Mổ u tuyến thượng thận là phương pháp chữa trị được chỉ định để cải thiện tình trạng. Mổ hở và mổ nội soi là hai phương pháp được ứng dụng hiện nay. Mỗi phương pháp lại có các ưu, nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu với Diag qua bài viết bên dưới.
U tuyến thượng thận có nên mổ không?
Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết nằm sâu trong phúc mạc, trên đầu hai quả thận. Đây là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hormone, chuyển hóa năng lượng, và điều hòa huyết áp.
U tuyến thượng thận là bệnh lý thường xuất hiện ở cả hai bên thận, dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải và các triệu chứng khác. Đa phần là các khối u lành tính. Tuy nhiên, đối với các khối u phát triển nhanh, có kích thước khoảng 5cm được phát hiện trong quá trình sinh thiết thì nên mổ.
Đối với các khối u gây tăng tiết hormone, huyết áp, mọi người nên mổ u tuyến thượng thận bất luận kích thước thế nào. Phẫu thuật u tuyến thượng thận là ca mổ khó, do vị trí đặc thù không dễ tiếp cận.
Mổ u tuyến thượng thận có nguy hiểm không?
Nhìn chung, mổ u tuyến thượng thận là ca mổ phức tạp, có độ khó cao. Mổ không tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm trong cả quá trình, nhưng bệnh nhân có thể gặp các biến chứng sau đó. Các biến chứng sau mổ u tuyến thượng thận bao gồm:
- Gây đau do co bóp của của các mô xung quanh gây sưng, đau trong quá trình sau phẫu thuật.
- Chảy máu do tuyến thượng thận liên kết chặt chẽ với cấu trúc xung quanh. Trong quá trình mổ u tuyến thượng thận có thể tác động đến mạch máu lân cận gây chảy máu.
- Nhiễm trùng nếu quá trình mổ không chính xác. Đặc biệt đối với bệnh nhân có hệ miễn dịch giảm, các vấn đề sức khỏe có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiểu.
- Đau họng do có thể tác động đến cấu trúc vùng lân cận (cơ, mô mềm, và cổ họng), gây sưng, đau.
- Ảnh hưởng đến huyết áp và nồng độ hormone do tuyến thượng thận là cơ quan sản xuất hormone, điều hòa huyết áp. Nếu phẫu thuật u tuyến thượng thận, người bệnh có thể tăng, giảm cortisol, gây ra rối loạn nội tiết, cũng như giảm, tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng đến nồng độ Kali máu do biến động trong quá trình sản xuất hormone aldosterone sau mổ. Bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng tăng, giảm nồng độ kali máu tùy thể trạng từng người.
Chi phí mổ tuyến thượng thận
Tùy vào phương pháp mổ (mổ hở, nội soi 1 lỗ, hoặc nội soi 3 lỗ) sẽ có sự chênh lệch giữa chi phí mổ tuyến thượng thận. Nhìn chung, chi phí chi phí mổ nội soi u tuyến thượng thận hoặc mổ hở có gây mê dao động từ 20.000.000 VNĐ – 35.000.000 VNĐ.
Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k
- Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
- Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
- Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
- Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.
Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút
Các phương pháp mổ u tuyến thượng thận
Phẫu thuật cắt u tuyến thượng thận bằng phương pháp nội soi
Nội soi là phương pháp mổ u tuyến thượng thận ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân sau ca mổ. Phương pháp này thích hợp để điều trị các khối u lành tính, có kích thước <5cm và chưa di căn sang cơ quan khác. Khi thực hiện mổ nội soi loại bỏ khối u, người bệnh có thể giảm rủi ro tụt huyết áp, sụt cân, và các biến chứng khác.
Đây là phương pháp giúp bệnh nhân ít đau, quá trình hồi phục nhanh, và vết thương mau lành. Nội soi là phương pháp hiện đại, dễ dàng tiếp cận tuyến thượng thận.
Mổ u tuyến thượng thận hở
Đây là phương pháp chỉ định cho các khối u có kích thước lớn hơn 5 cm, dính nhiều với các tạng xung quanh. Tuy nhiên, đây là ca phẫu thuật có thể lâu lành sau khi mổ. Bác sĩ sẽ cắt nhỏ phần thân của thận để loại bỏ khối u.
Chăm sóc sau mổ u tuyến thượng thận
- Nghỉ ngơi và theo dõi tại phòng hồi sức theo chỉ định bác sĩ để kịp thời can thiệp nếu xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
- Đối với bệnh nhân mổ u tuyến thượng thận hở, nên ở lại bệnh viện từ 4 đến 5 ngày. Trong khi đó, với bệnh nhân mổ nội soi, thời gian ở lại bệnh viện có thể ngắn hơn, từ 2 đến 3 ngày.
- Chăm sóc vết mổ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ vết mổ sạch sẽ, khô ráo, và tránh nhiễm trùng.
- Không khiêng vác các vật nặng để vết mổ mau lành.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng các loại thực phẩm giúp ổn định đường huyết.
- Hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, đồ chiên rán, nước uống có gas, và các chất kích thích.
- Tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Mổ u tuyến thượng thận ở đâu tốt?
Nếu được chỉ định mổ u tuyến thượng thận, mọi người nên lựa chọn các cơ sở y tế, bệnh viện lớn, có đội ngũ giàu kinh nghiệm, và trang thiết bị hiện đại. Điều này giúp tăng khả năng thành công của ca mổ, hạn chế tối đa những rủi ro biến chứng sau đó.
Địa chỉ xét nghiệm chỉ số sau mổ
Sau khi mổ u tuyến thượng thận, bệnh nhân vẫn nên tái khám và kiểm tra các chỉ số theo yêu cầu của bác sĩ. Đây là điều kiện cần thiết để kịp thời phát hiện bất thường, kiểm tra khả năng thích ứng của cơ thể.
Hiện nay, Diag là trung tâm y khoa chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chất lượng cao. Các kết quả tại Diag được tin tưởng nhờ độ chính xác, nhanh chóng, có giá trị cao trong việc điều trị. Diag cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán bệnh lý về thận với chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.
Lưu ý: Dịch vụ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh chỉ áp dụng khi xét nghiệm trực tiếp tại trụ sở Diag (Địa chỉ: 414 – 420 Cao Thắng, phường 12, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh).
Khách hàng có nhu cầu xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh bệnh lý thận có thể liên hệ trực tiếp với đội ngũ Diag thông qua các kênh sau:
- Trang chủ Diag: https://diag.vn/
- Hotline: 1900 1717
Kết luận
Mổ u tuyến thượng thận là ca mổ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mọi người nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao để giảm thiểu rủi ro sức khỏe.
Xem thêm: Adenoma tuyến thượng thận