Hội chứng ure máu cao trong suy thận là một tình trạng y khoa nghiêm trọng, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc bệnh nếu như không được điều trị đúng cách. Thông qua bài viết này, Diag sẽ cung cấp các thông tin nhằm giúp bạn hiểu về nguyên nhân, triệu chứng ,và cách phòng ngừa hội chứng này để chủ động bảo vệ sức khỏe thận tốt hơn.
Hội chứng ure máu cao trong suy thận là gì?
Hội chứng ure máu cao trong suy thận xảy ra khi nồng độ ure trong máu tăng cao do chức năng lọc của thận bị suy giảm. Điều này dẫn đến tích tụ các chất thải trong máu, gây ra các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm cho sức khỏe. Ure là một sản phẩm phụ của quá trình phân hủy protein trong cơ thể, và thường được loại bỏ qua thận. Khi thận không hoạt động bình thường, ure tích tụ trong máu gây ra tình trạng tăng ure máu.
Xem thêm: Suy thận mạn

Nguyên nhân gây hội chứng ure huyết cao suy thận
Thận bị tổn thương và suy giảm chức năng không thể phục hồi dẫn đến bệnh thận mạn là nguyên nhân chính dẫn đến nồng độ ure trong máu tăng cao. Ure không được thải loại mà tích tụ trong máu và gây ảnh hưởng đến cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận mạn tính làm tích tụ ure
- Tiểu đường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận mạn. Nồng độ glucose cao trong máu làm hỏng bộ lọc của thận, thận bị tổn thương và mất dần khả năng lọc chất thải cùng các chất lỏng dư thừa từ máu.
- Bên cạnh tiểu đường, suy thận dễ hình thành ở người có bệnh huyết áp cao. Huyết áp cao không được điều trị và kiểm soát tốt khiến mạch máu trong thận bị tổn thương, gây suy giảm chức năng thận.
- Thận có các vấn đề sức khỏe: Bệnh thận IgA, xơ cứng cầu thận cục bộ, viêm cầu thận, viêm ống thận, bệnh thận đa nang, sỏi thận, viêm thận lupus…
Các yếu tố nguy cơ
Hội chứng ure máu cao dễ xảy ra ở bệnh nhân có nguy cơ mắc suy thận mạn. Vì vậy, những người có yếu tố nguy cơ mắc suy thận mạn là các đối tượng cần được chú ý. Suy thận mạn thường gặp ở:
- Người bệnh tiểu đường.
- Người bệnh huyết áp cao.
- Bệnh nhân viêm cầu thận.
- Bệnh thận đa nang.
Xem thêm: Biến chứng suy thận mạn
Triệu chứng của hội chứng ure máu cao trong suy thận
Các triệu chứng của hội chứng ure máu cao trong suy thận có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển:
- Do sự tích tụ các chất thải trong máu dẫn đến cảm giác mệt mỏi.
- Ure cao có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn và nôn.
- Sưng phù ở chân, tay, và mặt do thận không thể loại bỏ nước dư thừa.
- Khi nồng độ ure trong máu quá cao, hơi thở có thể có mùi như amoniac.
- Ure tích tụ dưới da gây ngứa ngáy.
- Mất cân bằng điện giải trong máu, đặc biệt là tăng kali máu trong suy thận gây rối loạn nhịp tim.
Xem thêm: Triệu chứng suy thận mạn

Mối liên hệ giữa suy thận và tăng kali máu
Trong suy thận, không chỉ ure mà cả kali cũng tích tụ trong máu, gây ra tình trạng suy thận tăng kali máu. Tăng kali máu (hyperkalemia) là tình trạng nồng độ kali trong máu cao, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu cơ. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến ngưng tim.
Chẩn đoán và điều trị hội chứng suy thận tăng ure máu
Chẩn đoán
Các cách chẩn đoán hội chứng ure máu cao gồm có:
- Xét nghiệm máu: Đo nồng độ ure và creatinine để đánh giá chức năng thận.
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra sự hiện diện của protein hoặc các bất thường khác trong nước tiểu.
- Siêu âm thận: Để kiểm tra kích thước và hình dạng của thận, phát hiện các dấu hiệu của bệnh thận mãn tính.

Điều trị
- Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách giảm lượng protein, kali, và phốt pho trong chế độ ăn để giảm tải cho thận.
- Sử dụng các loại thuốc để kiểm soát huyết áp, giảm lượng kali trong máu, và điều chỉnh nồng độ ure.
- Trong trường hợp nặng, có thể cần đến phương pháp lọc máu (hemodialysis) hoặc ghép thận.
Xem thêm: Chẩn đoán bệnh thận mạn
Phòng ngừa hội chứng ure máu cao trong suy thận
Để có thể phòng ngừa tăng ure máu trong suy thận, chúng ta cần:
- Kiểm soát bệnh tiểu đường và cao huyết áp, giữ chỉ số ở mức ổn định để giảm nguy cơ tổn thương thận.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế lượng protein, kali và phốt pho trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và thực phẩm ít muối.
- Uống đủ nước nhằm giúp thận hoạt động tốt hơn và loại bỏ chất thải hiệu quả.
- Không sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn và các loại thuốc gây hại cho thận nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm tầm soát định kỳ. Đặc biệt, những người có nguy cơ cao cần kiểm tra chức năng thận định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Đợt cấp suy thận mạn

Tổng kết
Hy vọng với bài viết này, trung tâm y khoa Diag đã cung cấp các thông tin hữu ích về hội chứng ure máu cao trong suy thận, giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng này và biết cách phòng ngừa hiệu quả. Liên hệ với Diag qua 1900 1717 để nhận tư vấn, giải đáp thắc mắc, và đặt lịch xét nghiệm tầm soát sức khỏe thận theo nhu cầu một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Suy thận mạn giai đoạn 4