Ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh suy thận có thể tự điều chỉnh thói quen để duy trì sức khỏe. Người bệnh suy thận nên làm gì và ăn uống thế nào? Có được quan hệ tình dục không? Cùng Diag tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều được đề cập đầu tiên nếu hỏi rằng người bị suy thận nên làm gì để thận khỏe mạnh. Việc duy trì lối sống lành mạnh giúp người bệnh có được tinh thần thoải mái, đồng thời từ bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến các chỉ số bệnh lý.
Nếu muốn áp dụng chế độ sinh hoạt lành mạnh, người bệnh có thể thực hiện các điều như:
- Cân bằng giữa thời gian sinh hoạt, làm việc, và nghỉ ngơi. Không làm việc quá sức.
- Hạn chế thức khuya, liên tục sử dụng thiết bị điện tử.
- Tập các thói quen lành mạnh giảm stress, căng thẳng: Yoga, thiền, đọc sách, và đi dạo.
- Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
- Không hút thuốc.
Xem thêm: Suy thận nên ăn gì?
Suy thận có kiêng quan hệ không?
‘Suy thận có kiêng quan hệ không’ là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, đây là điều không cần thiết. Tuy nhiên, nếu người bị suy thận có quan hệ, chỉ nên duy trì từ 1 đến 2 lần/ tuần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, người ghép thận nên tránh gây áp lực, căng thẳng lên vùng phẫu thuật. Lý tưởng nhất là suy thận có kiêng quan hệ, đợi sau khi kiểm tra sức khỏe, tình trạng ổn định thì có thể bắt đầu quan hệ trở lại.
Xem thêm: Suy thận sống được bao lâu?
Duy trì tập thể dục vừa sức
Duy trì tập thể dục vừa sức là biện pháp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Khi thực hiện các bài tập thể dục vừa sức, khí huyết có thể lưu thông tốt hơn, giảm mỡ máu, huyết áp, và tăng cường sức khỏe cho tim mạch.
Tuy nhiên, người bị suy thận nên lựa các bài tập có cường độ nhẹ, thời gian tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân có thể tham gia đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, erobic, theo tần suất 30 – 45 phút/ ngày, 3 ngày/ tuần. Nếu cảm thấy khó thở, đau bụng, tim đập nhanh bất thường thì dừng lại ngay.
Xem thêm: Biện pháp phòng chống bệnh suy thận
Quản lý cân nặng ổn định
Áp lực lên thận càng lớn đối với người thừa cân, béo phì. Ngoài ra, đây là nhóm người tiềm ẩn nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, tim mạch, huyết áp, ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
Bệnh nhân suy thận cần quản lý cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) ổn định. Chỉ số BMI của người bình thường dao động từ 18,6 – 24,9. Lúc này, người bệnh suy thận nên duy trì chế độ dinh dưỡng, tập luyện vừa sắc để phòng ngừa tăng cân.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận cấp
Kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp
Đường huyết và huyết áp là hai chỉ số ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh suy thận. Nếu đường huyết trong máu tăng, thận buộc phải làm việc để lọc máu. Tuy nhiên, trong giai đoạn suy thận, hai thận đã mất chức năng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tương tự, huyết áp là chỉ số dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, huyết áp tăng còn khiến các thành mạch dày hơn, hẹp lòng mạch máu. Đây là trở ngại trong quá trình lọc máu, khiến chất thải còn tồn đọng, gây áp lực lên cầu thận, ảnh hưởng trực tiếp đến thận.
Để kiểm soát chỉ số đường huyết, huyết áp, bệnh nhân cần áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện, và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời nên kiểm tra định kỳ để phát hiện ngay nếu có bất thường.
Xem thêm: Suy thận có nguy hiểm không?
Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh
Suy thận nên làm gì để duy trì sức khỏe qua việc ăn uống?
- Các thực phẩm có nguồn gốc đạm động vật: Thịt lợn nạc, thịt bắp bò, ức gà bỏ da, cá, và lòng trắng trứng.
- Thực phẩm có lượng đạm thấp: Miến, bột sắn, gạo trắng, và gạo lứt.
- Sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc thực vật: Dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu vừng, và dầu hướng dương.
- Các loại rau củ quả có hàm lượng kali thấp: Súp lơ, bắp cải, su hào, bầu, ớt chuông, củ cải, cải turnip, cải lông, nấm shiitake, hành tây, tỏi, củ dền đỏ, bí xanh…
- Các loại trái cây như việt quất, táo, dứa, bơ, nho, thơm…
- Các loại hạt như macca, kiều mạch, bulgur, yến mạch…
- Uống nước lọc, trà xanh, râu bắp, và nước ép trái cây.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 3
Người bị suy thận nên kiêng gì?
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn: Giò, chả, pate các loại, xúc xích, thịt hộp, và cá hộp.
- Thực phẩm nhiều muối: Cá khô, cá muối, cà muối, thịt muối, và dưa muối.
- Gia vị: Muối tinh, nước mắm, bột canh, và bột ngọt.
- Các loại trái cây giàu kali: Chuối, sầu riêng, lựu, kiwi, chanh, cam, bưởi, dâu tây, và mít.
- Các loại rau màu xanh lá đậm: Rau muống, rau dền, rau ngót, rau đay, mồng tơi, hoa chuối, măng tre, và đậu que.
- Trái cây sấy khô: Nhãn khô, vải khô, mít sấy, xoài sấy…
- Hạt khô các loại: Chocolate, cà phê, đậu phộng, hạt điều, hạt dẻ, hạt sen, và cacao.
- Thức ăn nhanh: Khoai tây chiên, snack…
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Yogurt, phô mai.
- Lòng đỏ trứng, nội tạng động vật.
- Các loại nước ngọt, rượu bia, đồ uống có cồn.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 4
Uống đủ nước phù hợp với tình trạng cơ thể
Tùy vào tình trạng bệnh lý mà người bệnh suy thận có thể uống lượng nước phù hợp. Uống nước ít có thể khiến thận bị nhiễm độc do không đủ nước để co bóp, đào thải độc tố, dẫn đến hình thành sỏi thận.
Ngược lại, nếu uống nhiều nước sẽ gây áp lực lên thận. Vì vậy, tùy vào tình trạng cơ thể mà người bệnh có thể uống lượng nước mỗi ngày, lý tưởng nhất là 8 ly nước. Không uống một lượng nước lớn cùng lúc, nên chia thành từng ngụm. Uống nước ấm để tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tuần hoàn máu.
Xem thêm: Suy thận độ 2 nên ăn gì?
Không tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen) có khả năng gây hại cho thận. Người bệnh suy thận nên tham vấn ý kiến bác sĩ, không tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc.
Xem thêm: Thực đơn cho người suy thận lọc máu
Kiểm tra chức năng thận định kỳ
Kiểm tra chức năng thận định kỳ là câu trả lời khi được hỏi ‘người suy thận nên làm gì’. Việc kiểm tra định kỳ giúp mọi người có thể biết được chính xác tình trạng sức khỏe, phát hiện bất thường kịp thời (nếu có).
Hiện nay, xét nghiệm (huyết thanh, nước tiểu), chẩn đoán hình ảnh là phương pháp xét nghiệm, tầm soát bệnh lý thận. Để đảm bảo tính chính xác trong kết quả, mọi người nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín.
Hiện tại, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại Diag Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Suy thận có chữa được không?