằng lượng nước và muối trong cơ thể.
- Sưng, phù nề ở tay, chân, mặt, và bụng do rò rỉ protein qua nước tiểu hoặc cơ thể tích nước và muối. Tình trạng phù thường xuất hiện rõ vào buổi sáng (ở mặt) và buổi chiều (ở chân).
- Mệt mỏi, yếu cơ do tích tụ chất thải trong máu và thiếu máu. Nguyên nhân do thận không sản xuất đủ erythropoetin – hormone kích thích sản xuất hồng cầu.
- Nôn và buồn nôn do tích tụ chất độc trong máu.
- Chuột rút, đau cơ do mất cân bằng kali, natri, và canxi.
- Da ngứa râm ran hoặc nhợt nhạt do thiếu máu. Ngứa da xảy ra khi chức năng thận suy giảm, khiến chất thải tích tụ trong cơ thể.
- Rối loạn tiêu hóa. Nôn và buồn nôn. Chán ăn, ăn uống không ngon miệng. Đầy hơi, khó tiêu.
- Khó thở.
- Thiếu máu (thường xuất hiện trong trường hợp bệnh nặng).
Viêm cầu thận mạn tính chia thành 5 giai đoạn, dựa trên bất thường ở nước tiểu, các chỉ số chức năng thận. 5 giai đoạn của bệnh viêm cầu thận mạn bao gồm:
- Giai đoạn 1: Chức năng thận bình thường, mức lọc cầu GFR 90ml/ph/1,732m2.
- Giai đoạn 2: Giảm chức năng thận nhẹ, mức lọc cầu thận GFR giảm còn từ 60 – 89 ml/ph/1,732m2.
- Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận GFR giảm còn từ 30 – 59ml/ph/1,732m2.
- Giai đoạn 4: Suy thận nặng, mức lọc cầu thận GFR giảm còn từ 15 – 29ml/ph/1,732m2.
- Giai đoạn 5: Suy thận rất nặng, mức lọc cầu thận GFR giảm còn dưới 15ml/ph/1,732m2.
Xem thêm: Viêm thận kẽ
Viêm cầu thận mạn tính có nguy hiểm không?
Viêm cầu thận mạn tính diễn tiến âm thầm, khó phát hiện, và gây các biến chứng nguy hiểm nếu không can thiệp y tế. Đây là giai đoạn đề kháng bệnh nhân suy yếu, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nhiễm trùng.
Thận không thể đào thải chất độc khiến chất thải tồn đọng trong máu. Đây là nguyên nhân gây mất hồng cầu, protein máu. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng viêm cầu thận mạn như:
- Biến chứng suy thận cấp do thận ngừng hoạt động đột ngột, dẫn đến cơ thể không thể đào thải chất lỏng và chất độc dư thừa.
- Diễn tiến sang viêm thận mạn nếu tổn thương kéo dài khiến thận yếu dần theo thời gian.
- Tăng huyết áp, tạo áp lực lên tim và thận.
- Hội chứng thận hư do cơ thể mất nhiều protein qua nước tiểu. Cơ thể người mắc hội chứng thận hư sẽ sưng, phù nề ở bụng, tay, chân, hoặc mặt. Tăng nguy cơ cholesterol cao, hình thành cục máu đông.
- Thiếu máu do thận không sản xuất đủ hormone để sản xuất hồng cầu. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi kéo dài, da nhợt nhạt, xanh xao.
- Tăng kali máu do thận không thể lọc và đào thải. Có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Loãng xương do mất cân bằng canxi và phosphat, dẫn đến xương yếu và dễ gãy.
- Sức đề kháng yếu hơn nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm cầu thận
Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn viêm cầu thận mạn bệnh học, gồm:
- Mức độ phù.
- Tình trạng đi tiểu có máu đại thể hoặc vi thể.
- Hàm lượng protein niệu.
- Tăng huyết áp.
- Hồng cầu niệu.
- Dấu hiệu nhiễm liên cầu khuẩn.
- Tăng nồng độ ure và creatinine trong máu.
Xem thêm: Viêm cầu thận mạn kiêng ăn gì?
Phương pháp xét nghiệm kiểm tra viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn tính được đánh giá dựa trên việc kết hợp các triệu chứng và các xét nghiệm. 4 phương pháp được áp dụng để kiểm tra viêm cầu thận mạn bao gồm:
Xét nghiệm nước tiểu
Đây là xét nghiệm để phát hiện các bất thường trong chức năng thận, được dùng để phát hiện tình trạng:
- Đái máu: Có sự hiện diện của hồng cầu trong nước tiểu. Màu sắc nước tiểu sẫm hơn hoặc có màu hồng nhạt do lẫn máu.
- Protein niệu: Nước tiểu có bọt. Đây là dấu hiệu thể hiện chức năng lọc của thận không hiệu quả.
- Nhiễm khuẩn: Tìm thấy bạch cầu hoặc vi khuẩn trong nước tiểu. Xác định viêm cầu thận do nhiễm trùng.
Xét nghiệm máu
Đây là xét nghiệm đánh giá chức năng thận, đồng thời phát hiện nguyên nhân gây viêm cầu thận.
- Đo nồng độ ure và creatinine trong máu: Chỉ số tăng thể hiện thận lọc chất thải từ máu không hiệu quả.
- Đo độ lọc cầu thận (GFR): Mức GFR thấp thể hiện thận bị tổn thương hoặc suy thận.
- Kiểm tra protein máu: Nếu protein máu thấp có thể chỉ ra mất protein qua nước tiểu.
Chẩn đoán hình ảnh
Đây là phương pháp hỗ trợ kiểm tra các thay đổi bất thường, tổn thương ở thận. Trong đó:
- Siêu âm thận: Kiểm tra hình dạng, kích thước của thận. Phát hiện vấn đề như thận nhỏ, sỏi thận, và tắc nghẽn đường tiết niệu.
- CT scan hoặc MRI: Đánh giá các tổn thương phức tạp.
Sinh thiết
Đây là phương pháp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Viêm cầu thận mạn có chữa được không?
Viêm cầu thận mạn không thể chữa khỏi hoàn toàn. Điều trị viêm cầu thận mạn tập trung vào việc giảm viêm, ngăn ngừa tổn thương thêm cho cầu thận, và kiểm soát các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị là:
Điều trị nguyên nhân gây bệnh
- Kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp viêm cầu thận do nhiễm trùng như viêm họng do liên cầu khuẩn.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Corticosteroid, cyclophosphamide, hoặc azathioprine để kiểm soát các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm cầu thận IgA.
- Lọc huyết tương: Loại bỏ kháng thể có hại trong máu, thường dùng trong viêm cầu thận tiến triển nhanh do miễn dịch.
- Kiểm soát bệnh nền: Điều trị các bệnh lý hệ thống gây viêm cầu thận như đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc các rối loạn miễn dịch.
Điều trị triệu chứng
Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng:
- Thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB): Giúp kiểm soát huyết áp và giảm lượng protein mất qua nước tiểu.
- Thuốc lợi tiểu (Furosemide): Giảm phù nề bằng cách loại bỏ nước và muối dư thừa.
- Thuốc chẹn kênh canxi, chẹn beta, hoặc chất chủ vận alpha: Hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.
Điều trị biến chứng
- Lọc máu hoặc chạy thận nhân tạo:
- Sử dụng trong trường hợp suy thận cấp nặng hoặc suy thận mạn giai đoạn cuối.
- Loại bỏ chất độc và nước dư thừa để duy trì sự sống và hạn chế biến chứng.
- Thay thế huyết tương: Loại bỏ nhanh chóng các yếu tố gây bệnh, đặc biệt trong các trường hợp liên quan đến tự miễn hoặc xuất huyết phổi.
- Ghép thận: Áp dụng khi thận không còn khả năng hoạt động và các phương pháp khác không hiệu quả nên buộc phải thay thế thận.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống
Chế độ ăn uống
- Hạn chế muối: Giảm gánh nặng cho thận.
- Giảm đạm động vật: Tránh tạo áp lực lên hệ thống lọc cầu thận.
- Bổ sung rau xanh, trái cây ít kali để cân bằng dinh dưỡng.
- Kiểm soát lượng dịch nạp vào cơ thể.
Thói quen sinh hoạt
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá, và chất kích thích.
- Tập thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe.
Theo dõi định kỳ
- Kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự hồi phục của cầu thận và điều chỉnh điều trị khi cần thiết.
- Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu định kỳ để đánh giá chức năng thận.
- Phát hiện sớm các biến chứng và nguy cơ tái phát.
Lưu ý: Điều trị viêm cầu thận mạn cần có sự chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ. Mọi người tuyệt đối không tự ý mua bất kỳ loại thuốc nào để tránh bệnh nghiêm trọng hơn.
Địa chỉ xét nghiệm chỉ số thận bất thường phát hiện viêm cầu thận mạn
Viêm cầu thận mạn tiến triển chậm và thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng bất thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy thận mạn.
Vì vậy, việc kiểm tra các chỉ số thận định kỳ là điều cần thiết, đặc biệt đối với những ai có tiền sử bệnh dễ biến chứng viêm cầu thận mạn. Trong quá trình xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện những bất thường bệnh lý, từ đó can thiệp y tế kịp thời.
Việc kiểm tra các chỉ số thận định kỳ rất cần thiết để phát hiện những bất thường bệnh lý kịp thời. Để đảm bảo sự chính xác trong kết quả, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín. Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, siêu âm chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm bệnh thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Viêm thận cấp
Kết luận
Viêm cầu thận mạn là căn bệnh nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời. Nếu phát hiện cơ thể xuất hiện các dấu hiệu viêm cầu thận mạn, mọi người nên thực hiện xét nghiệm để biết rõ tình trạng sức khỏe.
Xem thêm: Viêm thận bể thận là gì?