Phù trong hội chứng thận hư thường xảy ra ở các chi, vùng mắt, bụng… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù này. Hãy cùng cùng Diag tìm hiểu chi tiết về cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư qua bài viết.

Chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư (Nephrotic syndrome – NS) là tình trạng thận bị tổn thương khiến nhiều protein bị đào thải qua nước tiểu. Bệnh có các dấu hiệu phổ biến như ăn mất ngon, mệt mỏi, tiểu nhiều lần, nước tiểu có bọt do lượng protein nhiều, tăng cân, đặc biệt là phù nề tại nhiều bộ phận trên cơ thể…

Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị tổn thương làm xuất hiện nhiều protein trong nước tiểu
Hội chứng thận hư là tình trạng thận bị tổn thương làm xuất hiện nhiều protein trong nước tiểu.

Thông qua các triệu chứng, bạn có thể biết mình có nguy cơ mắc bệnh thận hư hay không. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bạn cần thực hiện các xét nghiệm chức năng thận. Sự bất thường trong các chỉ số sẽ giúp bác sĩ nhận định mức độ bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn có thể thực hiện các xét nghiệm chức năng thận tại trung tâm y khoa Diag với các xét nghiệm phân tích nước tiểu, cặn lắng, và một số chỉ số khác để đánh giá sức khỏe thận. Trang thiết bị hiện đại, thời gian xét nghiệm nhanh chóng, và đội ngũ bác sĩ tư vấn chuyên môn cao sẽ khiến bạn an tâm và hài lòng khi lựa chọn dịch vụ.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư

Đặc điểm phù trong hội chứng thận hư

Phù là triệu chứng phổ biến trong hội chứng thận hư. Đặc điểm phù trong hội chứng thận hư là có thể xuất hiện toàn thân và chuyển biến nhanh. Hiện tượng phù thường xảy ra vào buổi sáng sau khi người bệnh ngủ dậy. Phù ấn lõm, không có cảm giác đau, và đối xứng.

Một số bệnh nhân ở giai đoạn nặng có thể gặp tình trạng tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng, màng tim, và màng tinh hoàn). Dịch phù có đặc điểm là không màu, nồng độ albumin thấp. Hiện tượng phù khiến người bệnh tăng cân nhanh, một số người có thể tăng trên 10kg.

Phù trong hội chứng thận hư ấn lõm, không có cảm giác đau
Phù trong hội chứng thận hư ấn lõm, không có cảm giác đau.

Cơ chế phù trong hội chứng thận hư

Hội chứng thận hư là trạng thái thận bị tổn thương dẫn đến tăng lượng protein bị đào thải qua nước tiểu, làm giảm protein và albumin máu. Hội chứng được biểu hiện qua nhiều dấu hiệu bất thường trong cơ thể, trong đó, phù là biểu hiện thường gặp. Có nhiều nhận định về cơ chế gây phù trong hội chứng thận hư như sự suy giảm áp lục keo, sự thay đổi chức năng mao mạch, giảm thể tích tuần hoàn…

Giảm áp lực keo

Áp lực keo (osmotic pressure) có vai trò giữ nước trong lòng mạch máu. Albumin chiếm khoảng 60% áp lực keo. Khi albumin bị giảm trong máu khiến cho áp lực keo suy giảm, nước sẽ thoát khỏi lòng mạch qua các kẽ hở dẫn đến tình trạng phù nề.

Cơ chế phù trong hội chứng thận hư do giảm áp lực keo
Cơ chế phù trong hội chứng thận hư do giảm áp lực keo.

Giảm thể tích tuần hoàn

Bên cạnh sự thoát nước trong lòng mạch, tình trạng giảm thể tích tuần hoàn cũng được xem xét là một trong các cơ chế gây hiện tượng phù trong thận hư. Theo các nghiên cứu lâm sàng, sự suy giảm thể tích nội mạch có thể dẫn đến hiện tượng phù ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Vandewalle etal đã chỉ ra rằng hiện tượng phù ở trẻ em được chi thành các nhóm:

  • Có protein niệu xuất hiện nhưng không phù.
  • Có các triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn, xuất hiện phù.
  • Xuất hiện phù nhưng không giảm thể tích tuần hoàn.

Điều này đã cho thấy triệu chứng lâm sàng và sinh hóa của hội chứng thận hư ở trẻ không đồng nhất. Theo đó, trong phác đồ điều trị thận hư cho trẻ bằng phương pháp lợi tiểu, bác sĩ có thể dự đoán về tính an toàn và quyết định nên áp dụng hay không.

Xem thêm: Hội chứng thận hư ở trẻ em

Tái hấp thụ natri và nước

Sự giảm thể tích máu hiệu dụng do mất protein kích thích hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAAS), dẫn đến tăng tái hấp thu natri và nước ở ống thận. Điều này làm tăng thể tích dịch ngoại bào và góp phần vào phù nề.

Phù có thể xuất phát từ sự tái hấp thụ natri và nước
Phù có thể xuất phát từ sự tái hấp thụ natri và nước.

Thay đổi chức năng mao mạch

Khi bị thận hư, protein trong nước tiểu xâm nhập vào các mô kẽ gây tổn thương các mao mạch khiến chúng dễ thấm hơn. Khi các mao mạch bị thương tổn, protein và nước sẽ dễ dàng di chuyển từ mạch máu đến mô kẽ dẫn đến phù nề.

Xem thêm: Biến chứng hội chứng thận hư

Điều trị phù trong hội chứng thận hư

Hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể là phương pháp được khuyến cáo đối với người thận hư có phù. Người bệnh chỉ nên nạp lượng natri dưới 2g hoặc 100 mmol/ngày. Trong một số trường hợp, thuốc lợi tiểu quai có thể có ý nghĩa kiểm soát phù nhưng chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy thận, tăng động, và tăng nhớt máu.

Đối với bệnh nhân bệnh thận hư ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể yêu cầu truyền albumin tĩnh mạch và dùng lợi tiểu quai để kiểm soát phù.

Truyền albumin tĩnh mạch sau đó dùng lợi tiểu quai giúp kiểm soát phù
Truyền albumin tĩnh mạch sau đó dùng lợi tiểu quai giúp kiểm soát phù.

Lời kết

Cơ chế phù trong hội chứng thận hư có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông qua việc xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ kiểm soát và điều trị phù hiệu quả.

 

Xem thêm: Hội chứng thận hư kháng corticoid