Thận yếu là một trong những bệnh liên quan đến sự suy giảm chức năng của thận, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy thận yếu nên làm gì để cải thiện sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết của Diag.

Thận yếu là gì?

Thận yếu hay suy giảm chức năng ở thận, chỉ tình trạng thận không thể thực hiện các chức năng như lọc máu và loại bỏ các chất cặn bã, độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Khả năng cân bằng điện giải, sản xuất hormone, và điều chỉnh huyết áp cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể tiến triển dần theo thời gian, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bệnh thận mạn tính

Khi chức năng suy giảm, khả năng lọc chất thải, dịch dư thừa và điện giải từ máu của thận bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển của bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease – CKD). Bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu, khiến người bệnh khó nhận biết cho đến khi bệnh đã tiến triển.

Nếu không được điều trị hoặc kiểm soát kịp thời, CKD có thể tiến triển đến giai đoạn cuối, dẫn đến suy thận nặng, đòi hỏi lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống. Việc điều trị tập trung vào kiểm soát các nguyên nhân chính gây tổn thương, đặc biệt là đái tháo đường hoặc cao huyết áp, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy thận.

Sỏi thận

Sỏi thận là các khối cứng được hình thành từ các khoáng chất và muối trong thận. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi như chế độ ăn uống không hợp lý (uống ít nước, tiêu thụ quá nhiều fructose…), thừa cân, một số bệnh lý, một số loại thực phẩm bổ sung và thuốc….

Khi thận không khỏe, khả năng lọc và loại bỏ các chất thải và khoáng chất dư thừa khỏi cơ thể sẽ bị giảm sút. Điều này tạo điều kiện cho sự tích tụ và hình thành sỏi thận.

thận yếu nên làm gì
Chức năng của thận suy giảm tạo điều kiện hình thành sỏi thận.

Viêm cầu thận

Viêm cầu thận là tình trạng viêm ở cầu thận. Bộ phận này có nhiệm vụ lọc chất thải và nước dư thừa từ máu khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Khi bị viêm, chức năng lọc của thận sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc không thể loại bỏ chất thải và nước dư thừa một cách hiệu quả.

Tình trạng viêm có thể xuất hiện một cách đột ngột (cấp tính) hoặc dần dần theo thời gian (mãn tính). Tình trạng này có thể xảy ra do các bệnh khác như lupus hoặc tiểu đường. Nếu viêm kéo dài, bệnh có thể dẫn đến suy thận, thậm chí tử vong.

Bệnh thận đa nang

Bệnh thận đa nang (Polycystic Kidney Disease – PKD) là tình trạng nhiều nang (những túi chứa dịch) phát triển trong thận, khiến bộ phận này dần to ra, bị tổn thương, và mất chức năng theo thời gian. Các nang phát triển lớn gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy thận và tăng huyết áp. Nang này cũng có thể hình thành ở các cơ quan khác như gan và tuyến tụy.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary Tract Infection – UTI) là một loại nhiễm trùng có thể xảy ra ở hệ thống tiết niệu, bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo. Thông thường, nhiễm khuẩn xảy ra ở phần dưới của đường tiết niệu, chủ yếu là bàng quang và niệu đạo.

Khi nhiễm khuẩn chỉ giới hạn ở bàng quang, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khó chịu như đau và tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, nếu nhiễm khuẩn lan đến thận, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Phụ nữ có nguy cơ mắc UTI cao hơn nam giới do cấu trúc đường tiểu ngắn, tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập.

Xem thêm: Cách trị thận yếu

Làm sao để biết thận khỏe hay yếu?

Một số thay đổi trong cơ thể có thể là dấu hiệu cho thấy thận yếu, chẳng hạn:

  • Cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi do sự tích tụ độc tố.
  • Xuất hiện tình trạng mất ngủ, có thể liên quan đến ngưng thở khi ngủ và bệnh thận.
  • Ngứa da do sự tích tụ độc tố trong cơ thể.
  • Sưng tấy ở mặt, bàn chân, hoặc mắt cá chân do giữ nước.
  • Chuột rút cơ bắp do mất cân bằng điện giải.
  • Khó thở do thiếu máu hoặc tích tụ dịch.
  • Chóng mặt, choáng váng do thiếu máu và tình trạng tích tụ dịch.
  • Chán ăn kèm theo buồn nôn hoặc nôn.
  • Hơi thở hôi do tích tụ độc tố trong máu.
  • Nước tiểu bất thường, có bọt, sẫm màu, hoặc có máu.

Các dấu hiệu này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề về thận. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của mình, bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm.

Hiện nay, bạn dễ dàng thực hiện các xét nghiệm chức năng ở thận tại bệnh viện hoặc các phòng xét nghiệm uy tín. Trong đó, trung tâm y khoa Diag là lựa chọn hàng đầu với công nghệ xét nghiệm tiên tiến, chuẩn xác. Bạn có thể thực hiện gói xét nghiệm để nắm bắt các chỉ số quan trọng ở thận và nhận diện các biến đổi thất thường nếu có.

Xem thêm: Cách kiểm tra thận yếu

Thận yếu nên đi khám ngay và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ
Thận yếu nên đi khám ngay và thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ.

Thận yếu nên làm gì?

Tùy vào tình trạng bệnh và thể chất của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị phù hợp.

Uống đủ nước

Khoảng 70% trọng lượng cơ thể là nước. Nước giúp duy trì hoạt động của các cơ quan diễn ra bình thường, nhất là hệ bài tiết. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, không quá thiếu cũng không quá thừa để tránh tạo áp lực cho thận.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận. Quản trị chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện đáng kể hoạt động của thận.

Bạn nên giảm muối và protein động vật. Thay vào đó, hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như rau xanh, trái cây ít natri, kali (táo, lê, dâu tây…), các loại ngũ cốc nguyên hạt, và cá béo giàu omega-3 vào khẩu phần. Chế độ ăn lành mạnh này giúp huyết áp và đường huyết ổn định, cũng như giảm nguy cơ biến chứng.

Tập thể dục và nghỉ ngơi phù hợp

Tập thể dục, vận động thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho thận. Việc tập luyện giúp cải thiện tuần hoàn máu, ổn định huyết áp và đường huyết, những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ thận và ngăn ngừa biến chứng suy thận.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, và tránh lo âu, stress là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe. Trạng thái tinh thần thoải mái, giàu năng lượng cũng kích thích hoạt động trao đổi chất, bài tiết tốt hơn, và tránh các rối loạn ở thận.

Kiểm soát đường huyết và huyết áp

Việc kiểm soát huyết áp và đường huyết rất quan trọng. Đường huyết cao, nhất là ở người bệnh đái tháo đường có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ trong thận, khiến tình trạng suy giảm chức năng ở thận trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, huyết áp cao làm tăng áp lực lên thận, gây tổn thương và làm bệnh tiến triển nhanh. Tránh huyết áp cao sẽ giúp bảo vệ chức năng và ngăn ngừa biến chuyển thành suy thận.

Hạn chế sử dụng rượu bia và bỏ thuốc lá

Hạn chế hoặc tránh sử dụng thuốc lá, rượu, bia, và các chất kích thích là câu trả lời cho vấn đề thận yếu nên làm gì. Thuốc lá, rượu, và bia có chứa các chất gây ức chế miễn dịch, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm liên quan đến gan, thận, phổi… Do đó, khi suy giảm chức năng ở thận, bạn cần hạn chế rượu bia và thuốc lá.

Thận không khỏe cần hạn chế sử dụng rượu bia và bỏ thuốc lá.

Sử dụng thuốc

Tùy vào diễn biến của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những loại thuốc phù hợp hỗ trợ hoạt động của thận, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn không nên tự mua thuốc điều trị khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thăm khám định kỳ

Một thói quen rất quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua là việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc xét nghiệm và thăm khám sức khỏe giúp bạn nắm bắt tiến triển bệnh và điều trị kịp thời, nếu bệnh có biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Thận yếu kiêng ăn gì?

Người bệnh thận yếu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm
Người bệnh thận yếu nên thăm khám sức khỏe định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Thận yếu có nên quan hệ không?

Khi bệnh thận yếu bạn vẫn có thể quan hệ bình thường, nhưng cần chú ý về số lần quan hệ và không nên quan hệ quá sức. Trên thực tế, thói quen sinh hoạt tình dục thiếu lành mạnh như quan hệ thường xuyên với tần suất cao, “quay tay” nhiều ở nam giới, quan hệ bừa bãi… cũng là nguyên nhân dẫn đến thận yếu.

Người bệnh thận yếu có thể quan hệ bình thường nhưng cần chú ý đến tần suất và tránh quan hệ quá sức
Thận yếu có thể quan hệ bình thường nhưng cần chú ý đến tần suất và tránh quan hệ quá sức.

Ngoài ra, bạn không nên quan hệ với nhiều người bạn tình, khi quan hệ phải sử dụng các biện pháp an toàn để tránh nhiễm các loại bệnh lây truyền qua đường tình dục. Các căn bệnh này cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến chức năng ở thận suy giảm và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Xem thêm: Cách kiểm tra thận yếu

Lời kết

Thận yếu có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho thận. Nếu bạn không rõ thận yếu nên làm gì, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ phác đồ điều trị để cải thiện tình trạng bệnh.

 

Xem thêm: