Thận hư là một trong những hội chứng cho thấy tình trạng suy giảm chức năng thận. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy hội chứng thận hư là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh thận hư? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết qua bài viết.

Hội chứng thận hư là gì?

Hội chứng thận hư (Nephrotic Syndrome) là bệnh thận mạn tính. Đây là một rối loạn ở thận, khi cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu (niệu) (>3.5g/ngày), đồng thời giảm nồng độ protein máu, tăng nồng độ cholesterol, và bị phù.

Hội chứng thận hư là một rối loạn ở thận khiến cơ thể quá nhiều protein qua nước tiểu
Hội chứng thận hư là một rối loạn ở thận khiến cơ thể quá nhiều protein qua nước tiểu.

Thận loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của thông qua các đơn vị lọc gọi là nephron. Mỗi nephron chứa một bộ lọc (cầu thận) có một mạng lưới các mạch máu nhỏ gọi là mao mạch. Khi máu chảy vào cầu thận, các phân tử nhỏ như nước, khoáng chất, chất dinh dưỡng thiết yếu, và chất thải đi qua thành mao mạch. Các phân tử lớn như protein và tế bào hồng cầu thì không.

Dung dịch được lọc sau đó đi vào một phần khác của nephron gọi là ống thận. Nước, chất dinh dưỡng, và khoáng chất mà cơ thể bạn cần sẽ được chuyển trở lại máu. Nước dư thừa và chất thải trở thành nước tiểu chảy vào bàng quang. Khi màng lọc này bị tổn thương, protein sẽ dễ dàng đi qua và bài tiết ra ngoài cơ thể.

Xem thêm: Thận hư nên làm gì?

Những triệu chứng hội chứng thận hư

Những biểu hiện thận hư bao gồm:

  • Phù trong hội chứng thận hư quanh mắt, mắt cá chân, và bàn chân.
  • Nước tiểu có bọt do thừa protein.
  • Tăng cân do giữ nước.
  • Mệt mỏi.
  • Ăn mất ngon.

Xem thêm: Biến chứng hội chứng thận hư

Ăn mất ngon là một trong những triệu chứng của thận hư
Ăn mất ngon là một trong những triệu chứng của thận hư.

Nguyên nhân hội chứng thận hư ở người lớn

Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, hội chứng thận hư (HCTH) được phân thành hội chứng thận hư nguyên phát và hội chứng thận hư thứ phát.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư nguyên phát

Thận hư nguyên phát xảy ra do các bệnh lý trực tiếp tại thận, không phải là hậu quả của các bệnh lý toàn thân hay yếu tố bên ngoài. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Bệnh thận màng: Tình trạng màng lọc cầu thận bị dày lên, gây rò rỉ protein ra ngoài nước tiểu.
  • Bệnh thay đổi tối thiểu: Nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù cầu thận có vẻ bình thường khi nhìn dưới kính hiển vi, nhưng chức năng lọc của thận bị suy giảm, dẫn đến protein niệu.
  • Xơ hóa cầu thận từng phần: Tình trạng sẹo ở một số cầu thận, làm giảm khả năng lọc máu và dẫn đến HCTH. Một số trường hợp xơ hóa cầu thận từng phần bẩm sinh có thể do đột biến gen trong các protein tế bào podocyte của cầu thận, như podocin hoặc nephrin.
  • Nguyên nhân khác: Các yếu tố kích thích như nhiễm trùng đường hô hấp, phản ứng dị ứng, côn trùng cắn, hoặc tiêm chủng có thể là nguyên nhân khởi phát HCTH nguyên phát.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thận hư thứ phát

  • Bệnh tiểu đường: Một nguyên nhân phổ biến gây tổn thương thận dẫn đến thận hư thứ phát.
  • Bệnh tự miễn: Các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm mạch máu kháng thể, hoặc bệnh Goodpasture gây viêm cầu thận, làm tổn thương, và dẫn đến HCTH.
  • Nhiễm trùng: Các loại virus như HIV, viêm gan B, viêm gan C, hoặc nhiễm toxoplasmosis có thể gây tổn thương cầu thận.
  • Bệnh amyloidosis (thoái hóa tinh bột): Một tình trạng mà protein amyloid tích tụ trong thận và các cơ quan khác, dẫn đến HCTH
  • Các loại thuốc:
    • NSAIDs (nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các tình trạng viêm và đau) có thể dẫn đến bệnh thay đổi tối thiểu.
    • Thuốc muối vàng (gold salts), penicillamine, hoặc bucillamine, thường được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, có thể gây ra tình trạng viêm cầu thận màng.
    • Các loại thuốc như bisphosphonates (điều trị bệnh loãng xương và các tình trạng liên quan đến tăng hoạt động của tế bào hủy xương), lithium (điều trị rối loạn lưỡng cực ), và interferon (điều trị các bệnh virus như viêm gan B, C, và một số loại ung thư) cũng được biết đến là có liên quan đến tình trạng xơ hóa cầu thận từng phần.
  • Nguyên nhân khác: Thận hư thứ phát cũng có thể xuất hiện trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba do tiền sản giật hoặc kết hợp với bệnh thận mãn tính có từ trước.

Xem thêm: Hội chứng thận hư tái phát

Hội chứng thận hư có thể đến từ nhiều nguyên nhân
Hội chứng thận hư có thể đến từ nhiều nguyên nhân theo Đông y và Tây y. 

Biến chứng của hội chứng thận hư

HCTH nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

Nhiễm trùng

Người mắc HCTH có hệ miễn dịch yếu và dễ mắc các nhiễm trùng gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc, viêm mô tế bào, và nhiễm khuẩn huyết. Sự suy giảm miễn dịch này là do nồng độ immunoglobulin huyết thanh thấp và giảm các yếu tố miễn dịch khác.

Huyết khối tắc mạch

HCTH làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông do mất các protein chống đông máu qua niệu và sự gia tăng các yếu tố đông máu. Các triệu chứng của huyết khối tắc mạch bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi, cần được điều trị ngay lập tức.

Biến chứng tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng cao ở bệnh nhân HCTH do tăng lipid máu (mức cholesterol cao), rối loạn chức năng nội mạc, và tăng đông máu. Protein niệu kéo dài và giảm albumin máu làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề tim mạch khác.

Sốc giảm thể tích

Sốc giảm thể tích có thể xảy ra khi mức albumin giảm nghiêm trọng, làm giảm thể tích máu. Các triệu chứng bao gồm nhịp tim nhanh, tứ chi lạnh, và đau bụng. Khi xuất hiện các dấu hiệu này, người bệnh cần được điều trị kịp thời, thường là sử dụng albumin hoặc truyền dịch tĩnh mạch để phục hồi thể tích máu.

Thiếu máu

Thiếu máu trong HCTH thường do mất sắt và erythropoietin qua niệu, dẫn đến thiếu sắt và sản xuất hồng cầu không đủ. Trong một số trường hợp, có thể dùng erythropoietin tái tổ hợp và bổ sung sắt để điều trị thiếu máu, nhưng việc kiểm soát protein niệu là cần thiết.

Suy thận cấp (ARF)

Suy thận cấp là một biến chứng nghiêm trọng và ít gặp trong HCTH, đặc biệt là khi lượng protein niệu rất lớn. Điều này có thể xảy ra do sốc tuần hoàn, nhiễm trùng, hoặc dược phẩm gây hại cho thận, và cần được điều trị nhanh chóng để ngăn ngừa tổn thương thận vĩnh viễn.

Phù

Phù là một triệu chứng phổ biến của HCTH. Phù xảy ra do mất protein và giảm áp lực keo huyết tương, dẫn đến giữ nước trong các mô. Trong những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện cổ trướng, tràn dịch màng phổi, thậm chí là tràn dịch màng tim.

Kiểm tra chức năng thận chỉ 137k

  • Xét nghiệm 5 chỉ số quan trọng của thận.
  • Nhanh chóng, không chờ đợi với hệ thống 40 chi nhánh Diag.
  • Lấy mẫu xét nghiệm ngoài giờ hành chính.
  • Có ngay kết quả trong vòng 24h qua Zalo.

GỌI LẠI CHO TÔI

Diag sẽ liên hệ lại trong vòng 5 phút

Chẩn đoán hội chứng thận hư

Chẩn đoán HCTH là giải pháp giúp bạn xác định chính xác tình trạng bệnh. Tuy nhiên, trước khi xét nghiệm, bạn cần đảm bảo các tiêu chuẩn nhất định.

Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư

Các tiêu chuẩn tiên lượng hội chứng thận hư gồm:

  • Tiêu chuẩn bắt buộc: 
    • Protein niệu > 3,5g/24 giờ.
    • Protein máu giảm dưới 60 g/lít, albumin máu giảm dưới 30 g/lít.
  • Tiêu chuẩn phụ: 
    • Xuất hiện tình trạng phù.
    • Tăng cholesterol máu ≥ 6,5 mmol/lít.
    • Có hạt mỡ lưỡng chiết, trụ mỡ trong nước tiểu.

Xem thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng thận hư

Chẩn đoán hội chứng thận hư thể lâm sàng

Chẩn đoán thận hư thể lâm sàng gồm:

  • Hội chứng thận hư đơn thuần: Bác sĩ đã xác định đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán. Người bệnh không có triệu chứng của các tổn thương liên quan ở thận như tiểu ra máu, suy thận, hoặc huyết áp cao.
  • Hội chứng thận hư không đơn thuần: Khác với thể đơn thuần, hội chứng thận hư không đơn thuần là tình trạng đã xác định đủ tiêu chuẩn chẩn đoán và người bệnh có biểu hiện của tăng huyết áp, tiểu máu đại thể hay vi thể, suy thận…
Cần đảm bảo các tiêu chuẩn khi chẩn đoán thận hư
Cần đảm bảo các tiêu chuẩn khi chẩn đoán thận hư.

Chẩn đoán qua mô bệnh học

Tiêu chuẩn chẩn đoán thận hư qua mô bệnh học gồm:

  • Bệnh cầu thận thay đổi tối thiểu.
  • Viêm cầu thận màng.
  • Viêm cầu thận màng tăng sinh.
  • Viêm cầu thận xơ hóa ổ cục bộ.
  • Viêm cầu thận tăng sinh gian mạch.
  • Viêm cầu thận tăng sinh ngoại mạch.

Để có thể chẩn đoán thận hư chuẩn xác, bạn có thể thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Có thể cho thấy mức độ albumin protein thấp và thường làm giảm mức độ protein trong máu nói chung. Sự gia tăng cholesterol trong máu và chất béo trung tính trong máu thường ảnh hưởng đến việc mất albumin. Nồng độ creatinine và urê nitơ trong máu cũng có thể được đo để đánh giá chức năng thận.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu có thể tiết lộ những bất thường trong nước tiểu chẳng hạn như lượng lớn protein.
  • Sinh thiết thận: Giúp xác định nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh, và đánh giá chức năng của thận ghép nếu bệnh nhân đã trải qua cấy ghép. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một cây kim qua da vào thận để lấy mẫu mô thận nhỏ và đưa đến phòng xét nghiệm.
Xét nghiệm cho kết quả chẩn đoán chuẩn xác
Xét nghiệm cho kết quả chẩn đoán hư thận chuẩn xác.

Bạn có thể đến bệnh viện, các phòng xét nghiệm uy tín để thực hiện xét nghiệm hội chứng thận hư. Trong đó, Diag là trung tâm y khoa chất lượng hàng đầu, chuyên cung cấp các gói dịch vụ xét nghiệm chức năng thận từ cơ bản đến nâng cao gồm các xét nghiệm quan trọng gồm creatinin, ure, độ lọc cầu thận, tổng phân tích nước tiểu, cặn lắng nước tiểu…

Xem thêm: Hội chứng thận hư nên ăn gì?

Biện pháp điều trị hội chứng thận hư

Điều trị thận hư bao gồm điều trị tình trạng bệnh lý có thể gây ra bệnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống để giúp kiểm soát các triệu chứng hoặc điều trị các biến chứng của bệnh thận hư.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:

  • Thuốc huyết áp: Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) làm giảm huyết áp và lượng protein thải ra trong nước tiểu. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm lisinopril (Prinivil, Qbrelis, và Zestril), benazepril (Lotensin), captopril, và enalapril (Vasotec).
  • Thuốc lợi tiểu: Loại thuốc này giúp kiểm soát tình trạng sưng tấy bằng cách tăng lượng chất lỏng của thận. Thuốc lợi tiểu thường bao gồm furosemide (Lasix), spironolactone (Aldactone, Carospir), và thiazid (Hydrochlorothiazide), hoặc metolazone (Zaroxolyn).
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Các loại thuốc để kiểm soát hệ thống miễn dịch chẳng hạn như corticosteroid, có thể làm giảm tình trạng viêm đi kèm với một số tình trạng có thể gây ra bệnh thận hư. Các loại thuốc bao gồm rituximab (Rituxan), cyclosporine, và cyclophosphamide.

Xem thêm: Hội chứng thận hư có chữa được không?

Cách phòng tránh thận hư

Không thể hoàn toàn phòng tránh HCTH nhưng bạn có thể bảo vệ sức khỏe và hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh thông qua các giải pháp:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
  • Kiểm soát tốt huyết áp.
  • Quản lý đường huyết nếu mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin, đặc biệt nếu bạn thường tiếp xúc với những người mắc viêm gan hoặc các bệnh nhiễm trùng do virus khác.
  • Luôn tuân thủ phác đồ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc khi chưa hết liệu trình, và không giữ thuốc để dùng sau.

Những câu hỏi thưởng gặp về thận hư

1. Hội chứng thận hư sống được bao lâu?

Tuổi thọ của người mắc bệnh phụ thuộc vào mức độ tổn thương thận và các biến chứng liên quan. Nếu được điều trị đúng cách, bệnh có thể được kiểm soát và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện biến chứng nghiêm trọng như suy thận, tuổi thọ trung bình có thể giảm xuống còn khoảng 5 – 10 năm.

2. So sánh hội chứng viêm cầu thận cấp và hội chứng thận hư?

Thận hư và viêm cầu thận cấp là hai hội chứng bệnh khác nhau.

HCTH (Nephrotic Syndrome) là tình trạng tổn thương cầu thận dẫn đến mất nhiều protein qua niệu dẫn đến hạ albumin máu, tăng mỡ máu và phù.

Viêm cầu thận (Acute Glomerulonephritis) là tình trạng viêm ở tiểu cầu thận (glomerulus), tổn thương cuộn mạch bên trong cầu thận, tăng sinh các tế bào gian mạch dẫn đến có hồng cầu, protein trong niệu.

Lời kết

Hội chứng thận hư là rối loạn ở thận khi cơ thể bài tiết quá nhiều protein qua nước tiểu làm giảm protein trong máu, tăng nồng độ cholesterol, và bị phù lâm sàng. Bạn có thể chẩn đoán bệnh thông qua các biểu hiện hoặc xét nghiệm. Trong đó, xét nghiệm là phương pháp cho kết quả chuẩn xác, tránh nhầm lẫn bệnh với các hội chứng khác.

 

Xem thêm: