Siêu âm thận để làm gì?
Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn. Bằng cách dùng sóng siêu âm, phương pháp này tạo ra hình ảnh của thận và các cấu trúc xung quanh thận.
Siêu âm thận đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán các bất thường và tổn thương thận. Từ đó xác định các vật thể bất thường bên trong thận, giúp đánh giá kích thước, vị trí, và khối lượng của chúng. Siêu âm cũng giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về cấu trúc thận. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc đưa ra chẩn đoán chính xác và lên phương án chữa trị phù hợp.
Trong đó, siêu âm Doppler là một kỹ thuật chuyên biệt. Phương pháp này giúp đánh giá lưu lượng, vận tốc, và sự tắc nghẽn trong các mạch máu quanh thận. Từ đó hỗ trợ xác định các tình trạng như hẹp động mạch thận – một nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp.
Siêu âm không dừng lại ở chẩn đoán mà còn được sử dụng để theo dõi tiến triển của bệnh. Phương pháp này giúp giám sát sự thay đổi kích thước và vị trí của các vật thể cũng như sự phát triển của khối u bên trong thận. Điều này giúp ích trong việc đánh giá hiệu quả của liệu pháp điều trị và có hướng điều chỉnh nếu cần thiết.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng thận
Siêu âm thận cho biết bệnh gì?
Đây là công cụ chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp phát hiện và đánh giá nhiều bệnh lý liên quan đến thận và hệ tiết niệu. Một số bệnh thận phổ biến có thể được phát hiện bằng siêu âm như:
- Sỏi thận, sỏi bàng quang, và sỏi niệu quản: Siêu âm giúp xác định kích thước, vị trí, và số lượng sỏi.
- Nang thận: Giúp phát hiện các nang, đánh giá kích thước, và xác định xem chúng có ảnh hưởng đến chức năng thận hay không. Nang thận có thể lành tính và không cần chữa trị, nhưng một số trường hợp vẫn gây ra biến chứng và cần can thiệp y tế.
- Khối u trong thận: Phát hiện khối u lành tính/ác tính với kích thước, vị trí, và tính chất của khối u.
- Thận ứ nước, thận ứ dịch: Phát hiện và đánh giá mức độ thận ứ nước hoặc ứ dịch, từ đó xác định nguyên nhân tắc nghẽn trong hệ thống tiết niệu.
- Viêm cầu thận cấp tính/mãn tính: Giúp nhận biết dấu hiệu viêm, hữu ích trong việc quản lý và điều trị bệnh.
- Áp xe thận: Tình trạng nhiễm trùng gây ra mủ tụ trong thận. Siêu âm giúp phát hiện các ổ áp xe, đánh giá kích thước và vị trí của chúng.
- Suy thận: Giúp đánh giá mức độ suy thận, phát hiện các tổn thương cấu trúc và theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị.
- Hội chứng thận hư: Tình trạng đặc trưng bởi sự mất protein qua nước tiểu. Siêu âm thận giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh, từ đó đánh giá mức độ tổn thương và hỗ trợ theo dõi hiệu quả điều trị.
Xem thêm: Kiểm tra thận tại nhà
Siêu âm thận giá bao nhiêu?
Chi phí một lần siêu âm thận hiện nay dao động từ 180.000 – 500.000 VND. Đây là mức giá trung bình trên thị trường, chưa bao gồm phí khám và các dịch vụ đi kèm. Đây là kỹ thuật hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh rất hiệu quả, cần thực hiện tại những trung tâm uy tín. Không chỉ đảm bảo thiết bị hiện đại, mà trung tâm còn phải cung cấp dịch vụ siêu âm chất lượng cao.
Hiện tại, Diag là một trong những trung tâm y khoa rất đáng tin cậy. Dịch vụ tại Diag được thực hiện trên hệ thống máy cao cấp và cho ra kết quả siêu âm thận nhanh chóng. Hơn nữa, chi phí siêu âm tại Diag rất tiết kiệm.
Khách hàng có thể yêu cầu dịch vụ siêu âm bụng để kiểm tra tình trạng thận. Mức phí siêu âm bụng tổng quát tại Diag chỉ 199.000 VND.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Cao Thắng (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, P.12, Q.10, TP.HCM).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ với đội ngũ Diag qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Xem thêm: Chi phí xét nghiệm chức năng thận
Khi nào cần siêu âm thận?
Siêu âm thận thường được bác sĩ chỉ định đối với những trường hợp sau:
- Có triệu chứng bệnh thận: Nước tiểu sẫm màu, tiểu ra máu, tiểu gắt, tiểu buốt, khó tiểu, tiểu nhiều hoặc bí tiểu một cách bất thường, đau lưng dưới, đau vùng thắt lưng, sưng phù mặt/bàn tay/bàn chân/mắt cá chân…
- Nghi ngờ về hình dạng, kích thước của thận.
- Tiền sử mắc bệnh lý về thận: Sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, thận có khối u hoặc nang, viêm cầu thận, suy thận, hội chứng thận hư…
- Mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch…
- Bị tai nạn giao thông có chấn thương tại vùng bụng.
- Đánh giá tình trạng thận và đảm bảo an toàn trước khi phẫu thuật.
- Chuẩn bị an toàn trước khi tiến hành các thủ thuật: Sinh thiết thận, dẫn lưu dịch thận, đặt ống thông niệu quản…
- Cần đánh giá hiệu quả của các phương pháp chữa trị trước đó.
- Người cao tuổi.
- Người có nhu cầu thăm khám sức khỏe định kỳ.
Xem thêm: Xét nghiệm chức năng gan thận
Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm thận
Hình ảnh siêu âm thận bình thường
- Kích thước: Tương đối đồng đều ở hai bên, thường dài khoảng 10-12 cm ở người trưởng thành. Kích thước thận có thể thay đổi tùy theo tuổi tác và giới tính.
- Hình dạng: Có hình hạt đậu, với bề mặt ngoài nhẵn và viền rõ ràng.
- Vỏ thận: Có cấu trúc đồng nhất và phân tách rõ ràng với tủy thận. Vỏ thận có độ dày từ 7 – 10 mm.
- Đài thận và bể thận: Không giãn và không chứa dịch hoặc sỏi, có cấu trúc dạng ống nhỏ gọn.
- Mạch máu thận: Được hiển thị rõ ràng và không có dấu hiệu của tắc nghẽn hoặc hẹp.
- Không có khối u hoặc u nang.
- Không có sỏi thận.
- Không ứ nước hay ứ dịch.
- Khó thấy được niệu quản trên hình ảnh kết quả siêu âm. Nếu thấy thì chỉ thấy một phần niệu quản.
Xem thêm: Kích thước thận trên siêu âm
Hình ảnh siêu âm thận bất thường
- Phì đại thận: Thận lớn hơn bình thường có thể chỉ ra tình trạng viêm nhiễm, u nang, hoặc khối u.
- Teo thận: Thận nhỏ hơn bình thường có thể chỉ ra bệnh lý thận mạn tính hoặc mất chức năng thận.
- Tăng hoặc giảm phản âm: Sự thay đổi về độ phản âm trong vỏ hoặc tủy thận có thể chỉ ra viêm cầu thận cấp tính/mãn tính hoặc các tổn thương khác.
- Cấu trúc không đồng nhất: Sự không đồng nhất trong cấu trúc vỏ và tủy thận có thể là dấu hiệu của suy thân hoặc viêm nhiễm.
- Khối u thận: Khối u (lành tính hoặc ác tính) xuất hiện dưới dạng các khối có phản âm khác nhau so với mô thận bình thường.
- U nang thận: Đây là các cấu trúc tròn, chứa dịch, có viền mỏng, phản âm thấp hoặc không có phản âm.
- Sỏi thận: Xuất hiện dưới dạng các điểm sáng, phản âm cao với bóng lưng âm phía sau. Sỏi có thể có kích thước và số lượng khác nhau.
- Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản: Cũng hiển thị như các cấu trúc phản âm cao. Các sỏi này có thể gây tắc nghẽn dẫn đến ứ nước hoặc ứ dịch.
- Đài thận và bể thận giãn nở: Cho biết nguyên nhân có thể do tắc nghẽn dòng chảy nước tiểu, nhiễm trùng, hoặc chấn thương.
- Áp xe thận: Xuất hiện dưới dạng vùng phản âm không đồng nhất. Áp xe thận có thể chứa dịch hoặc mủ, và thường có viền phản âm dày.
- Chấn thương thận: Siêu âm chấn thương thận có vết rách, vỡ, dập, hoặc tụ máu bên trong và ngoài thận.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Xem thêm: Các chỉ số xét nghiệm chức năng thận
Giải đáp một số thắc mắc về siêu âm thận
1. Siêu âm thận có chính xác không?
Đây là phương pháp chẩn đoán rất chính xác. Siêu âm thận là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong y học để đánh giá chức năng và cấu trúc của thận.
Tuy nhiên, độ chính xác còn phụ thuộc vào một số yếu tố:
- Chất lượng thiết bị: Máy siêu âm hiện đại với độ phân giải cao sẽ cung cấp hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn.
- Kinh nghiệm của người thực hiện: Bác sĩ, kỹ thuật viên siêu âm có kinh nghiệm và kỹ năng tốt sẽ giúp phát hiện các bất thường nhỏ. Từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
Xem thêm: Khám thận
2. Siêu âm thận có cần nhịn ăn không?
Trước khi siêu âm không cần nhịn ăn. Trong một số trường hợp sẽ cần uống đủ nước để bàng quang đầy, giúp dễ dàng quan sát thận. Các bác sĩ và kỹ thuật viên có thể yêu cầu không uống nước và không đi tiểu trước khi siêu âm.
Xem thêm: Xét nghiệm thận có cần nhịn ăn?
3. Siêu âm cặn thận có phát hiện sỏi thận không?
Cặn thận là những hạt sạn nhỏ, chất cặn bã, hoặc chất dư thừa trong thận hoặc nước tiểu. Khi cặn thận tích tụ quá nhiều sẽ thành sỏi, có thể phát hiện qua siêu âm với kích thước, vị trí, và số lượng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu kích thước quá nhỏ hoặc ở vị trí khuất thì có thể không được phát hiện, cần chụp CT để kiểm tra.
Mặc dù vậy, cặn thận không có nguy cơ hình thành sỏi nếu không đáp ứng những điều trị nhất định. Một người có lối sống và chế độ ăn uống hợp lý thì cặn thận có thể không phát triển thành sỏi.
Lời kết
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đầy đủ thông tin về siêu âm thận. Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến giúp chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để theo dõi và đánh giánh hiệu quả điều trị.
Xem thêm: U cơ mỡ mạch thận trên siêu âm