Thận yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển ở trẻ. Bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu thận yếu ở trẻ em là gì? Diag sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này qua bài viết.

Bệnh thận yếu ở trẻ em là gì?

Bệnh thận yếu ở trẻ em là tình trạng thận không thể thực hiện tốt các chức năng chính như đào độc tố, lọc máu. Các chất độc hại không được đào thải ra sẽ được giữ lại trong cơ thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Dấu hiệu thận yếu

Bệnh thận yếu ở trẻ là tình trạng thận bị suy yếu và không thể thực hiện tốt các chức năng của mình
Bệnh thận yếu ở trẻ là tình trạng thận bị suy yếu và không thể thực hiện tốt các chức năng của mình.

Nguyên nhân của bệnh thận yếu ở trẻ em

Bệnh thận yếu ở trẻ có thể được hình thành do di truyền, thể trạng, và tác động của các bệnh lý khác:

  • Di truyền: Bệnh thận yếu ở trẻ có thể được hình thành do di truyền từ mẹ trong quá trình mang thai. Nếu khi mang thai, người mẹ bị suy thận cấp, các tế bào gây bệnh có thể tấn công thai nhi dẫn đến bệnh thận ở bé. Ngoài ra, các dị tật như thận đôi, thận đa nang cũng có thể dẫn đến các bệnh về thận ở trẻ.
  • Thể tích tuần hoàn giảm: Hệ miễn dịch ở trẻ kém, trẻ dễ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiểu, tiêu chảy cấp… khiến trẻ bị mất nước. Tình trạng mất nước kéo dài khiến thể tích tuần hoàn ở trẻ đột ngột suy giảm dẫn đến thận yếu.
  • Nhiễm trùng: Khi vi trùng tấn công cơ thể, gan và thận đảm nhận trách nhiệm đào thải độc tố sẽ phải hoạt động nhiều hơn và bị tác động nặng nề dẫn đến suy yếu.
  • Bệnh lý về huyết áp, tim mạch: Việc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp ở trẻ có thể dẫn đến tình trạng thận yếu. Các tác dụng phụ của thuốc làm ảnh hưởng đến quá trình bài tiết ở thận, làm suy giảm chức năng thận.

Xem thêm: Dấu hiệu thận yếu ở nam

Thuốc điều trị bệnh huyết áp, bệnh tim mạch có thể là nguyên nhân bệnh thận yếu ở trẻ
Thuốc điều trị bệnh huyết áp, bệnh tim mạch có thể là nguyên nhân bệnh thận yếu ở trẻ.

Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em có thể được quan sát thông qua biến đổi trên cơ thể hoặc tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau đây là những biểu hiện phổ biến:

  • Xuất hiện phù: Nếu sau khi ngủ dậy bạn quan sát thấy trẻ có dấu hiệu sưng phù ở các bộ phận như tay, chân, lưng, bụng… thì đây có thể là dấu hiệu của thận yếu. Tình trạng phù có thể do nồng độ ure trong máu tăng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Rối loạn tiểu tiện: Bệnh thận yếu ở trẻ em có thể được biểu hiện thông qua sự rối loạn tiểu tiện. Trẻ bị bệnh thận yếu có biểu hiện tiểu ít, tiểu khó, tiểu rắt, đi tiểu nhiều vào ban đêm… Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bí tiểu ở trẻ.
  • Chán ăn: Trẻ có biểu hiện chán ăn có thể là dấu hiệu thận yếu ở trẻ em. Khi thận yếu, trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, không muốn ăn, hoặc có cảm giác buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn. Nhiều phụ huynh thường bỏ qua dấu hiệu này mà cho rằng bé cố tình bỏ bữa. Điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến bệnh trầm trọng do không được điều trị kịp thời.
  • Thiếu máu: Trẻ bị thiếu máu có thể là triệu chứng của thận yếu. Thận không chỉ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lọc máu, đào thải độc tố mà còn góp phần quan trọng tổng hợp hormone erythropoietin, hormone quan trọng để hình thành tế bào hồng cầu. Nếu chức năng thận suy giảm, lượng erythropoietin không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bé.
  • Khó thở: Bệnh thận yếu ở trẻ có thể được biểu hiện qua việc khó thở. Thận suy yếu, chất lỏng dư thừa đọng lại ở phổi, và lượng oxy không được cung cấp đủ do thiếu tế bào hồng cầu vận chuyển dẫn đến hơi thở khó khăn.
  • Da khô, ngứa: Tình trạng khô và ngứa da không quá phổ biến nhưng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh thận yếu ở trẻ. Khi thận không thực hiện tốt chức năng đào thải độc tố, các chất cặn lắng có thể đọng lại ở da dẫn đến ngứa, khô, nếu nặng hơn có thể có mùi hôi.

Xem thêm: Tiểu nhiều có phải thận yếu?

Chán ăn là một trong những dấu hiệu thận yếu ở trẻ em
Chán ăn là một trong những dấu hiệu thận yếu ở trẻ em.

Các bậc phụ huynh có thể nhận biết bệnh thận yếu ở trẻ em thông qua các dấu hiệu trên. Tuy nhiên, để biết chính xác sức khỏe của thận, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y khoa để thực hiện các xét nghiệm chức năng thận. Thông qua các chỉ số, bác sĩ sẽ phân tích để chẩn đoán trẻ có bệnh thận yếu hay không và có phác đồ điều trị phù hợp.

Diag là một trong những đơn vị xét nghiệm chức năng thận hàng đầu hiện nay. Với thiết bị hiện đại, quy trình xét nghiệm nhanh chóng, chuẩn xác, cùng với chi phí ưu đãi sẽ khiến bạn hài lòng khi lựa chọn dịch vụ tại đây.

Bệnh thận yếu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh thận yếu ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Chân tay sưng phù.
  • Suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
  • Bệnh thiếu máu.
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ bị tấn công bởi vi rút hoặc vi khuẩn gây bệnh.
  • Bệnh suy thận.
  • Các bệnh lý về tim mạch…

Xem thêm: Thận yếu đau lưng mỏi gối

Bệnh có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch
Bệnh thận yếu ở trẻ có thể dẫn đến các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm. 

Bệnh thận yếu ở trẻ có thể được chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị ở giai đoạn khởi phát bệnh. Trong giai đoạn này, nếu tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp lối sống lành mạnh, và chế độ dinh dưỡng phù hợp, bệnh có thể được kiểm soát.

Giải pháp phòng bệnh thận yếu ở trẻ em

Bệnh thận yếu có thể được phòng tránh hiệu quả nếu có những biện pháp phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con và xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh:

  • Bệnh thận yếu ở trẻ có thể được hình thành do ảnh hưởng từ bệnh lý của  mẹ. Trong thai kỳ, thai phụ cần đi thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu người mẹ mắc các bệnh về thận sẽ kịp thời phát hiện và có liệu pháp điều trị và phòng tránh lây truyền từ mẹ sang con.
  • Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn mặn, chứa nhiều muối để tránh mất cân bằng điện giải, giảm áp lực hoạt động cho thận.
  • Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất.
  • Tránh các thực phẩm chiên, rán, khó tiêu hóa.
  • Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước. Nước đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của cơ thể, bao gồm thận. Uống đủ nước sẽ hỗ trợ quá trình lọc và đảo thải natri, ure, và các chất độc hại.
  • Phụ huynh không được cho trẻ uống thuốc bừa bãi. Việc uống thuốc không theo sự hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc thăm khám sức khỏe sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm ở trẻ và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: Dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ

Phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh
Phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.

Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kỳ tư vấn y khoa nào. Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Lời kết

Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em có thể quan sát qua những thay đổi bất thường như đột nhiên xuất hiện phù, trẻ đi tiểu nhiều lần, biếng ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thiếu máu… Nếu thấy bé có các triệu chứng này, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y khoa để thực hiện các xét nghiệm chức năng thận để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh thận yếu nếu có.

 

Xem thêm: Gan nóng thận yếu