Tuyến thượng thận là gì? Đây là cơ quan nằm sâu trong phúc mạc, đảm nhận vai trò sản xuất hormone, điều hòa huyết áp, và cân bằng hoạt động cơ thể. Cùng tìm hiểu với Diag kích thước, chức năng của tuyến thượng thận qua bài viết bên dưới.
Tuyến thượng thận là gì?
Tuyến thượng thận nằm ở đâu?
Tuyến thượng thận là cơ quan nội tiết nằm trên đầu mỗi quả thận và sâu trong phúc mạc với phần vỏ bên ngoài, tủy ở bên trong. Cơ quan này đảm nhận vai trò sản xuất hormone trong cơ thể.
Cấu tạo tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận có cấu tạo gồm hai phần vỏ và tủy. Mỗi phần sẽ có chức năng tiết hormone riêng. Trong đó:
- Vùng vỏ: Vùng bên ngoài, có kích thước lớn nhất, và được chia thành 3 lớp – lớp cầu (Zona Glomerulosa), lớp bó (Zona Fasciculata), và lớp lưới (Zona Reticularis).
- Lớp cầu (Zona Glomerulosa): Nằm ở ngoài cùng vỏ thượng thận, bên dưới nang xơ, gồm các nhóm hình bầu dục. Ngăn cách với nhau bằng các sợi mô liên kết.
- Lớp bó (Zona Fasciculata): Có kích thước lớn nhất, chiếm 80% thể tích. Tế bào sắp xếp thành hình cột hướng về tủy, chứa giọt lipid, ty thể, và mạng lưới chất trơn.
- Lớp lưới (Zona Reticularis): Nằm liền kề với tủy ở trong cùng. Tế bào tạo thành dây và cụm, ngăn cách bằng mạo mạch. Chứa lượng nhỏ tế bào chất và giọt lipid.
- Vùng tủy: Nằm ở trung tâm tuyến thượng thận, là nguồn tiết hormone.
Xem thêm: Suy thượng thận mạn
Kích thước tuyến thượng thận giải phẫu
Tuyến thượng thận bên trái có dáng hình bán nguyệt, bên phải hình chóp. Cơ quan này có màu vàng, kích thước tuyến thượng thận có thể thay đổi tùy theo từng người.
Chức năng sinh lý của tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận có vai trò sản xuất các hormone quan trọng giúp cơ thể điều hòa nhiều quá trình:
- Mineralocorticoid (Aldosterone): Giúp cân bằng muối và nước, kiểm soát huyết áp.
- Glucocorticoid (Cortisol): Điều chỉnh mức đường trong máu, hỗ trợ trao đổi chất, chống viêm và giúp cơ thể đối phó với stress.
- DHEA và Androgenic Steroids: Chuyển thành estrogen (ở nữ) và androgen (ở nam), liên quan đến phát triển các đặc tính sinh dục.
- Adrenaline và Noradrenaline: Tăng nhịp tim, huyết áp, và giúp cơ thể phản ứng nhanh trong các tình huống căng thẳng.
Xem thêm: Suy thượng thận thứ phát
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Các bệnh lý liên quan tuyến thượng thận
Suy vỏ thượng thận nguyên phát (bệnh Addison)
Bệnh xảy ra khi tuyến thượng thận không duy trì chức năng sinh lý bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt các loại hormone tuyến thượng thận (Cortisol, Aldosterone, và Androgen).
Các triệu chứng của bệnh Addison gồm:
- Mệt mỏi cực độ, thiếu sức sống.
- Da sạm màu do tăng sản xuất hormone ACTH.
- Đau bụng.
- Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy.
- Mất cảm giác thèm ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Đau cơ, chuột rút, và đau khớp.
- Huyết áp thấp, cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy hoặc thay đổi tư thế.
- Thay đổi tâm trạng: Dễ cáu gắt, trầm cảm, và giảm khả năng tập trung.
- Hạ đường huyết.
Các yếu tố nguy cơ:
- Các bệnh tự miễn như tiểu đường tuýp 1, thiếu máu ác tính, và viêm tuyến giáp.
- Hội chứng di truyền hiếm gặp như hội chứng đa tuyến nội tiết tự miễn.
- Lao phổi làm tổn thương tuyến thượng thận.
- Ung thư di căn sang tuyến thượng thận.
- Các bệnh nhiễm trùng tái phát như nhiễm nấm, HIV/AIDS có thể làm hỏng tuyến thượng thận.
Cường Aldosteron nguyên phát (hội chứng Conn)
Tình trạng tuyến thượng thận sản xuất lượng hormone Aldosterone nhiều hơn nhu cầu cơ thể. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng Conn gồm:
- Tăng huyết áp.
- Hạ kali máu dẫn đến mệt mỏi, yếu cơ, chuột rút, và nhịp tim bất thường.
- Đi tiểu nhiều và khát nước nhiều do thận không giữ được nước.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh:
- Tính di truyền: Người có gia đình có tiền sử mắc bệnh tăng Aldosterone tuýp 1, 2, hoặc 3 thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Tuổi tác: Người trưởng thành, đặc biệt từ 30 đến 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh.
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cường Aldosterone nguyên phát cao hơn.
- Người bị cao huyết áp sớm và khó kiểm soát.
- Người có gia đình bị đột quỵ hoặc mắc bệnh mạch máu não sớm.
Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing xuất hiện khi cơ thể dư thừa Cortisol trong thời gian dài. Nguyên nhân do cơ thể sản xuất Cortisol nhiều hơn hoặc dùng thuốc steroid. Các triệu chứng của hội chứng Cushing gồm:
- Tăng cân ở vùng bụng, mặt. Nổi bướu mỡ ở lưng.
- Da mỏng, dễ bầm tím hơn. Xuất hiện các vết rạn da màu hồng hoặc tím.
- Nổi mụn trứng cá.
- Vết thương lâu lành hơn bình thường.
- Mệt mỏi, yếu cơ, trầm cảm, và lo âu.
- Huyết áp cao, đau đầu.
- Loãng xương.
- Lông mọc dày và đen trên mặt và cơ thể ở nữ giới.
- Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương ở nam giới.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh:
- Sử dụng thuốc steroid kéo dài để điều trị bệnh viêm khớp, viêm ruột, hoặc hen suyễn.
- Xuất hiện khối u ở tuyến yên hoặc ngoài tuyến yên sản xuất quá nhiều ACTH hơn bình thường.
- Béo phì hoặc thừa cân.
- Bệnh tiểu đường tuýp 2, có bệnh nền cao huyết áp, và không kiểm soát đường huyết ổn định.
- Hội chứng di truyền.
Tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH)
Đây là bệnh di truyền khiến tuyến thượng thận sản xuất ít Cortisol và Aldosterone hơn bình thường, dẫn đến cơ thể sản xuất nhiều Androgen hơn bình thường. Tùy vào mức độ thiếu hụt enzyme và các biểu hiện lâm sàng, mà CAH được chia thành hai dạng: Thể cổ điển và thể không cổ điển.
Thể cổ điển:
- Thể mất muối: Dạng nặng nhất, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ Aldosterone gây mất muối nghiêm trọng, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Cơ thể bị mất nước, hạ huyết áp, và có thể tử vong nếu không can thiệp kịp thời.
- Thể nam hóa đơn thuần: Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone Androgen. Ở bé gái phát triển bộ phận sinh dục không rõ ràng. Bé trai dậy thì sớm.
Thể không cổ điển: Dạng bệnh nhẹ hơn, không xuất hiện ngay sau khi sinh. Các dấu hiệu liên quan có thể xuất hiện muộn hơn như kinh nguyệt không đều, mọc nhiều lông tóc ở nữ giới, và dậy thì sớm ở trẻ em.
Ung thư tuyến thượng thận
Đây là dạng ung thư xâm lấn, có xu hướng lan nhanh sang các bộ phận cơ thể khác. Khi khối u phát triển lớn sẽ chèn ép các bộ phận lân cận, gây tình trạng đau bụng, đau lưng, và cảm thấy nặng người sau ăn.
- Ung thư vỏ thượng thận: Dạng bệnh hiếm gặp, dẫn đến sản xuất quá nhiều hormone hơn bình thường. Bệnh có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng cân, và mọc nhiều lông (ở phụ nữ). Nếu khối u phát triển nhanh có thể chèn ép sang các cơ quan lân cận.
- Ung thư tủy thượng thận: Thường là các khối u tế bào ưa crôm. Các khối u có thể lành tính hoặc ác tính.
Xem thêm: U tuyến thượng thận
Cường tủy thượng thận
Đây là loại u hiếm gặp ở tủy thượng thận, hầu hết là u lành tính. Khối u có thể kích thích tuyến thượng thận sản xuất nhiều Adrenaline và Noradrenaline hơn bình thường.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện theo từng cơn. Chủ yếu xảy ra khi căng thẳng, thay đổi tư thế. Hoặc khi ăn các thực phẩm như phô mai, socola, và rượu vang. Những triệu chứng của bệnh gồm:
- Cao huyết áp.
- Đau đầu.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Tim đập nhanh.
- Run rẩy, lo lắng.
- Da nhợt nhạt.
- Khó thở.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Những yếu tố nguy cơ của bệnh:
- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trong độ tuổi từ 20 đến 50.
- Di truyền: Các bệnh như hội chứng đa u nội tiết loại 2 (MEN 2), von Hippel-Lindau, Neurofibromatosis tuýp 1, và hội chứng Paraganglioma di truyền.
Chẩn đoán bệnh lý liên quan tuyến thượng thận
Có 7 phương pháp xét nghiệm bệnh lý tuyến thượng thận được sử dụng rộng rãi hiện nay, bao gồm:
- Xét nghiệm nồng độ Cortisol trong máu để kiểm tra tình trạng sản xuất hormone ở tuyến thượng thận.
- Xét nghiệm ACTH máu là xét nghiệm chỉ định tuyến thượng thận, phát hiện bệnh Addison và Hội chứng Cushing.
- Xét nghiệm DHEA-S chỉ định chẩn đoán suy tuyến thượng thận, phát hiện bất thường liên quan đến hoạt động vỏ thượng thận.
- Chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, CT Scan, và MRI dùng để phát hiện tổn thương bất thường và nguyên nhân.
- Sinh thiết là phương pháp lấy mẫu mô nhỏ, mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán chính xác bệnh lý tuyến thượng thận, kể cả ung thư.
- Nghiệm pháp Synachen kích thích tuyến thượng thận, kiểm tra khả năng sản xuất hormone và hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên.
Xem thêm: Xét nghiệm hormon tuyến thượng thận
Chăm sóc sức khỏe tuyến thượng thận thế nào?
Đối với người không mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên ăn súp lơ, rau ngót, ớt ngọt, cà chua, khoai tây, rau bina, cải xoăn, đậu bắp, và cải bó xôi. Trái cây nên ăn cam, đào, xoài, táo, kiwi, chuối, và đu đủ.
- Tập luyện thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền, và hít thở sâu để cân bằng hormone, giảm căng thẳng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường.
Đối với người mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận, cần uống thuốc và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả và thay đổi thuốc (nếu cần).
Địa chỉ thực hiện xét nghiệm liên quan đến tuyến thượng thận
Nếu có ý định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý tuyến thượng thận, mọi người nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao. Điều này giúp tăng độ chính xác trong kết quả.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trung tâm y khoa Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1034
Xem thêm: Xét nghiệm tuyến thượng thận
Kết luận
Tuyến thượng thận là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone đáp ứng nhu cầu cơ thể. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe, mọi người có thể chủ động thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý liên quan đến chức năng của tuyến thượng thận.
Xem thêm: Tăng tuyến thượng thận