Vai trò của chế độ ăn đối với người suy thận
Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng giúp quản lý và điều trị bệnh suy thận. Chế độ tốt không chỉ đơn thuần là lực chọn thực phẩm tốt với nhiều dinh dưỡng, mà còn phải lựa chọn loại thực phẩm phù hợp. Người bệnh suy thận cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống đặc biệt, tập trung vào việc hạn chế một số chất như natri, kali, phốt pho, và protein, để bảo vệ thận và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một thực đơn cho người suy thận hợp lý giúp người bệnh có thể:
- Khi thận yếu, việc hạn chế các chất cần phải lọc như muối, protein, kali, và photpho giúp giảm tải cho thận, để cơ quan này hoạt động dễ dàng hơn.
- Chế độ ăn uống ít muối giúp duy trì huyết áp ổn định, giảm nguy cơ tổn thương thận do huyết áp tăng cao.
- Thận chịu trách nhiệm duy trì cân bằng khoáng chất trong cơ thể. Hạn chế kali và photpho giúp ngăn chặn tình trạng mất cân bằng điện giải, giảm nguy cơ biến chứng.
- Đối với người bị suy thận do tiểu đường, chế độ ăn hợp lý giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ làm tổn thương thêm cho thận.
- Chế độ ăn uống ít protein giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, giảm các triệu chứng mệt mỏi và buồn nôn do suy thận.
- Chế độ ăn uống phù hợp giúp cơ thể duy trì năng lượng và sức khỏe, tránh dẫn đến các biến chứng khác của suy thận.
Xem thêm: Suy thận sống được bao lâu?
Người suy thận nên ăn gì?
Việc chọn đúng thực phẩm giúp giảm gánh nặng cho thận. Điều này không chỉ giúp thận hoạt động tốt hơn, mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ớt chuông đỏ
Giàu vitamin C, A, B6, và chất chống oxy hóa lycopene. Những dưỡng chất này giúp bảo vệ tế bào thận khỏi tổn thương, giảm viêm nhiễm, và tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn tầm 50 – 100gr trong mỗi lần ăn.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 3
Bắp cải
Bắp cải là nguồn cung cấp vitamin K, C, và chất xơ dồi dào. Nó có tác dụng chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, và duy trì chức năng thận. Mỗi lần ăn chỉ nên ăn khoảng 75–100g lượng bắp cải đã nấu chín.
Súp lơ
Súp lơ chứa nhiều vitamin C, folate, và chất xơ, giúp giảm viêm, bảo vệ tế bào thận và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn khoảng 75–100g súp lơ nấu chín mỗi bữa, để tối ưu lợi ích mà không gây quá tải cho thận.
Xem thêm: Suy thận độ 2 nên ăn gì?
Tỏi
Tỏi được sử dụng nhiều trong các bữa ăn gia đình không chỉ vì hương vị mà còn vì lợi ích nó mang lại. Tỏi có chứa chất chống oxy hóa và có hàm lượng kali thấp. Vì vậy, nó có khả năng chống viêm, giảm cholesterol, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ thận và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Có thể sử dụng từ 1 – 2 tép tỏi mỗi ngày.
Xem thêm: Chế độ ăn cho người suy thận độ 4
Hành tây
Bên trong hành tây có chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó, hành tây không chứa nhiều kali cùng phốt pho nên rất phù hợp cho người mắc bệnh. Sử dụng hành tây không chỉ làm tăng hương vị món ăn, mà còn giúp giảm nguy cơ tổn thương thận và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Táo
Trái táo giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, duy trì chức năng thận, và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn 1 trái táo nhỏ (khoảng 100g) mỗi ngày để tận dụng các lợi ích này.
Việt quất
Trong việt quất chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào thận, tăng cường hệ miễn dịch, và giảm viêm. Người bệnh nên ăn khoảng 75–100g việt quất mỗi ngày.
Dâu tây
Dâu tây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, rất phù hợp cho người mắc bệnh thận, giúp giảm viêm, bảo vệ thận, và duy trì sức khỏe. Mỗi ngày, người bệnh nên ăn khoảng 75g dâu tây.
Nấm hương
Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (nấm Shiitake) là thực phẩm tốt cho người suy thận. Nhờ hàm lượng kali và phốt pho thấp, giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm gánh nặng cho thận. Nên dùng khoảng 100–150g mỗi lần, không quá 2–3 lần mỗi tuần.
Thịt gà bỏ da
Thịt gà bỏ da là nguồn cung cấp protein chất lượng cao, ít chất béo bão hòa, giúp duy trì cơ bắp, và hỗ trợ chức năng thận mà không gây quá tải. Mỗi bữa ăn, người bệnh chỉ nên dùng 60–90g mỗi bữa.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng là nguồn cung cấp protein và ít phốt pho, rất phù hợp cho người mắc bệnh. Mỗi lần ăn, người bệnh có thể dùng 2–3 lòng trắng trứng.
Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa chất béo không bão hòa và rất ít kali, có tác dụng chống viêm và bảo vệ tim mạch. Sử dụng dầu một lượng vừa phải để chế biến hoặc trộn salad sẽ đem lại lợi ích sức khỏe cho người bệnh.
Cá chẽm
Cá chẽm cung cấp protein chất lượng cao và omega-3, giúp giảm viêm, bảo vệ thận, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Người bệnh nên ăn 60–90g cá chẽm mỗi lần ăn.
Xem thêm: Suy thận nên làm gì?
Suy thận kiêng ăn gì?
Hiểu rõ những loại thực phẩm cần tránh có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Hạn chế muối giúp giảm áp lực lên thận, ngăn ngừa tình trạng giữ nước và tăng huyết áp. Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, và các loại gia vị có hàm lượng muối cao.
- Kiểm soát lượng kali trong thức ăn cho người bệnh giúp tránh nguy cơ tăng kali máu, gây ảnh hưởng đến nhịp tim và chức năng cơ. Người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu kali như chuối, cam, khoai tây, cà chua, và các loại hạt.
- Kiểm soát lượng protein trong chế độ dinh dưỡng giúp giảm tải công việc cho thận và ngăn ngừa tổn thương thêm. Người bệnh nên chọn các nguồn chất lượng cao như lòng trắng trứng, gà bỏ da, và cá.
Xem thêm: Thực đơn cho người suy thận lọc máu
- Hạn chế phốt pho giúp ngăn ngừa tình trạng canxi-phốt pho không cân bằng, gây hại cho xương và thận. Người bệnh nên tránh các loại thực phẩm như sữa, phô mai, các loại hạt, và đồ ăn chế biến sẵn.
- Kiểm soát lượng chất lỏng giúp ngăn ngừa tình trạng dư thừa nước, giảm áp lực lên thận, và tránh các biến chứng nguy hiểm như phù nề, huyết áp tăng, và suy tim.
Suy thận không nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm cụ thể mà người bệnh không nên ăn như:
- Gạo lứt được biết đến là một nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng lại chứa nhiều phốt pho và kali hơn so với gạo trắng. Người bị suy thận nên chọn gạo trắng để giảm lượng phốt pho nạp vào cơ thể.
- Cám ngũ cốc và yến mạch là 2 loại thực phẩm này thường được khuyên dùng để tăng cường sức khỏe, nhưng chúng lại chứa hàm lượng phốt pho và kali cao. Do đó, người bệnh thận nên hạn chế hoặc sử dụng một cách thận trọng.
- Sữa là nguồn cung cấp canxi và protein, nhưng nó cũng chứa nhiều phốt pho và kali. Người bệnh thận nên hạn chế tiêu thụ sữa và có thể thay thế bằng các loại sữa ít phốt pho hoặc sữa gạo.
- Mặc dù quả bơ rất bổ dưỡng, nhưng nó chứa hàm lượng kali cao. Khi thận không hoạt động hiệu quả, việc tiêu thụ quá nhiều kali có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim và các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, người bệnh thận nên hạn chế ăn bơ.
- Tuy chuối là loại trái cây phổ biến nhưng lại chứa rất nhiều kali. Đối với người bị suy thận, việc tiêu thụ nhiều kali có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, bao gồm nguy cơ ngừng tim. Vì vậy, nên tránh ăn chuối hoặc chỉ ăn với lượng rất ít.
- Khoai tây có chứa hàm lượng kali cao, có thể gây áp lực lên thận. Nếu người bệnh muốn ăn khoai tây, họ nên ngâm và nấu kỹ để giảm bớt lượng kali trong thực phẩm này. Tuy nhiên, tốt nhất là hạn chế hoặc thay thế bằng các loại rau củ khác.
- Dưa chua thường chứa nhiều muối, có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tình trạng phù nề. Người bị suy thận nên tránh các thực phẩm này để không gây áp lực cho thận.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh cà chua, nho khô, cam, và thực phẩm đóng hộp. Việc kiêng ăn các thực phẩm này giúp giảm gánh nặng cho thận, duy trì chức năng thận tốt hơn, và ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.
Xem thêm: Suy thận có nguy hiểm không?
Những câu hỏi thường gặp về vấn đề suy thận nên ăn gì
Bên cạnh các thực phẩm được khuyến nghị tốt cho sức khỏe của người suy thận như táo, ớt chuông, việt quất, gà bỏ da, dầu ô-liu… thì mọi người còn đặc biệt quan tâm đến những thực phẩm như:
1. Người suy thận có ăn ổi được không?
Ổi là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, chất xơ, và chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, trong trái ổi còn chứa cả kali và photpho mà người suy thận lại cần kiểm soát lượng kali trong chế độ ăn. Chính vì vậy, người bệnh cần kiểm soát lượng ổi hấp thụ vào người, hoặc nên hỏi bác sĩ trước khi cho ổi vào chế độ ăn.
Xem thêm: Suy thận giai đoạn cuối nên ăn gì?
2. Suy thận có ăn được rau cải cúc không?
Rau cải cúc hay còn được gọi là rau tần ô, là loại rau bổ dưỡng có chứa đến 5.57% carbohydrate, 1.85% protein, và 0.43% chất béo. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin A, B, C… cùng nhiều loại khoáng chất khác. Tuy nhiên, trong rau cải cúc cũng có chứa kali nên người mắc bệnh cần chú ý lượng rau có thể nạp vào cơ thể.
3. Suy thận có ăn được cà rốt không?
Bên trong cà rốt có chứa kali, nhưng điều đó không có nghĩa là người suy thận không được ăn cà rốt. Bạn cần tham khảo với bác sĩ để có được định lượng chính xác lượng cà rốt có thể nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Suy thận có chữa được không?
4. Tại sao phải giảm protid trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận?
Protid là thuật ngữ y học để chỉ các hợp chất protein. Việc giảm protid trong chế độ ăn sẽ mang lại lợi ích như:
- Khi thận suy yếu sẽ không lọc hết các chất này, gây tích tụ trong máu. Vì thế, giảm protid giúp giảm tích tụ chất thải trong cơ thể.
- Giảm áp lực lên thận, giúp thận không phải làm việc quá sức. Điều này làm chậm tiến triển của bệnh.
5. Suy thận độ 1 kiêng ăn gì?
- Hạn chế muối, đồ chế biến sẵn.
- Giảm thực phẩm chứa nhiều kali và phốt pho như chuối, sữa nguyên kem.
6. Suy thận độ 2 kiêng ăn gì?
- Kiêng muối và thực phẩm nhiều natri (đồ hộp, đồ ăn nhanh).
- Hạn chế thực phẩm giàu kali như chuối, cam, và khoai tây.
- Tránh thực phẩm giàu phốt pho như sữa nguyên kem, phô mai, hoặc nội tạng động vật.
7. Suy thận độ 2 nên ăn gì?
- Nên ăn protein chất lượng cao (thịt nạc, cá, và trứng).
- Tăng cường rau củ ít kali như táo, dâu tây, và bông cải xanh.
- Ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch.
8. Suy thận độ 3 nên ăn uống như thế nào?
Người mắc bệnh suy thận độ 3 cần:
- Hạn chế protein: Khoảng 0,6-0,8g/kg cân nặng/ngày, ưu tiên protein chất lượng cao từ trứng, sữa.
- Giảm muối: Dưới 2g/ngày để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa phù nề.
- Giảm kali và phốt pho: Tránh thực phẩm giàu hai chất này để duy trì cân bằng điện giải.
- Uống nước vừa phải: Theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh quá tải cho thận.
9. Suy thận độ 4 nên kiêng gì?
Người bị suy thận độ 4 cần hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm sau để giảm gánh nặng cho thận:
- Thực phẩm giàu kali như chuối, cam, cà chua, và khoai tây. Kali cao trong máu có thể gây rối loạn nhịp tim.
- Thực phẩm giàu phốt pho như sữa, phô mai, và các loại đậu. Phốt pho cao có thể dẫn đến loãng xương.
- Thực phẩm nhiều muối như các thực phẩm được chế biến sẵn, đồ hộp, và dưa muối. Lượng muối cao làm tăng huyết áp và gây phù nề.
- Protein động vậ như thịt đỏ, hải sản. Hạn chế để giảm tích tụ chất thải từ quá trình chuyển hóa protein.
10. Suy thận giai đoạn 5 nên ăn gì?
- Ăn ít protein chất lượng cao theo chỉ định (thịt nạc, cá).
- Dùng rau quả ít kali như táo, lê, và dâu tây.
- Ưu tiên ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng, gạo trắng.
Cần làm gì để hỗ trợ quá trình điều trị suy thận?
Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên:
- Tuân thủ các hướng dẫn ăn uống của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để giảm tải công việc cho thận và duy trì sức khỏe tổng thể.
- Định kỳ thăm khám kiểm tra sức khỏe và theo dõi chức năng thận để phát hiện sớm các dấu hiệu suy giảm và điều chỉnh kế hoạch điều trị kịp thời.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian để kiểm soát bệnh tình và ngăn ngừa biến chứng.
- Tập thể dục đều đặn, tránh stress, và duy trì cân nặng hợp lý để hỗ trợ chức năng thận và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Theo dõi và quản lý tốt các bệnh lý liên quan như cao huyết áp, tiểu đường để giảm nguy cơ gây tổn thương thêm cho thận.
- Lựa chọn các loại thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày một cách cẩn thận.
Xem thêm: Biện pháp phòng chống bệnh suy thận
Tổng kết
Qua những thông tin mà trung tâm y khoa Diag cung cấp, có thể thấy việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thận đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn y tế. Suy thận nên ăn gì hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ biến chứng.
Xem thêm: