Bệnh suy thận mạn là gì?
Suy thận mạn là giai đoạn cuối của các bệnh lý thận – tiết niệu mãn tính. Đây là khi chức năng thận giảm dần và cuối cùng mất hoàn toàn, không thể phục hồi. Ở giai đoạn nặng, thận không còn khả năng đào thải chất thải và chất lỏng, dẫn đến tình trạng tích tụ trong cơ thể.
Khi mắc suy thận mạn, bệnh nhân bắt buộc phải can thiệp y tế. Các biện pháp y tế thay thế thận trong giai đoạn này gồm lọc máu, chạy thận, và ghép thận. Đây là những biện pháp có chi phí cao, lộ trình kéo dài, và ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần.
Nguyên nhân gây ra bệnh thận mạn gồm:
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý tiểu đường và huyết áp cao.
- Người mắc các bệnh lý ở cầu thận: Viêm cầu thận cấp, mạn tính, hội chứng thận hư, và viêm thận kẽ.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý thận bẩm sinh và di truyền: Thận đa nang, loạn sản thận, hội chứng Alport…
- Người có bệnh ống kẽ thận mạn do nhiễm khuẩn hoặc các lý do khác.
- Người mắc bệnh tự miễn: Xơ cứng bì, Lupus ban đỏ hệ thống.
- Người bị nhiễm trùng thận tái phát, nhiễm độc kéo dài.
- Lạm dụng các loại thuốc điều trị rối loạn bệnh lý dẫn đến tổn thương thận.
- Tắc động mạch thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, và suy tim sung huyết dẫn đến tổn thương thận.
- Tắc nghẽn nước tiểu dẫn đến giảm lượng máu cung cấp cho thận.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính gồm:
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến thận: Bệnh lý cầu thận, sỏi thận, nhiễm khuẩn…
- Bệnh nhân tiểu đường, Lupus ban đỏ hệ thống, và cao huyết áp.
- Người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh, NSAID gây suy giảm chức năng thận.
- Người sinh hoạt không lành mạnh: Hút thuốc, dùng chất kích thích.
- Người có bệnh nền tim mạch, cholesterol cao.
- Người béo phì.
- Người trên 65 tuổi.
Xem thêm: Dấu hiệu suy thận
Triệu chứng suy thận mạn
Triệu chứng suy thận mạn giai đoạn 1
Các dấu hiệu suy thận mạn trong giai đoạn 1 không quá rõ ràng, do thận vẫn thực hiện chức năng bình thường. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như:
- Suy nhược cơ thể.
- Đau lưng, hai bên hông.
- Thở khó.
- Thay đổi bất thường ở nước tiểu: Có màu sậm, máu, bọt, và mùi bất thường.
- Bị hôi miệng.
- Phù ở vùng mắt cá, tay, và mí mắt.
- Ngưng thở khi ngủ.
Xem thêm: Dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu

Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Dấu hiệu của bệnh suy thận mãn tính giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2, các triệu chứng của bệnh vẫn không quá rõ ràng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, người bệnh có thể phát hiện các biểu hiện như:
- Tiểu tiện bất thường. Tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm.
- Thay đổi bất thường ở nước tiểu: Màu đậm hơn, có máu và bọt trắng.
- Phù ở vùng chân, tay, và mí mắt gây nặng mặt.
- Sụt cân, ăn không ngon miệng.
- Đau âm ỉ vùng lưng, hai bên hông.
- Khó ngủ.
- Đau ngực.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận độ 2

Biểu hiện bệnh thận mãn tính giai đoạn 3
Đây là giai đoạn chức năng thận đã bị suy giảm. Thế nhưng, ở bệnh thận mãn tính giai đoạn 3, bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu rõ ràng. Dựa trên chỉ số eGFR mà giai đoạn 3 được chia thành 2 giai đoạn phụ, gồm:
- Suy thận độ 3A: Chỉ số eGFR từ 45 – 59 mL/ phút, thận mất dần các chức năng sinh lý.
- Suy thận độ 3B: Chỉ số eGFR từ 30 – 44 mL/ phút, thận bắt đầu tổn thương nặng.
Các dấu hiệu thường xuất hiện ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn 3 bao gồm:
- Mệt mỏi, suy nhược, và thiếu năng lượng.
- Tăng số lần đi tiểu vào ban đêm, lượng nước tiểu ít.
- Nước tiểu có màu sẫm hơn, máu, bọt, và mùi lạ.
- Phù nề.
- Đau nhẹ vùng lưng và hai bên hông.
- Rối loạn tiêu hóa. Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Buồn nôn, tiêu chảy.
- Chuột rút, yếu cơ.
- Huyết áp cao.
- Khó thở.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận độ 3

Biểu hiện bệnh thận mãn tính giai đoạn 4
Chỉ số eGFR trong trường hợp bệnh thận mãn tính giai đoạn 4 từ 15 – 39 mL/ phút. Tương đương thận mất từ 85 – 90% chức năng sinh lý bình thường. Đây là giai đoạn bắt buộc người bệnh phải chạy thận, ghép thận. Những dấu hiệu của bệnh suy thận mãn tính trong giai đoạn 4 bao gồm:
- Phù.
- Tiểu ít, tiểu đêm.
- Huyết áp cao.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Da khô, xanh xao.
- Chán ăn, buồn nôn.
- Đau đầu liên tục.
- Ngứa râm ran.
- Yếu cơ, đau nhức xương khớp.
- Sạm da.
Xem thêm: Dấu hiệu suy thận ở nữ

Triệu chứng suy thận mạn giai đoạn 5
Đây là giai đoạn nặng nhất của suy thận mạn. Biểu hiện bệnh giai đoạn này rất rõ ràng:
- Đau đầu, mệt mỏi kéo dài.
- Sưng phù vùng cánh tay, bàn tay, và chân.
- Có protein, máu, bọt, và màu sậm trong nước tiểu.
- Tiểu ít. Số lần tiểu đêm tăng.
- Yếu cơ. Đau nhức cơ bắp.
- Rối loạn tiêu hóa. Nôn và buồn nôn. Tiêu chảy.
- Không có cảm giác đói. Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Khó thở. Rối loạn nhịp tim.
- Da và niêm mạc nhợt nhạt.
- Hệ miễn dịch suy yếu.
Xem thêm: Dấu hiệu suy thận ở nam

Suy thận mạn có biến chứng không?
Một số biến chứng suy thận mạn nguy hiểm là:
- Về tim mạch: Suy mạch vành, bệnh lý van tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, phì đại thất trái, và suy tim trái. Hội chứng ure máu cao trong suy thận mạn có thể dẫn đến viêm màng ngoài tim và tràn dịch màng ngoài tim.
- Về phổi: Phù phổi, tràn dịch màng phổi, và viêm phổi. Do khả năng giữ muối, nước, huyết áp, và tình trạng lọc máu không ổn định.
- Rối loạn nước, điện giải, và cân bằng kiềm toan do natri máu hạ, natri niệu tăng. Có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp y tế kịp thời.
- Thiếu máu do giảm tổng hợp Erythropoietin, hồng cầu giảm, và mất máu. Rối loạn lipid máu do tăng Triglycerid dẫn đến xơ vữa động mạch, thiếu máu não, và nhồi máu cơ tim.
- Biến chứng thần kinh: Rối loạn thần kinh trung ương, bệnh não, và viêm đa thần kinh do tăng urê máu trong suy thận mạn.
- Về tiêu hóa: Không thể dung nạp thức ăn có hàm lượng protein cao.
- Rối loạn nước, điện giải, cân bằng kiềm toan: Do hạ natri máu, natri niệu tăng, và tăng kali máu. Có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp điều trị kịp thời.
- Thiếu máu: Do giảm tổng hợp Erythropoietin, hồng cầu giảm, và mất máu.
- Rối loạn nội tiết: Ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng ở nam giới; vô kinh, rong kinh ở nữ giới.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận cấp

Phương pháp chẩn đoán suy thận mạn
- Xét nghiệm máu đo nồng độ creatinin và ure máu.
- Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin.
- Ước tính mức độ lọc cầu thận.
- Sinh thiết thận để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương.
- Siêu âm thận để kiểm tra vị trí, kích thước ở thận, và phát hiện tổn thương bất thường.
- Chụp CT thận để phát hiện tổn thương, có vật lạ như sỏi, khối u, và áp xe.
Kết quả chẩn đoán bệnh thận mạn có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng tổn thương và nguyên nhân gây bệnh. Để đảm bảo tính chính xác trong kết quả, mọi người nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ chuyên môn cao.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, và có giá trị cao trong việc điều trị.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm thận chỉ thực hiện tại trụ sở Diag (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, P.12, Q.10, TP.HCM).
Khi có những triệu chứng suy thận mạn, khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Dấu hiệu suy thận ở trẻ em
Kết luận
Các triệu chứng suy thận mạn có thể diễn tiến nặng hơn nếu không điều trị kịp thời. Ngoài thăm khám, việc kết hợp duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát bệnh. Nếu xuất hiện bất kỳ bất thường, mọi người nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm đánh giá chính xác.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận nhẹ