Suy tuyến thượng thận ở trẻ em là tình trạng thiếu hụt hormone cortisol. Nguyên nhân là do tuyến thượng thận bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý. Bệnh gây biến chứng ở người lớn. Thế nên, việc suy tuyến thượng thận ở trẻ em có biến chứng nguy hiểm không là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu với Diag qua bài viết bên dưới.
Suy tuyến thượng thận ở trẻ em là gì?
Suy tuyến thượng thận ở trẻ em là bệnh xảy ra khi cơ quan này bị rối loạn chức năng. Bệnh được chia thành hai thể, bao gồm suy thượng thận nguyên phát và thứ phát. Khi mắc suy tuyến thượng thận, cơ thể sẽ thiếu hụt các loại hormone, đặc biệt là steroid, cortisol, và aldosterone.
Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận ở trẻ em
Đối với suy thượng thận nguyên phát
- Lao tuyến thượng thận.
- Sử dụng thuốc có corticoid liều cao trong thời gian dài.
- Các bệnh lý tự miễn do hội chứng tự miễn đa tuyến type 1 và type 2 (bệnh Celiac, đái tháo đường type 1).
- Nhiễm nấm Histoplasmosis và nấm Blastomycosis.
- Nhiễm HIV do virus, nhiễm trùng cơ hội. Bệnh sán máng, giang mai.
- Do tổn thương mạch máu tuyến thượng thận (nhồi máu, huyết khối tĩnh mạch).
- Thừa sắt, thiếu máu tan huyết.
Đối với suy thượng thận thứ phát
- Do suy tuyến yên toàn phần (có khối u tuyến yên, vùng hạ đối).
- Từng mắc hoặc chữa trị các bệnh lý liên quan đến tuyến yên (xạ trị, cắt bỏ khối u, u nang, và không có tuyến yên).
- Các loại bệnh viêm nhiễm, suy giảm miễn dịch.
- Bệnh ứ sắt, bệnh Sarcoidosis.
- Hội chứng Cushing do lạm dụng thuốc xịt viêm mũi.
Xem thêm: Suy thượng thận thứ phát
Biểu hiện của trẻ bị suy tuyến thượng thận
Các triệu chứng của trẻ bị suy tuyến thượng thận bao gồm:
- Tụt huyết áp, hạ đường huyết.
- Hạ natri máu, tăng creatinine, kali máu.
- Thay đổi tình trạng tâm thần.
- Mạch đập nhanh, khó bắt.
- Gây đau bụng tái phát.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, yếu ớt, và chóng mặt.
- Đau cơ, yếu cơ.
- Tăng sắc tố da, có tàn nhang đen do thiếu hụt hormone ACTH và CRH, thường xuất hiện ở vùng tay, mặt.
- Vùng núm vú, miệng, trực tràng, bìu, và âm đạo chuyển màu xanh đen.
- Ăn không ngon miệng.
- Buồn nôn, nôn mửa, và thèm muối dữ dội.
- Tiêu chảy gây mất nước, giảm cân nhanh chóng.
- Tăng cân, mặt tròn, có mỡ bụng, rạn da, béo trung tâm (đối với bệnh nhân mắc hội chứng Cushing).
Xem thêm: Suy tuyến thượng thận nên ăn gì?
Suy tuyến thượng thận ở trẻ em có chữa được không?
Đối với trẻ bị suy tuyến thượng thận, nếu là bệnh lý bẩm sinh, bé bắt buộc phải điều trị suốt đời. Nếu do các tác nhân bên ngoài, tùy vào tình trạng sức khỏe, cân nặng mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương thích.
Tuy nhiên, biểu hiện của trẻ bị suy tuyến thượng thận thường giống với các bệnh lý khác. Thế nên, cha mẹ có thể không phát hiện ra bất thường ở trẻ, từ đó để bệnh trở nặng mới phát hiện.
Suy tuyến thượng thận là căn bệnh nguy hiểm và diễn tiến chậm phát triển sang giai đoạn nặng. Nếu không can thiệp y tế kịp thời, bé có thể gặp nhiều biến chứng, như:
- Cơn suy thượng thận cấp ở trẻ em gây đau thượng vị, chóng mặt, buồn nôn, loạn lẫn, hôn mê, thậm chí tử vong.
- Huyết ấp thấp kéo dài gây choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa.
- Sụt cân nhanh chóng do thiếu cortisol – hormone hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng.
- Rối loạn tâm thần, ảnh hưởng đến chức năng sinh dục nếu để bệnh kéo dài, diễn tiến nặng.
Chẩn đoán suy tuyến thượng thận ở trẻ em
- Xét nghiệm máu kiểm tra mức lọc cầu thận (GFR).
- Xét nghiệm nước tiểu 24h tìm albumin.
- Sinh thiết thận để chẩn đoán chính xác tình trạng tổn thương và giai đoạn bệnh.
- Siêu âm để đánh giá kích thước thận, phát hiện nguyên nhân gây tắc nghẽn.
- CT scan để phát hiện bất thường về cấu trúc thận, bao gồm: Tổn thương, áp xe, sỏi thận, và tích tụ dịch, chất lỏng.
Điều trị suy tuyến thượng thận
Để điều trị suy tuyến thượng thận, bác sĩ sẽ chỉ định:
- Sử dụng hydrocortisol, glucocorticoid đường uống (liều thấp) hoặc đường tĩnh mạch, tiêm bắp (liều cao).
- Điều trị qua dinh dưỡng.
- Ghép tủy xương.
- Phối hợp glucocorticoid và mineralocorticoid trong trường hợp điều trị thay thế.
Địa chỉ xét nghiệm suy tuyến thượng thận ở trẻ em
Suy tuyến thượng thận ở trẻ em là bệnh lý tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời, trẻ có thể giảm thiểu các vấn đề sức khỏe. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nên đưa con đi thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Kết luận
Suy tuyến thượng thận ở trẻ em là bệnh có thời gian chữa trị dài, thậm chí cả đời. Việc xét nghiệm và chẩn đoán sớm giúp trẻ nhận được chăm sóc y tế, tránh biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm: Suy tuyến thượng thận cấp