Bệnh thận yếu là gì?
Thận yếu là từ phổ biến được nhiều người dùng để chỉ tình trạng thận bị suy giảm chức năng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Trong lĩnh vực y khoa, tình trạng này được diễn đạt với thuật ngữ “suy giảm chức năng thận”.
Thận đóng vai trò là bộ lọc của cơ thể, đảm nhận việc lọc máu, và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. Thận còn góp phần tạo ra và điều hòa các hormone quan trọng trong cơ thể giúp kiểm soát huyết áp, sản xuất hồng cầu, và hấp thu canxi từ ruột. Thận bị suy giảm chức năng tác động xấu đến hệ bài tiết, các chất độc hại đọng lại trong máu sẽ tạo ra hàng loạt biểu hiện thất thường.
Xem thêm: Cách trị thận yếu
Gan và thận đều là hai bộ phận quan trọng, đóng vai trò là bộ lọc trong cơ thể, giúp đào thải các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số triệu chứng nổi bật của suy thận gồm:
- Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, và thiếu năng lượng: Suy giảm chức năng của thận nghiêm trọng có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố trong máu, gây ra cảm giác suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, và khó tập trung.
- Khó ngủ: Khi chức năng của thận giảm, khả năng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể cũng bị ảnh hưởng, điều này có thể gây ra khó ngủ. Ngoài ra, ở người béo phì và mắc bệnh thận mạn tính có thể gặp tình trạng ngưng thở khi ngủ.
- Tiểu đêm nhiều lần: Một trong những triệu chứng rõ rệt của suy giảm chức năng của thận. Thận không khỏe khiến cho bạn luôn có cảm giác buồn tiểu, bàng quang luôn có cảm giác đầy nước, nhất là vào ban đêm. Khi tiểu có cảm giác đau rát. Nhiều người có thể đi đến 5 – 7 lần/đêm.
- Táo bón: Thận không khỏe sẽ tác động đến quá trình đào thải chất độc hại, cặn lắng, và dẫn đến tình trạng này ở người bệnh.
- Chán ăn: Chức năng của thận suy giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể khiến người bệnh giảm cảm giác thèm ăn.
- Thận không khỏe có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, chẳng hạn như nồng độ canxi thấp và mức phốt pho không kiểm soát tốt, dẫn đến chuột rút.
- Đau lưng: Đau lưng cũng là một trong những biểu hiện của thận không khỏe. Người bệnh có thể cảm nhận các cơn đau khi cúi hoặc đứng thẳng. Ngoài đau lưng, người bệnh có thể cảm thấy đau ở cả vùng chân hoặc bàn chân.
- Phù nề bàn chân, mắt cá chân: Sự suy giảm chức năng của thận có thể dẫn đến việc giữ lại natri, gây sưng ở các chi dưới. Tình trạng sưng này cũng có thể chỉ ra các vấn đề khác như bệnh tim hoặc bệnh gan.
- Người bệnh có thể gặp phải tình trạng da khô và ngứa do sự mất cân bằng khoáng chất khi thận không khỏe.
Thận yếu giai đoạn đầu thường không có triệu chứng quá rõ rệt. Để biết chính xác mình có đang bị suy giảm chức năng của thận hay không, bạn nên thực hiện các xét nghiệm thận.
Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chức năng của thận tại bệnh viện hoặc trung tâm uy tín như trung tâm y khoa Diag. Diag cung cấp dịch vụ xét nghiệm chức năng của thận với các gói từ cơ bản đến nâng cao giúp bạn xác định tình trạng của thận.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Dấu hiệu thận yếu
Nguyên nhân thận yếu
Thận không khỏe có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Cùng Diag điểm qua những nguyên nhân làm thận bị suy yếu phổ biến:
- Ăn quá mặn: Thực phẩm quá mặn khi đi vào cơ thể khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn. Hoạt động với áp lực cao trong thời gian dài khiến cho thận ngày càng suy giảm chức năng.
- Không uống đủ nước: Hơn 70% cơ thể là nước. Thận thiếu nước sẽ gặp khó khăn khi thực hiện công tác lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Các độc tố tích tụ lâu dần khiến cho thận hoạt động kém.
- Uống nhiều nước ngọt: Các loại nước giải khát có chứa đường dẫn đến tăng acid uric trong cơ thể và thận phải hoạt động nhiều hơn để xử lý.
- Thường xuyên thức khuya: Khi rối loạn giấc ngủ sẽ tiêu hao một lượng máu lớn kéo theo tình trạng không đủ máu đến thận tinh khiến hoạt động của bộ phận này suy giảm. Thức khuya cũng có thể khiến huyết áp tăng.
- Nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu đồng nghĩa bạn đang giữ lại các chất thải lại trong cơ thể, tạo áp lực cho thận dẫn đến thận suy yếu, đau thận.
- Sử dụng nhiều thuốc tây: Thuốc đi vào cơ thể sẽ thực hiện các chuyển hóa ở gan và thận sẽ thực hiện chức năng bài tiết. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến hai bộ phận này bị quá tải. Một số loại thuốc như thuốc kháng viêm NSAIDs, penicillamine (loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp), hoặc thuốc ức chế miễn dịch có thể ảnh hưởng đến thận.
Xem thêm: Thận yếu ăn gì?
Thận yếu có nguy hiểm không?
Thận đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Khi chức năng của thận suy giảm, người bệnh có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như:
- Bệnh gút (gout): Tình trạng viêm khớp gây sưng đau, thường xuất hiện ở các khớp ngón chân. Gút xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, do thận suy giảm chức năng và không lọc đủ axit uric.
- Bệnh tim: Khi thận suy yếu, tim phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp máu cho thận, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao.
- Tăng kali máu: Do thận không loại bỏ hết kali dư thừa dẫn đến tích tụ kali trong máu, gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim mạch.
- Toan chuyển hóa: Tình trạng tích tụ axit trong cơ thể xảy ra khi thận không còn khả năng duy trì cân bằng axit, gây ra rối loạn điện giải và chuyển hóa.
Thận yếu có bị yếu sinh lý không?
Hiện chưa có cơ sở khoa học để khẳng định thận suy yếu ảnh hưởng đến sinh lý, hormone sinh dục, hay rối loạn cương dương. Một số trường hợp người bị suy giảm chức năng thận thường cảm thấy không khỏe và có thể ảnh hưởng đến sự quan tâm dành cho tình dục.
Thận yếu có ảnh hưởng đến tinh trùng không?
Bệnh thận yếu có ảnh hưởng tinh trùng hay không vẫn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. Chất lượng tinh trùng thường bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, mệt mỏi; chế độ dinh dưỡng mất cân đối; chấn thương ở niệu đạo, dị tật ở cơ quan sinh dục; tiếp xúc với các hóa chất độc hại;…Nếu gặp vấn đề về chất lượng tinh trùng, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Cách chữa thận yếu ở nam giới
Thận yếu có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Mối quan hệ giữa thận suy yếu và khả năng sinh sản vẫn chưa có cơ sở khoa học rõ ràng. Khả năng sinh sản ở nam và nữ có thể chịu tác động của các yếu tố như tuổi tác, lối sống, và môi trường (luyện tập quá mức, sử dụng thuốc tăng cơ, hút thuốc, uống rượu quá mức, sử dụng ma túy…), bệnh lý nền (cao huyết áp, tiểu đường…), các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị),…
Xem thêm: Thận yếu kiêng ăn gì?
Quay tay nhiều có ảnh hưởng đến thận không?
Ở nam giới, “quay tay” được hiểu là hành động tác động lên bộ phận sinh dục, kích thích sự ham muốn. Hiện nay, chưa có cơ sở khoa học về việc “quay tay” nhiều ảnh hưởng đến thận. Nếu có biểu hiện thận không khỏe, bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y khoa để xét nghiệm và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Lời kết
Bệnh thận yếu là tình trạng suy giảm chức năng thận gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh lý ở nam và nữ. Bạn nên thường xuyên theo dõi sức khỏe, thực hiện các xét nghiệm định kỳ để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Xem thêm: