Suy tuyến thượng thận là bệnh rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, suy thượng thận có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu suy thượng thận là gì, có biến chứng không? Cùng Diag tìm hiêu qua bài viết bên dưới.

Suy tuyến thượng thận là gì?

Tuyến thượng thận là cơ quan nhỏ nằm ở trên đầu hai quả thận, gồm phần vỏ và tủy. Đây là cơ quan đảm nhận vai trò sản xuất các loại hormone cần thiết cho quá trình trao đổi chất, hệ miễn dịch và huyết áp. Đồng thời giảm căng thẳng, phát triển đặc điểm sinh dục.

  • Vỏ thượng thận: Tiết hormone Aldosterone (điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải). Hormone Cortisol) điều chỉnh chuyển hóa, phản ứng với căng thẳng và giảm viêm). Androgen yếu và hormone DHEA (chuyển hòa thành Testosterone ở nam giới, Estrogen ở nữ giới).
  • Tủy thượng thận: Tiết hormone Adrenaline (Epinephrine) để tăng nhịp tim, huyết áp, lưu lượng máu đến cơ bắp và não bộ. Hormone Noradrenaline (Norepinephrine) đóng vai trò co mạch máu, tăng hoặc duy trì huyết áp, hỗ trợ phản ứng nhanh khi bị stress.

Suy tuyến thượng thận xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hormone Aldosterone (Mineralocorticoid) và Cortisol phù hợp với nhu cầu. Ở người bệnh, chức năng sinh lý thận suy giảm nghiêm trọng. Dẫn đến các biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Dựa trên vị trí bị tổn thương mà bệnh chia thành ba dạng:

  • Suy tuyến thượng thận nguyên phát: Là bệnh Addison, do tuyến thượng thận bị tổn thương, không thể sản xuất hormone.
  • Suy tuyến thượng thận thứ phát: Do suy tuyến yên. Thận không thể sản xuất hormone ACTH – hormone chi phối hoạt động của thượng thận, dẫn đến thiếu hụt Cortisol.
  • Suy tuyến thượng thận thứ phát do suy vùng dưới đồi: Không tiết CRH – hormone kích thích tuyến yên sản xuất ACTH, dẫn đến thiếu hụt Cortisol cung cấp cho cơ thể.

Xem thêm: Suy thượng thận thứ phát

Suy tuyến thượng thận là tình trạng không sản xuất đủ lượng hormone aldosterone và cortisol.
Suy tuyến thượng thận là tình trạng không sản xuất đủ lượng hormone aldosterone và cortisol.

Phân biệt hội chứng cushing và suy thượng thận

Hội chứng Cushing là bệnh lý xuất hiện khi nồng độ Cortisol trong máu tăng. Vì thận sản xuất và giải phóng lượng Cortisol cao hơn so với nhu cầu cơ thể.

Khi mắc bệnh suy thượng thận, nồng độ Cortisol trong máu giảm. Do tuyến thượng thận đã tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường.

Nguyên nhân suy tuyến thượng thận

Các nguyên nhân gây bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát (bệnh Addison) bao gồm:

  • Do các bệnh tự miễn, khiến tế bào hệ miễn dịch tấn công tế bào tuyến thượng thận gây ra tổn thương.
  • Do cắt bỏ tuyến thượng thận trong quá trình điều trị bệnh Cushing hoặc sử dụng thuốc Mitotane trong thời gian dài.
  • Do sử dụng thuốc ức chế tổng hợp Cortisol kéo dài: Aminoglutethimide, Etomidate, Ketoconazole…
  • Do di truyền: Do có các gen DR3-DQ2, DR4-DQ8.
  • Do lao thượng thận khiến vi khuẩn lao tấn công tuyến thượng thận.

Các nguyên nhân gây bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát do suy tuyến yên bao gồm:

  • Chấn thương sọ não, xuất huyết não tại tuyến yên.
  • Có khối u tuyến yên.
  • Có tiền sử cắt tuyến yên điều trị các bệnh lý khác.
  • Do các bệnh lý di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến thượng thận thứ phát do suy vùng dưới đồi bao gồm:

  • Ngưng đột ngột các loại thuốc Corticoid liều cao.
  • Có tiền sử cắt bỏ khối u tuyến yên, tuyến thượng thận.

Xem thêm: U tuyến thượng thận

Rối loạn di truyền là một trong những nguyên nhân suy tuyến thượng thận
Rối loạn di truyền, có khối u tuyến yên… là một số nguyên nhân suy tuyến thượng thận.

Triệu chứng suy tuyến thượng thận

Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mệt mỏi kéo dài, không rõ nguyên nhân. Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, cáu kỉnh, thậm chí trầm cảm.
  • Đau cơ, bắp, chuột rút.
  • Sạm da và niêm mạc, vùng da tiếp xúc với ánh nắng, vùng nếp gấp. Xuất hiện nếp nhăn trên da
  • Rối loạn tiêu hóa. Đầy hơi, buồn nôn, và nôn ra thức ăn và dịch dạ dày.
  • Chán ăn. Ăn không ngon miệng, sụt cân nghiêm trọng.
  • Đau bụng không rõ vị trí.
  • Hạ huyết áp.
  • Không hứng thú với tình dục.
  • Thường bị hạ đường máu đối với trẻ em bị bệnh.

Xem thêm: Suy tuyến thượng thận ở trẻ em

Biến chứng suy tuyến thượng thận

Suy thượng thận là căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không can thiệp y tế kịp thời. Những biến chứng của bệnh suy tuyến thượng thận mà người bệnh thường gặp bao gồm:

  • Cơn suy tuyến thượng thận cấp là biến chứng nặng nhất. Người bệnh tuột huyết áp nhanh chóng, mạch nhỏ, nhanh, cũng như đáp ứng bù dịch và thuốc vận mạch kém. Nặng hơn có thể trụy tim, tử vong.
  • Huyết áp thấp khiến người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn. Nặng hơn có thể thành kẹt hoặc tuột huyết áp, mạch yếu, khó bắt, thậm chí trụy tuần hoàn.
  • Tình trạng kiệt sức kéo dài có thể gây lừ đừ, vô cảm, và chậm chạp. Nặng hơn có thể mất khả năng thực hiện sinh hoạt thường ngày.
  • Rối loạn tâm thần khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, bồn chồn, lú lẫn, và khả năng tập trung kém. Buồn ngủ, lơ mơ, tăng động, và vật vã.
  • Giảm cân nghiêm trọng, mất nước do thiếu hụt cortisol, không đáp ứng đủ với nhu cầu cơ thể.
  • Rối loạn tiêu hóa khiến đau bụng râm ran, biếng ăn, đầy bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, và khó tiêu.
  • Tăng sắc tố da khiến vùng da sạm, không đều màu. Chủ yếu xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, đầu gối khớp khủy, vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Suy giảm chức năng sinh dục khiến rối loạn kinh nguyệt, kinh thưa, vô kinh, lãnh cảm, và chậm thụ thai ở nữ. Nam giới rối loạn cương dương, giảm ham muốn, lông thưa, và teo tinh hoàn.
  • Đau nhức xương khớp do ngưng đột ngột các loại thuốc có Corticoid.

Xem thêm: Tăng tuyến thượng thận

Cơn suy tuyến thượng thận cấp là biến chứng nặng nhất
Cơn suy tuyến thượng thận cấp là biến chứng nặng nhất của bệnh, có thể gây trụy tim, tử vong.

Một số câu hỏi về suy tuyến thượng thận

1. Suy tuyến thượng thận có nguy hiểm không?

Suy thượng thận là bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt nếu không điều trị kịp thời. Trong trường hợp cấp tính, người bệnh có thể bị sốc, hôn mê. Thậm chí tử vong do mất nước, hạ huyết áp, rối loạn điện giải.

Ở người bệnh suy thượng thận mạn tính, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Huyết áp thấp, hạ đường huyết khiến hệ miễn dịch cũng suy yếu, dễ nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh khác.

2. Bệnh nhân suy tuyến thượng thận sống được bao lâu?

‘Suy tuyến thượng thận có thể sống được bao lâu’ là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu kiểm soát ổn định, người bệnh có thể sống bình thường. Kiểm tra và tái khám định kỳ là điều kiện tiên quyết cho việc bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng sức khỏe hay không.

3. Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Suy tuyến thượng thận chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ tập trung điều trị theo các hướng:

  • Bổ sung hormone Cortisol, Aldosterone để cân bằng điện giải (Natri, Kali). Chủ yếu điều trị bằng thuốc Hydrocortisone, Prednisone, Dexamethason, Fludrocorrtisone. Đây là cách để duy trì các chức năng quan trọng trong cơ thể, cân bằng natri, kali, ổn định huyết áp.
  • Xử lý cơn suy thượng thận cấp bằng cách truyền dịch, tiêm Hydrocortisone để bù nước, duy trì huyết áp ổn định. Theo dõi tình trạng, chăm sóc và điều chỉnh thuốc phù hợp với thể trạng.
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh (bệnh tự miễn, u tuyến yên).

4. Suy tuyến thượng thận nên ăn gì? 

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận nên ăn các thực phẩm:

  • Giàu vitamin C như cam, xoài, đào, đu đủ, kiwi, táo. Các loại rau củ quả như bông cải xanh, ớt ngọt, cà chua, rau lá xanh đậm…
  • Giàu vitamin B như thịt bò nạc, các loại cá béo, gà tây, gan, yến mạch, đậu…
  • Giàu vitamin D và calci như rau bina, cải xoăn, rau mầm, đậu nành, nhum, sữa và chế phẩm từ sữa…
  • Giàu protein và chất béo lành mạnh như trứng, hạt, đậu, dầu olive, dầu dừa, dầu cọ…
  • Giàu Ly-tyroisine như thịt heo, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, lúa mì…

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận có nên ăn chuối không? Đây là trái cây giàu vitamin B, rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân có thể bổ sung thêm chuối vào khẩu phần ăn thường ngày để phòng ngừa suy tuyến thượng thận.

Xem thêm: Suy thượng thận mạn

Phương pháp chẩn đoán bệnh lý tuyến thượng thận

  • Đo nồng độ cortisol trong máu hoặc nước bọt.
  • Xét nghiệm kích thích ACTH.
  • Kiểm tra khả năng giải phóng hormone Corticotropin để xác định dạng bệnh suy tuyến thượng thận.
  • Chẩn đoán hình ảnh thông qua siêu âm, CT Scan, hoặc MRI để phát hiện bất thường ở thận và tuyến thượng thận. Kết quả có thể khẳng định nguyên nhân tổn thương.
Đo nồng độ Cortisol trong máu hoặc nước tiểu là cách xét nghiệm suy tuyến thượng thận
Đo nồng độ cortisol trong máu hoặc nước tiểu là cách xét nghiệm suy tuyến thượng thận.

Địa chỉ thực hiện xét nghiệm uy tín

Suy tuyến thượng thận là bệnh lý nguy hiểm, có khả năng biến chứng nếu không can thiệp y tế kịp thời. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe, bệnh nhân nên chủ động thực hiện xét nghiệm chỉ số định kỳ. Đây là cơ sở để kiểm tra khả năng thích ứng của cơ thể với thuốc, đồng thời chủ động phát hiện bất thường.

Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Lưu ý:  Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).

Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:

Xem thêm: Xét nghiệm hormon tuyến thượng thận

Kết

Trong bài viết này, Diag đã cung cấp thông tin liên quan đến ‘suy thượng thận là gì’ và các triệu chứng thường gặp. Để chủ động bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể thực hiện xét nghiệm chỉ số thận nếu nghi ngờ mắc suy tuyến thượng thận.

 

Xem thêm: Xét nghiệm tuyến thượng thận